7. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Tăng cường hoạt động phòng ngừa, công tác kiểm tra và giám sát việc
sử dụng vốn vay
Công tác kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ sẽ giúp ngân hàng tránh được những sai sót trong quá trình cung cấp vốn cũng như sử dụng vốn vay của khách hàng. Khi phát hiện các khoản vay có dấu hiệu rủi ro, Chi nhánh cần: Ngoài việc định kỳ kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, chi nhánh có thể kiểm tra tình hình sản xuất hoạt động kinh doanh của khách hàng đột ngột. Rà soát và xem xét lại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng, xác định lại giá trị của tài sản, tính thanh khoản của tài sản. Rà soát lại hồ sơ pháp lý của khoản vay, yêu cầu bổ sung khi cần thiết. Thực hiện việc khai báo thông tin, tình trạng khách hàng trên hệ thống thông tin chung của Ngân hàng nhà nước nhằm hạn chế khách hàng vay vốn tại các TCTD khác. Trong trường hợp khách hàng vay vốn tại nhiều TCTD cần phối hợp với các TCTD khác đưa ra chính sách quản lý khách hàng một cách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn vốn vay cho ngân hàng.
Khi khoản vay của khách hàng bị xuống hạng, Ngân hàng yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm nợ vay hoặc có kế hoạch rút giảm dư nợ phù hợp đảm bảo thu hồi nợ vay đầy đủ kịp thời, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng trong việc trả nợ hoặc tìm kiếm ngân hàng khác để vay vốn. Nếu do lý do khách quan của ngân hàng khi xác định chưa đúng kỳ hạn trả nợ của khách hàng thì cần cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ cho phù hợp.
Khi khoản vay của khách hàng quá hạn, cần có những biện pháp cụ thể như: Ngân hàng rà soát tài sản bảo đảm của khách hàng, tình trạng tài sản của khách hàng, hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay của khách hàng để phát mại tài sản bảo đảm cho khoản nợ. Nếu khách hàng có thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ phối hợp với khách hàng thực hiện việc giải chấp và bán tài sản. Nếu khách hàng không có thiện chí, khởi kiện ra tòa và xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.