Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27 - 30)

Bảng 4.9 Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà H’Mông

3.4.Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Thực hiện công tác phục vụ sản xuất tại Trung tâm

Chúng em tiến hành thực hiện một số công việc như: vệ sinh, quét dọn chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng trại; chăm sóc, nuôi dưỡng gà H’Mông các giai đoạn, tiêm phòng vắc xin theo quy định và chẩn đoán phát hiện những gà có dấu hiệu bị bệnh để kịp thời điều trị.

Toàn bộ số liệu được ghi chép vào nhật ký thực tập và tổng hợp sau khi kết thúc thực tập.

3.4.2. Đánh giá một số đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông

- Tiến hành theo dõi, đánh giá các đặc điểm ngoại hình của gà theo yêu cầu trong TCVN 9117:2011 (Gà giống - Yêu cầu tiêu chuẩn) về đặc điểm ngoại hình các giống gà vào thời điểm 01 ngày tuổi, 08 tuần tuổi và 20 tuần tuổi; các chỉ tiêu gồm: màu sắc lông, màu da, kiểu mào…

- Khảo sát các chiều đo thực tế trên gà ở các lứa tuổi quy định. - Lấy mẫu đánh giá một số chỉ tiêu sinh học của gà.

3.4.3. Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà H’Mông

Tiến hành chọn lọc gà con 01 ngày tuổi đủ điều kiện và bố trí nuôi, theo dõi như sau:

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng

TT Diễn giải Điều kiện thí nghiệm

1 Số lượng gà bắt đầu TN 90 con

2 Thời gian nuôi chung 1 ngày tuổi - 8 tuần tuổi 3 Thời gian tách trống, mái 9 - 20 tuần tuổi

4 Theo dõi sinh trưởng Theo dõi cá thể từng con theo số cánh 5 Tỷ lệ trống/ mái 45 gà trống và 41 gà mái.

6 Thức ăn Thức ăn công nghiệp dành riêng cho gà lông màu, phù hợp với các giai đoạn phát triển của gà.

7 Phương thức nuôi Nuôi bán chăn thả, chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, bãi chăn thả đảm bảo. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như bảng 3.1, gà thí nghiệm được theo dõi sinh trưởng đến 20 tuần tuổi. Gà thí nghiệm được chọn lọc và đánh số (đeo khuyên) ở cánh từ 5 - 10 ngày tuổi.

3.4.4. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu

* Phương pháp theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông

- Đánh giá đặc điểm ngoài hình: Thông qua quan sát trực tiếp quan sát màu sắc lông, mỏ, chân… và chụp ảnh minh họa gà H’Mông.

* Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của gà H’Mông

- Tỷ lệ nuôi sống: Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các giai đoạn tuổi từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi: Quan sát, ghi chép sổ sách số gà sống qua các tuần tuổi: 1 ngày tuổi; 1, 2, 3, 4, 5, 6... 20 tuần tuổi.

+ Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số gà sống trong kỳ x 100 Số gà theo dõi đầu kỳ

Theo dõi tỷ lệ đồng đều của giống gà thông qua chỉ tiêu hệ số biến dị (Cv %). + Sinh trưởng tích luỹ: Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày thứ 7 hàng tuần, lúc 7 giờ sáng trước khi cho ăn, cân từng con một, cân tất cả đàn để xác định khối lượng sống bình quân của đàn gà qua các tuần tuổi. Đối với gà H’Mông từ 1-3 tuần cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g, gà > 3 tuần tuổi cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g.

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): được tính theo công thức: A = P2 - P1

t2 - t1

Trong đó:

A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t1 (g) P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t2 (g) t1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) t2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)

+ Đo kích thước các chiều đo của cơ thể gà H’Mông: Dùng thước dây đo chiều dài thân, dài ức, dài đùi, dài cánh, dài chân, dài bàn…. của gà ở thời điểm gà kết thúc 20 tuần tuổi.

- Kích thước các chiều đo: Các chiều đo được đo bằng thước dây và thước kẹp Palme có độ chính xác cao 0,01 cm.

+ Dài thân: Từ đốt xương sống cổ cuối cùng đến đốt xương sống đuôi đầu tiên.

+ Dài lườn: Từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vòng ngực: Chu vi ngực tiếp giáp phía sau hốc cánh. + Vòng chân: Chu vi nơi nhỏ nhất của xương bàn chân. + Dài đùi: Từ khớp trên đùi đến khớp dưới đùi.

+ Dài bàn chân: Từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các ngón chân. - Khả năng thu nhận thức ăn/ngày của gà thí nghiệm: Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Ghi chép sổ theo dõi để tính lượng thức ăn thu nhận cho cả đàn trong từng tuần tuổi và cả kỳ thí nghiệm.

- Lượng thức ăn thu nhận được tính theo công thức như sau: Thức ăn thu nhận

(g/con/ngày) =

Tổng thức ăn gà ăn được trong tuần (g) Tổng số ngày gà trong tuần (con)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: Trên cơ sở của tổng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kỳ thí nghiệm, tổng khối lượng gà tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng theo công thức sau:

TTTA/kg tăng khối lượng (kg) = Tổng thức ăn trong kỳ (kg) Tổng khối lượng tăng trong kỳ (kg)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27 - 30)