Sơ đồ bố trí thí nghiệm theo dõi sinh trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 34)

TT Diễn giải Điều kiện thí nghiệm

1 Số lượng gà bắt đầu TN 90 con

2 Thời gian nuôi chung 1 ngày tuổi - 8 tuần tuổi 3 Thời gian tách trống, mái 9 - 20 tuần tuổi

4 Theo dõi sinh trưởng Theo dõi cá thể từng con theo số cánh 5 Tỷ lệ trống/ mái 45 gà trống và 41 gà mái.

6 Thức ăn Thức ăn công nghiệp dành riêng cho gà lông màu, phù hợp với các giai đoạn phát triển của gà.

7 Phương thức nuôi Nuôi bán chăn thả, chuồng hở, thông thoáng tự nhiên, bãi chăn thả đảm bảo. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như bảng 3.1, gà thí nghiệm được theo dõi sinh trưởng đến 20 tuần tuổi. Gà thí nghiệm được chọn lọc và đánh số (đeo khuyên) ở cánh từ 5 - 10 ngày tuổi.

3.4.4. Phương pháp theo dõi chỉ tiêu

* Phương pháp theo dõi đặc điểm ngoại hình của gà H’Mông

- Đánh giá đặc điểm ngoài hình: Thông qua quan sát trực tiếp quan sát màu sắc lông, mỏ, chân… và chụp ảnh minh họa gà H’Mông.

* Phương pháp theo dõi khả năng sinh trưởng của gà H’Mông

- Tỷ lệ nuôi sống: Theo dõi tỷ lệ nuôi sống của gà H’Mông qua các giai đoạn tuổi từ 01 ngày tuổi đến 20 tuần tuổi: Quan sát, ghi chép sổ sách số gà sống qua các tuần tuổi: 1 ngày tuổi; 1, 2, 3, 4, 5, 6... 20 tuần tuổi.

+ Tỷ lệ nuôi sống (%) = Số gà sống trong kỳ x 100 Số gà theo dõi đầu kỳ

Theo dõi tỷ lệ đồng đều của giống gà thông qua chỉ tiêu hệ số biến dị (Cv %). + Sinh trưởng tích luỹ: Cân vào các thời điểm 1 ngày tuổi, cân hàng tuần từ 1 tuần tuổi cho đến khi kết thúc thí nghiệm. Cân vào một ngày thứ 7 hàng tuần, lúc 7 giờ sáng trước khi cho ăn, cân từng con một, cân tất cả đàn để xác định khối lượng sống bình quân của đàn gà qua các tuần tuổi. Đối với gà H’Mông từ 1-3 tuần cân bằng cân kỹ thuật có độ chính xác tối thiểu ± 0,5g, gà > 3 tuần tuổi cân bằng cân có độ chính xác tối thiểu ± 5g.

+ Sinh trưởng tuyệt đối (A): được tính theo công thức: A = P2 - P1

t2 - t1

Trong đó:

A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t1 (g) P2 là khối lượng cơ thể cân tại thời điểm t2 (g) t1 là thời điểm khảo sát trước (ngày tuổi) t2 là thời điểm khảo sát sau (ngày tuổi)

+ Đo kích thước các chiều đo của cơ thể gà H’Mông: Dùng thước dây đo chiều dài thân, dài ức, dài đùi, dài cánh, dài chân, dài bàn…. của gà ở thời điểm gà kết thúc 20 tuần tuổi.

- Kích thước các chiều đo: Các chiều đo được đo bằng thước dây và thước kẹp Palme có độ chính xác cao 0,01 cm.

+ Dài thân: Từ đốt xương sống cổ cuối cùng đến đốt xương sống đuôi đầu tiên.

+ Dài lườn: Từ mép trước của lườn, dọc theo đường thẳng tới cuối hốc ngực phía trước.

+ Vòng ngực: Chu vi ngực tiếp giáp phía sau hốc cánh. + Vòng chân: Chu vi nơi nhỏ nhất của xương bàn chân. + Dài đùi: Từ khớp trên đùi đến khớp dưới đùi.

+ Dài bàn chân: Từ khớp xương khuỷu đến khớp xương của các ngón chân. - Khả năng thu nhận thức ăn/ngày của gà thí nghiệm: Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày bằng phương pháp cân. Ghi chép sổ theo dõi để tính lượng thức ăn thu nhận cho cả đàn trong từng tuần tuổi và cả kỳ thí nghiệm.

- Lượng thức ăn thu nhận được tính theo công thức như sau: Thức ăn thu nhận

(g/con/ngày) =

Tổng thức ăn gà ăn được trong tuần (g) Tổng số ngày gà trong tuần (con)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể: Trên cơ sở của tổng thức ăn tiêu thụ trong từng giai đoạn và cả chu kỳ thí nghiệm, tổng khối lượng gà tăng, tính toán tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng theo công thức sau:

TTTA/kg tăng khối lượng (kg) = Tổng thức ăn trong kỳ (kg) Tổng khối lượng tăng trong kỳ (kg)

3.5. Xử lý số liệu

Các số liệu thu được trong nghiên cứu được tiến hành xử lý thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002) [24], phần mềm Minitab 14.0.

- Giá trị trung bình (X ) - Sai số trung bình (mx): Với n  30: N X N x x x X n i i n        1 2 ... 1 1    n S mx x

Với n>30:

- Độ lệch chuẩn: - Hệ số biến dị:

Trong đó: : Là tổng giá trị mẫu n: Dung lượng mẫu

: Số trung bình

: Sai số của số trung bình : Độ lệch tiêu chuẩn : Hệ số biến dị X X S m n   2 2 ( ) 1 x Xi Xi n S n      (%) x 100 v S C X     n i Xi 1 X x m x S v C

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả công tác nghiên cứu

4.1.1. Phương hướng

Qua học hỏi thực tế giảng viên hướng dẫn PGS.TS. Lê Minh và sinh viên thực tập cũ, trên cơ sở đó nắm vững tình hình, đưa tiến bộ kỹ thuật vào vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp của bản thân trong quá trình thực tập tốt nghiệp.

Công tác phục vụ sản xuất như sau:

Tham gia vệ sinh phòng dịch, phát cỏ, bụi rậm xung quanh, quét dọn chuồng trại.

Tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà H’Mông nuôi tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.

4.1.2. Kết quả thực hiện

Trong suốt quá trình thực tập tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em được sự giúp đỡ của PGS.TS. Lê Minh và sự nỗ lực của bản thân em đã đạt được kết quả như sau:

4.1.2.1. Công tác chăn nuôi

Cùng với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, em đã tiến hành nuôi gà theo quy trình:

* Công tác chuẩn bị trước khi nuôi gà:

Trước khi cho gà vào chuồng nuôi 5 ngày chúng em tiến hành công tác vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi. Chuồng nuôi được quét dọn sạch sẽ, phun thuốc khử trùng IODINE 10%, với liều lượng 100 ml/15 lít nước, 1 lít dung dịch phun cho 40m2. Sau khi khử trùng, chuồng nuôi được khoá cửa kéo rèm kín.

Tất cả dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi như: máng ăn, máng uống, bóng sưởi, quây úm, bình pha thuốc… đều được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

Đệm lót sử dụng là trấu khô, sạch sẽ được phun thuốc khử trùng trước khi đưa gà vào, độ dày của đệm lót phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi được quây bóng úm đảm bảo: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.

* Công tác chăm sóc, nuối dưỡng

- Giai đoạn úm gà: Từ 1 đến 21 ngày tuổi

Khi nhập gà con về cho ngay vào quây úm đã có sẵn nước sạch pha thuốc úm gà tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Để gà uống nước sau khoảng 1 giờ thì bắt đầu cho ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này luôn phải đảm bảo nhiệt đô ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32 - 35˚C. Sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi của gà và đến tuần thứ 3 nhiệt độ trong quây úm còn khoảng 26˚C. Trong quá trình úm gà phải thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi kịp thời đảm bảo nhiệt độ theo độ tuổi của gà, ánh sáng đảm bảo cho gà ăn ưống bình thường.

- Giai đoạn từ 21 - 77 ngày tuổi

Giai đoạn này gà sinh trưởng với tốc độ nhanh, ăn nhiều nên phải cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, gà được ăn uống tự do. Thức ăn phải luôn sạch sẽ, máng phải được cọ rửa và thay nước ít nhất ngày 2 lần/ngày. Trong quá trình chăn nuôi phải thường xuyên theo dõi đàn gà, nắm rõ tình hình sức khoẻ của đàn gà để phát hiện bệnh kịp thời, cách ly, chữa trị những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình vệ sinh phòng dịch.

Trong quá trình chăn nuôi, nuôi dưỡng đàn gà để phòng bệnh cho đàn gà em sử dụng các loại vắc xin sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)