Một số kết quả hoạt động của ngân hàng từ năm 2010-2012

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC, HOẠT ĐỘNGKIEM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 52 - 130)

Trải qua 20 năm hình thành và phát triển SHB đã có được những bước tiến quan trọng đánh dấu sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Đối tượng khách hàng của SHB đa dạng gồm nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau. SHB hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: huy động vốn, tín dụng, hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế, các hoạt động dịch vụ như thẻ, ngân quỹ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vàng.các hoạt động ngày càng phong phú đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Bảng 2.1. Bảng tổng kết vốn điều lệ, lợi nhuận trước thuế của SHB giai đoạn 2010 - 2012.

ST T

Chỉ tiêu Tổng hợp số liệu các năm So sánh (%)

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011

I Tổng tài sản nợ 51.032.86 1 70.989.542 116.537.61 4 39,11% 64,16% 1 Vốn huy động 31.379.00 0 39.156.003 88.803.760 24,78% 126,79% - Tiền gửi 25.633.64 4 34.785.614 77.598.520 35,70 % 123,08% + Tổ chức kinh tế 11.161.63 4 14.414.669 22.881.46 0 29,14% 58,74% + Cá nhân 14.225.4 81 20.289.700 53.114.22 5 42,63% 161,78% + Các thành phần khác 246.529 81.245 1.602.835 -67,04% 1872,84% - Phát hành giấy tờ có giá 5.745.3 56 4.370.389 11.205.240 -23,93% 156,39% 2 Vốn và các quỹ 4.183.2 14 5.830.868 9.506.050 39,39% 63,03% 3 Tài sản nợ khác 15.470.64 7 26.002.671 18.227.804 68,08% -29,90%

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tăng trưởng từ năm 2010 đến năm 2012

(Lợi nhuận trước thuế 2012 chưa bao gồm lỗ lũy kế HBB chuyển sang khi sáp nhập là 1.660,8 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại của ngân hàng năm 2012 là 26,07 tỷ)

Vốn điều lệ của ngân hàng SHB trong những năm qua liên tục được nâng lên, góp phần mở rộng quy mô của ngân hàng, tạo được niềm tin cho cổ đông và khách hàng vào năng lực tài chính của ngân hàng. Năm 2010, ngân hàng nâng vốn điều lệ lên 3.497,5 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu vốn pháp định của NHNN đồng thời phát hành 1500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi làm cơ sở để nâng vốn điều lệ năm 2011 lên 4.815,8 tỷ đồng. Và đến cuối năm 2012, sau khi Ngân hàng TMCP Nhà Hà nội sáp nhập vào ngân hàng SHB thì vốn điều lệ của SHB đã lên tới 8.865,8 tỷ đồng.

Cùng với sự tăng trưởng của vốn điều lệ, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng SHB cũng tăng lên theo từng năm điều đó chứng tỏ tốc độ tăng vốn điều lệ tương ứng với hiệu quả kinh doanh của SHB. Chỉ tiêu lợi nhuận qua các năm tăng với tốc độ cao, năm 2011 tăng 54% so với năm 2010, năm 2012 tăng 68,56% so với năm 2011. Đây là một mức tăng trưởng đáng ngưỡng mộ trong hệ thống ngân hàng khi mà tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn trong giai đoạn khủng hoảng. SHB đang chứng tỏ vị thế, năng lực hoạt động của mình tiến tới phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng.

2.1.2.1. Tình hình và kết quả huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên thị trường. Cũng như các ngân hàng khác, SHB rất chú trọng quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm huy động để cho vay và đa dạng hóa nguồn vốn huy động từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế xã hội.

Bảng 2.2. Bảng tổng kết tài sản nợ của SHB năm 2010 — 2012

đến năm 2012).

Bảng 2.2 cho thấy, ngân hàng SHB đã chú trọng đến công tác huy động vốn do đó nguồn vốn huy động có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

tương đối cao, đặc biệt trong năm 2012.

Trong các nguồn vốn huy động, chủ yếu là huy động từ nguồn tiền gửi của khách hàng (tổ chức kinh tế, cá nhân) trong đó chủ yếu là từ tiền gửi của các cá nhân, với cơ cấu huy động này sẽ hạn chế được rủi ro thanh khoản vì các khách hàng cá nhân ít tất toán trước hạn hơn khách hàng là các tổ chức. Cơ cấu này cũng thể hiện được thành công trong công tác huy động của SHB bởi nguồn vốn này khá nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động. Trong năm 2012, với chính sách thắt chặt tiền tệ, ngân hàng nhà nước thực thi việc chặn trần lãi suất huy động với mức lãi suất trần liên tiếp giảm (trần lãi suất huy động ngắn hạn giảm từ 12%/năm xuống còn 8%/năm trong vòng một năm) dẫn đến việc lãi suất ngân hàng không còn hấp dẫn đối với các chủ thể trong nền kinh tế. Kéo theo đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa các ngân hàng thương mại nhưng tỷ trọng tiền gửi của khách hàng cá nhân vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng huy động điều đó càng thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tuy nhiên, SHB cần xem xét để mở rộng thêm thị trường của khách hàng doanh nghiệp do chi phí huy động vốn đối với khách hàng doanh nghiệp thường thấp hơn chi phí huy động vốn của khách hàng cá nhân.

Như vậy, về cơ bản trong những năm qua ngân hàng SHB đã đạt được nhiều thành tựu nhất định trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, đặt trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng bộc lộ nhiều điểm bất cập, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển tín dụng thể hiện ở khoản tài sản nợ khác của ngân hàng cao đột biến trong năm 2011.

2.1.2.2. Tình hình cho vay và thu nợ

Hoạt động của các ngân hàng không thể không nói đến hoạt động tín dụng, cùng với huy động vốn, hoạt động tín dụng là một trong hai khâu quan trọng nhất của hoạt động ngân hàng. Tín dụng hiệu quả, phát triển cao thì mới đem lại lợi nhuận để chi trả cho hoạt động huy động vốn. Xuất phát từ lý luận đó, SHB rất chú trọng trong hoạt động tín dụng, điều đó thể hiện qua số liệu.

Bảng 2.3. Hoạt động cho vay và thu nợ của Ngân hàng SHB giai đoạn 2010-2012.

0 4 % % Doanh số thu nợ 10.893 18.55 7 23.23 4 70,36 % 25,20 %

Bảng 2.3 cho thấy, hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao, đánh dấu nỗ lực của ngân hàng trong việc hoàn thiện và nâng cao từng bước trong quy trình tín dụng, chính sách chăm sóc Khách hàng, phát triển sản phẩm. Đối tượng khách hàng mở rộng, bên cạnh các sản phẩm truyền thống như cho vay mua nhà đất, cho vay mua xe ô tô, cho vay mua nhà chung cư đất dự án.. .đối với khách hàng cá nhân, cho vay theo Hạn mức tín dụng, cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu,.. .đối với khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm mới có tính chuyên biệt, đáp ứng được nhu cầu của Khách hàng như: Cho vay vốn lưu động trả góp, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay mua nhà chung cư, đất dự án, hay cho vay trước khi giao hàng. .Tuy nhiên, có thể thấy tốc độ tăng trưởng có xu hướng chậm lại, đặc biệt trong năm 2012. Điều này một mặt xuất phát từ chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng nhà nước, mặt khác xuất phát từ sự trì trệ của nền kinh tế và các vấn đề phát sinh từ bản thân ngân hàng như: chất lượng nhân sự, khả năng huy động vốn, chính sách quản trị rủi ro,.

2.1.2.3. Các hoạt động khác

T 2010 1

1 Thu nhập 4.087.592 8.242.740 11.182.177 101,65% 35,66%

Thu lãi và các khoản thu tương tự 3.736.848 7.781.058 9.951.489 108,23% 27,89 %

tăng các sản phẩm dịch vụ tuy chưa đạt được hiệu quả cao nhưng để đạt được mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, trong thời gian tới SHB sẽ tiếp tục từng bước ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại cùng sự phát triển của các loại hình dịch vụ đa dạng, phong phú đáp ứng được đòi hỏi cùa nền kinh tế thị trường linh hoạt và năng động.

Về dịch vụ thanh toán trong nước: Nhờ việc ứng dụng công nghệ mới về thông tin, chất lượng thanh toán tăng lên, thời gian thanh toán được rút ngắn, việc kiểm tra, giám sát được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện bảo đảm an toàn, chính xác. SHB cũng triển khai thành công nhiều dịch vụ thanh toán linh hoạt qua điện thoại và internet với cơ chế bảo mật cao như các dịch vụ ibanking, internetbanking..., tạo thuận lợi cho Khách hàng trong quá trình giao dịch. Số lượng Khách hàng đến mở tài khoản tiền gửi thanh toán và thực hiện giao dịch tại ngân hàng không ngừng gia tăng qua các năm tăng các khoản thu phí dịch vụ cho Ngân hàng

Về hoạt động thanh toán quốc tế: Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu luôn đạt mức tăng trưởng khá. Doanh số thanh toán quốc tế có sự tăng trưởng qua các năm, nhiều LC có giá trị cao được mở tại ngân hàng. Hệ thống đại lý của ngân hàng SHB ngày càng được mở rộng. Cuối năm 2012, SHB đã thiết lập được mạng lưới Ngân hàng Đại lý trên khắp thế giới với tổng số 380 đại lý tại các châu lục: Châu Âu, Á, Mỹ, Úc, Phi. Bộ phận Thanh toán quốc tế của ngân hàng liên tục đạt được các giải thưởng cao quý do các tổ chức quốc tế trao tặng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

về hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả khích lệ. Cùng với việc đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng đặc biệt là đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng truyền thống, hoạt động kinh doanh ngoại tệ còn mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng.

2.1.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua khá hiệu quả, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm.

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm 2010 - 2012 (ĐV: tỷ đồng; %)

Thu từ góp vốn, mua cổ phần 7.090 9.229 10.910 30,17% 18,21 %

Thu từ hoạt động khác 52.029 77.038 721.154 48,07% 836,10%

2 Chi phí 3.281.016 7.140.242 9.921.714 117,62% 38,95%

Chi lãivà các khoản chi tương tự 2.520.683 5.883.524 8.075.961 133,41% 37,26 %

Chi dịch vụ 20.181 37.900 41.731 87,80% 10,11% Chi từ HĐKD ngoại hối 40.628 56.035 55.437 37,92% -1,07% Chi mua bán chứng khoán 4.995 35.341 37.472 607,53% 6,03% Chi hoạt động khác 14.945 1.606 32.120 -89,25% 1900,00% Chi phí hoạt động 679.584 1.125.836 1.678.993 65,67% 49,13

%

3 Lợi nhuận thuần trước HĐKD 806.576 1.102.498 1.260.463 36,69% 14,33%

Chỉ tiêu Năm 2010 Tỷ trọng Năm 2011 Tỷ trọng Năm 2012 Tỷ trọng Lãi/lỗ thuần từ HĐ tín dụng 1.216.16 5 81,83 % 1.897.53 4 127,68 % 1.875.52 8 126,20% Lãi/lỗ thuần từ dịch vụ 106.464 7,16% 218.448 14,70% 152.09 7 10,23% Lãi/lỗ thuần KD ngoại hối 53.138 3,58% 54.762 3,68% 47.963 3,23% Lãi/lỗ thuần mua bán chứng khoán 66.219 4,46% - 27.071 -1,82% 163.92

4

11,03% Lãi/lỗ thuần từ góp vốn, mua cổ

phần

7.090 0,48% 9.229 0,62% 10.910 0,73% Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác 37.084 2,50% 75.432 5,08% 689.03

4

46,36%

Tổng

---/ 1.486.160 100% 2.228.334 100% 2.939.456 100%

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB năm 2010- 2012)

81,83% năm 2010, 127,68% năm 2011 và 126,2% năm 2012). Tiếp đến là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác.

Tốc độ tăng trưởng của năm 2011 so với năm 2010 lớn, đến năm 2012 cùng với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng của SHB giảm xuống nhất là nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. Tốc độ gia tăng chi phí ở mức cao hơn so với tốc độ tăng thu nhập làm tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm qua các năm (từ 20% năm 2010, giảm xuống 13% năm 2011 và chỉ đạt 11% năm 2012).

Với những kết quả hoạt động trên, có thể khẳng định ngân hàng đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, đạt được tốc độ tăng trưởng tốt, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nền kinh tế đang khó khăn, SHB lại vừa trải qua sáp nhập, tỷ lệ nợ xấu cao, nợ khó đòi lớn, để phát triển trong giai đoạn mới buộc ngân hàng phải giải quyết bài toán đối với các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, đồng thời nâng cao chất lượng các dịch vụ của ngân hàng.

2.1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động SHB đã

xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ với bốn yếu tố chính: môi

trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và yếu tố giám sát.

2.1.3.1. Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát của SHB thể hiện qua các nội dung cơ bản sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một là, quan điểm điều hành của ban lãnh đạo SHB. Quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội kinh doanh, bảo toàn vốn cho cổ đông là một trong các vấn đề được SHB đặc biệt quan tâm. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng được chia thành các loại chính: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động. Để quản lý các loại rủi ro nói trên bộ phận Quản lý rủi ro được thanh lập tại Hội sở với tên gọi là Ủy Ban Quản lý rủi ro, trong ủy ban được phân chia thành các 04 Ban: Ban

quản lý rủi ro tín dụng, Ban quản lý rủi ro thanh khoản, Ban Quản lý rủi ro thị trường,

Ban Quản lý rủi ro hoạt động được bố trí từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn hệ thống. HĐQT, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ban Kiểm toán nội bộ, Hội

đồng tín dụng... là những bộ phận quản lý rủi ro tín dụng tại Trụ sở chính. Hội đồng ALCO quản lý các loại rủi ro khác. Ủy ban Quản lý rủi ro ở Hội sở có chức năng tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động hàng ngày của SHB để hỗ trợ ban điều hành và Hội đồng ALCO trong việc quản lý rủi ro. Ban kiểm toán nội bộ có chức năng giám sát sự tuân thủ các quy định pháp luật cùng góp phần nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tại SHB.

Với hệ thống tổ chức và quản lý rủi ro đã được xây dựng và hoàn chỉnh, với các

chính sách quản lý rủi ro ngày càng hoàn thiện, việc bảo toàn vốn của cổ đông trong nhiều năm qua đã được đảm bảo, đồng thời tỷ suất lợi nhuận luôn tăng trưởng và duy

trì ổn định ở mức cao.

Hai là, cơ cấu tổ chức tổ chức của SHB được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh, các đơn vị hỗ trợ được tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt toàn hệ thống; sản phẩm được xây dựng theo định hướng

khách hàng và được thiết kế phù hợp theo từng phân đoạn khách hàng; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro.

Ba là, chính sách nhân sự đào tạo và phát triển nhân viên là một trong các công

tác ưu tiên của SHB. Chính sách đào tạo của SHB có mục tiêu xây dựng và phát triển

đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc và nhiệt tình phục vụ khách hàng. Nhân viên trong hệ thống SHB có cơ hội tham dự các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ theo nhu cầu công việc bên trong và bên ngoài ngân hàng, được tài trợ chi phí.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TO CHỨC, HOẠT ĐỘNGKIEM TOÁN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠICỔ PHẦN SÀI GÒN - HÀ NỘI (Trang 52 - 130)