7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Khái niệm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân
Phát triển là một phạm trù của triết học, là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của một sự vật. Quá trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đua tới sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về luợng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đuờng xoắn ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại duờng nhu sự vật ban đầu nhung ở mức (cấp độ) cao hơn.
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là sự gia tăng quy mô cho vay khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thuơng mại, đồng thời tăng chất luợng cho vay khách hàng cá nhân.
Ở đây, phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân bao gồm vấn đề:
+ Về số luợng: Gia tăng quy mô cho vay khách hàng cá nhân thể hiện ở du nợ vay khách hàng cá nhân tăng cả về số luợng khoản vay, du nợ khoản vay, tốc độ tăng truởng du nợ cho vay khách hàng cá nhân,....
+ về chất lượng: Giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân, gia tăng thu nhập, lợi nhuận từ cho vay khách hàng cá nhân, sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng...
Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là việc tăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động cho vay của đối tượng khách hàng cá nhân cả về doanh số và chất lượng cho vay. Theo đó, việc phát triển cho vay khách hàng cá nhân không chỉ nhằm mục đích tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân mà còn nhằm nâng cao uy tín, hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí khách hàng cá nhân.
Chất lượng hoạt động cho vay KHCN có thể hiểu ngắn gọn là những đặc tính của một quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn có thời hạn và chi phí nhất định, trong đó phải thỏa mãn những đòi hỏi của cả bên chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (ngân hàng) và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng vốn (khách hàng) từ đó thể hiện được hiệu quả của quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn. Như vậy chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được xem xét ở cả hai khía cạnh theo các tiêu chí của mỗi bên:
- Xét từ giác độ ngân hàng: Chất lượng hoạt động cho vay KHCN thể hiện ở giới hạn cho vay phải phù hợp với khả năng của bản thân ngân hàng và phải đảm bảo được sự cạnh tranh trên thị trường, tuân thủ nguyên tắc hoàn trả nợ gốc và lãi vay đầy đủ, đúng hạn. Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn phải thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận cao, tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý, đồng vốn bỏ ra được sử dụng hiệu quả và khả năng thu hồi nợ cao.
- Xét từ góc độ khách hàng: Chất lượng hoạt động cho vay gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, vì vậy nếu một sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ bị coi là kém chất lượng. Chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân chính là chất lượng của khoản cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại. Các khoản cho vay có chất lượng khi vốn vay được khách hàng sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích, đồng thời thể hiện được sự thỏa mãn, mức độ hài lòng của khách
hàng đối với khoản vay của ngân hàng như lãi suất hợp lý, đáp ứng nhu cầu dụng vốn kịp thời, thủ tục đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng những quy định của ngân hàng cho vay, s ự hài lòng về thái độ phục vụ, sự tư vấn, trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng... Ngoài ra, khách hàng phải có năng lực tài chính lành mạnh, có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho ngân hàng.
Ngân hàng là một trung gian tài chính, là một kênh dẫn vốn quan trọng cho toàn bộ nền kinh tế. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và cũng là phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Trong các hoạt động của ngân hàng có hoạt động cho vay, tuy nhiên trước đây các ngân hàng thường chỉ chú trọng vào cho vay khách hàng doanh nghiệp mà chưa quan tâm đến cho vay khách hàng cá nhân.
Thực tế cho thấy, xã hội ngày càng phát triển, không chỉ có các công ty, các doanh nghiệp cần vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mà các cá nhân cũng có nhu cầu vay vốn không chỉ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà nhu cầu mục đích vay là rất đa dạng, phòng phú. Cuộc sống hiện đại, mức sống được cải thiện, theo đó, nhu cầu của con người cũng ngày càng nâng cao, điều đó buộc ngân hàng phải thay đổi, bắt kịp với nhu cầu, tâm lý của khách hàng. Để đáp ứng các nhu cầu này thì các ngân hàng đã mở rộng cung cấp vốn cho KHCN có nhu cầu, giúp xã hội giải quyết được tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời, làm cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó ngân hàng cũng có thêm một khoản thu nhập từ lãi, giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Cho vay KHCN không chỉ mang lại thu nhập cho ngân hàng mà còn giúp ngân hàng phân tán rủi ro.
Đồng thời, chất lượng cho vay có sự quyết định rất lớn đến sự tồn tại, phát triển hay phá sản của mỗi ngân hàng. Tất cả các quy trình tín dụng, thủ tục hồ sơ vay vốn, giám sát và giải quyết các vấn đề có liên quan tới khoản vay đều phải thực hiện một cách có hiệu quả nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng, cải thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng các khoản cho vay. Đặc điểm của khách hàng cá nhân thường là vay các khoản vay có giá trị nhỏ những số lượng các khoản vay
lại lớn nên doanh số cho vay có thể chiếm tỷ trọng khá lớn trên tổng doanh số cho vay nếu có chính sách thu hút khách hàng cá nhân hợp lý. Bên cạnh đó lãi suất cho vay khách hàng cá nhân thuờng cao hơn lãi suất cho vay khách hàng doanh nghiệp nên nếu ngân hàng thực hiện tốt công tác cho vay và quản lý cho vay một cách có hiệu quả thì sẽ tạo ra nguồn thu đáng kể từ lãi cho ngân hàng. Chất luợng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tốt sẽ mang đến nhiều cơ hội thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Việc này sẽ nâng cao hình ảnh và uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, từ đó tạo động lực thúc đẩy giúp ngân hàng ngày càng quan tâm và sẵn sàng đua ra nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích phục vụ tốt hơn nữa khách hàng của mình.
Ngoài ra, việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong thời kỳ hiện nay rất khốc liệt, khi chất luợng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tốt sẽ thu hút thêm đuợc các khách hàng mới, duy trì đuợc khách hàng truyền thống, từ đó ngân hàng có thể đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tuợng khách hàng khác nhau. Việc nâng cao chất luợng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân cũng giúp ngân hàng duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả tạo ra thế mạnh cạnh tranh trên thị truờng hiện nay.
Từ những lý do trên đòi hỏi việc phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là vô cùng cấp thiết, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời kỳ mới.
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân của NHTM
1.3.2.1. Các chỉ tiêu về quy mô, cơ cấu tín dụng
(1) Chỉ tiêu dư nợ cho vay KHCN
- Chỉ tiêu phản ánh quy mô tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN
Mức tăng du nợ cho vay = Du nợ cho vay - Du nợ cho vay
KHCN năm (t) so với năm (t-1) KHCN năm (t) KHCN năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết du nợ cho vay KHCN năm (t) tăng bao nhiêu đơn vị so với năm (t-1). Khi chỉ tiêu này tăng lên nghĩa là số tiền mà ngân hàng cho vay đối với KHCN tăng lên.
Việc đo lường, đánh giá dư nợ cho vay KHCN thông qua tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN. Tăng trưởng dư nợ cho vay đối với KHCN là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng, quy mô tăng trưởng về tín dụng. Mức tăng trưởng dư nợ càng cao chứng tỏ ngân hàng cho vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhiều hơn và ngược lại, nếu mức tăng trưởng dư nợ cho vay của ngân hàng thấp hoặc âm, điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng có dấu hiệu suy giảm hoặc chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng đang có vấn đề.
- Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trường dư nợ cho vay KHCN
Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ M c tă n g d n ch O vay KH C Nứ ư ợ
n∕- -
τ ∖ ∕+∖ năm (t) S O v i năm (t — 1)ớ
cho vay KHCN năm (t) = - ---—--- —ʌ— j ỵ 1 0 0 %
D n ch O vay K H C N nă m (t — 1 )ư ợ
so với năm (t-1)
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm của cho vay KHCN để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngân hàng đang mở rộng được mạng lưới kinh doanh và ngược lại nếu chỉ tiêu này thấp chứng tỏ ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng và mở rộng mạng lưới kinh doanh, việc thực hiện mục tiêu của tín dụng của ngân hàng đang chưa hiệu quả.
- Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ
Tỷ trọng dư nợ = D n c h O vay K H C Nư ợ „ “ TAZ z/ɪ ɪ" x 100ủ/o
cho vay KHCN
Cơ cấu dư nợ cho vay KHCN thể hiện cơ cấu tín dụng trong hoạt động cho vay của một ngân hàng đang tập trung vào mảng gì. Nếu tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN cao chứng tỏ ngân hàng đang đẩy mạnh vào cho vay đối với đối tượng KHCN và ngược lại, nếu tỷ trọng này thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang có xu hướng tập trung vào các đối tượng khách hàng khác không phải là KHCN.
- Chỉ tiêu phản ánh số lượng khách hàng vay vốn và thị phần cho vay KHCN.
Chỉ tiêu về số lượng khách hàng là một chỉ tiêu chung và quan trọng để đánh giá bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Trong nền kinh tế thị trường thì “khách hàng là thượng đế”, vì chính khách hàng là người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, là người mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, hay nói cách khác khách hàng chính là người “trả lương” cho người lao động. Đối với lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, vì số lượng khách hàng đến với ngân hàng càng nhiều thì ngân hàng đó càng hoạt động thành công, hiệu quả, chứng tỏ sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đó đã đáp ứng được nhu cầu của đông đảo khách hàng.
Số lượng khách hàng được xác định là tổng số khách hàng thực hiện vay vốn tại ngân hàng trong một giai đoạn nhất định. Số lượng khách hàng giao dịch vay vốn phản ánh thực trạng mở rộng hoạt động cho vay cá nhân tại một ngân hàng và được xác định như sau:
Mức tăng/giảm số lượng = Số lượng khách - Số lượng khách KHCN năm (t) so với hàng năm (t) hàng năm (t-1) năm (t-1)
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng KHCN năm (t) tăng hay giảm so với số năm (t-1) bao nhiêu đơn vị. Thông qua chỉ tiêu này cho phép ngân hàng đánh giá được việc mở rộng quy mô và đối tượng KHCN qua từng năm.
Thị phần cho vay khách hàng cá nhân của một ngân hàng phản ánh rằng mức độ chiếm lĩnh thị trường cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng đó trong tổng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng khác tại một thời điểm, hay nói cách khác, trong 100 đồng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng cho khách hàng cá nhân vay trong nền kinh tế thì ngân hàng bạn chiếm bao nhiêu đồng dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
- Chỉ tiêu tỷ lệ Nợ quá hạn
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đã nêu: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” [9]
Tổng nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = ____________________ ×100% Tổng dư nợ
- Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu
Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đã nêu: “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5”[9]:
Tổng dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = ' ×100% Tổng dư nợ
Đây là một tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. Cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ này càng thấp thì chất lượng tín dụng của ngân hàng càng cao và ngược lại. Theo quy định của ngân hàng nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu < 2% là chấp nhận được
- Thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN
Hiệu quả của hoạt động cho vay KHCN được phản ánh thông qua thu nhập từ cho vay KHCN hoặc tỷ trọng thu nhập cho vay KHCN trên tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng.
Giá trị tăng trưởng thu lãi = Thu lãi cho vay - Thu lãi cho vay KHCN cho vay KHCN tuyệt đối KHCN năm (t) năm (t-1)
Chỉ tiêu này cho biết số thu lãi từ cho vay KHCN năm (t) tăng bao nhiêu đơn vị so với năm (t-1)
Tốc độ tăng truởng thu lãi = T h U 1 ã i ch O vay K H C N n ă m (t) IQQO/ cho vay KHCN Th U 1 ãi ch O va
y KH C N năm (t
- 1
)
Thu lãi cho vay KHCN
TAnn ⅛11 ɪ C Unn x 100%
Tong thu nhập hoạt động ngân hàng
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng truởng thu lãi cho vay KHCN năm (t) so với năm (t-1) bao nhiêu phần trăm.
Tỷ trọng thu lãi từ cho vay = KHCN trong tổng thu
nhập
Tỷ trọng thu lãi từ cho vay KHCN phản ánh mức độ đóng góp thu nhập từ hoạt động cho vay KHCN trong tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh quy mô và xu huớng mở rộng cho vay KHCN là có hiệu quả và tín hiệu tốt để tiếp tục phát triển hoạt động cho vay KHCN.
Chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): là sự chệnh lệch phần trăm giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự huởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tu tín dụng là bao nhiêu
NIM =
τλi ɪ ɪ ɪɑm ɪu x 100%
Taisansinhlai bình quân
Tỷ lệ NIM cao là một dấu hiệu quan trọng cho thấy ngân hàng đang thành công trong việc quản lý tài sản và nợ. Nguợc lại, NIM thấp sẽ cho thấy ngân hàng gặp khó khăn trong việc tạo lợi nhuận.
1.3.2.3 Các chỉ tiêu về dịch vụ tín dụng
- Mức độ đa dạng hóa trong sản phẩm cho vay KHCN
Mức độ đa dạng hóa trong sản phẩm cho vay KHCN thể hiện ở danh mục