Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 42)

Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà H’Mông

4.2.2.Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông

4.2. Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng của gà H’Mông

4.2.2.Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi không những để đánh giá khả năng sinh sản mà còn là chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất chung của gia cầm. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống còn phản ánh sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm, đánh giá chất lượng đàn bố mẹ. Tỷ lệ nuôi sống chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh và chất lượng đàn giống. Tuy nhiên, sức sống biểu hiện ở thể chất và trước hết được xác định bởi khả năng có tính di truyền của động vật có thể chống lại những tác động bất lợi của môi trường cũng như sức đề kháng với dịch bệnh. Giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi, gà con chịu ảnh hưởng

do chất lượng giống sau khi ấp nở chế độ chăm sóc, đặc biệt là chế độ nhiệt độ chuồng nuôi.

Chúng em tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống gà từ 1 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm (%)

Tuần tuổi n Trống mái nuôi chung

Trong tuần (%) Cộng dồn (%) 1 ngày tuổi 90 100 100 1 88 97,78 97,78 2 87 98,86 96,67 3 86 98,85 95,56 4 86 100 95,56 5 86 100 95,56 6 86 100 95,56 7 86 100 95,56 8 86 100 95,56

Tuần tuổi n Gà trống n Gà mái

Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn

9 45 100 100 41 100 100 10 45 100 100 41 100 100 11 45 100 100 41 100 100 12 45 100 100 41 100 100 13 45 100 100 41 100 100 14 45 100 100 41 100 100 15 45 100 100 41 100 100 16 45 100 100 41 100 100 17 45 100 100 41 100 100 18 45 100 100 41 100 100 19 45 100 100 41 100 100 20 45 100 100 41 100 100

Kết quả bảng 4.5 cho thấy: Tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến hết 8 tuần tuổi (nuôi chung trống mái) có tỷ lệ nuôi sống cao. Thời điểm 1 tuần tuổi gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 97,78 %. Theo kết quả ngân cứu

luận văn tiến sĩ của tác giả Nguyễn Tiến Hưng (2013)[13] tỷ lệ nuôi sống của gà H;Mông lúc 1 tuần tuổi là 98,80% so sánh với kết quả của tác giả thì tỷ lệ nuôi sống của chúng em gần như tương đương. Kết thúc 8 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông là 95,56%.

Giai đoạn từ 9 - 20 tuần tuổi, trên cơ sở phân chia trống mái chúng em đã theo dõi tỷ lệ nuôi sống với số lượng là 45 gà trống và 41 gà mái. Kết quả cho thấy, cả gà trống và gà mái có tỷ lệ nuôi sống (100% ở gà trống và 100% ở gà mái).

Giai đoạn này gà đã có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt; do vậy gà ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh, số lượng gà theo dõi ổn định qua các tuần tuổi. Chúng em cho rằng, nguồn gen gà H’Mông có tính thích nghi cao với điều kiện chăn nuôi quảng canh, nên khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh rất tốt, do đó khi theo dõi cho tỷ lệ sống cao. Mặt khác, trong điều kiện theo dõi thí nghiệm từ 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi gà H’Mông được nuôi hoàn toàn trong chuồng, không có bãi chăn thả, nguồn thức ăn dinh dưỡng cân đối hợp lý, chế độ phòng bệnh tốt cũng góp phần nâng cao tỷ lệ sống của gà thí nghiệm.

Có được kết quả về tỷ lệ nuôi sống của đàn gà H’Mông như vậy là do: Trong thời gian chuẩn bị tiến hành đề tài nghiên cứu, gà được tuyển chọn và chọn lọc khá kỹ càng, hệ thống chuồng nuôi được chuẩn bị tốt về điều kiện vệ sinh thú y, quá trình thực hiện đề tài công tác theo dõi, chăm sóc và nuôi dưỡng được thực hiện tỉ mỉ và việc ghi chép tiến hành đúng phương pháp, công tác phòng dịch luôn được chủ động đặt lên hàng đầu, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời về thức ăn, vệ sinh chuồng trại và chấp hành nghiêm chỉnh lịch tiêm phòng vắc xin.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39 - 42)