Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 42 - 45)

Trong chăn nuôi gia cầm, khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng và là chỉ tiêu đầu tiên, đơn giản nhất để đánh giá khả năng sinh trưởng. Kết quả theo dõi khối lượng cơ thể gà H’Mông từ sơ sinh đến 20 tuần tuổi được trình bày trong bảng 4.6.

Bảng 4.6. Sinh trưởng tích lũy của gà H’Mông Tuần Tuần

tuổi

Trống mái nuôi chung

n Cv (%) Ss 90 30.06 ± 0,27 9,81 1 88 37,73 ± 0,24 5,93 2 87 59,11 ± 0,38 5,97 3 86 106,10 ± 0,63 5,47 4 86 174,79 ± 0,82 4,33 5 86 249,49 ± 0,65 2,39 6 86 331,47 ± 0,97 2,70 7 86 430,34 ± 1,71 3,67 8 86 510,16± 2,71 4,90 Tuần tuổi Gà trống Gà mái n Cv (%) n Cv (%) 9 45 622,16 ± 3,81 3,97 41 576,42 ± 1,30 1,46 10 45 743,80 ± 1,67 1,45 41 657,19 ± 1,46 1,44 11 45 867,78 ± 3,17 2,37 41 749,05 ± 1,58 1,36 12 45 1001,58 ± 2,16 1,40 41 839,12 ± 1,12 0,86 13 45 1148,12 ± 1,72 0,97 41 950,41 ± 3,32 2,26 14 45 1272,62 ± 3,24 1,65 41 1048,65 ± 2,36 1,46 15 45 1384,15 ± 3,80 1,78 41 1135,95 ± 0,85 0,48 16 45 1497,14 ± 1,19 0,52 41 1236,11 ± 0,27 0,14 17 45 1605,51 ± 1,14 0,46 41 1332,28 ± 0,60 0,29 18 45 1702,13 ± 1,67 0,63 41 1417,49 ± 1,88 0,86 19 45 1796,86 ± 2,61 0,94 41 1489,26 ± 1,57 0,68 20 45 1882,95 ± 2,00 0,69 41 1563,39 ± 1,65 0,68

Ghi chú: Sự sai khác thống kê (P<0,05).

Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Sinh trưởng tích luỹ của gà H’Mông chúng em theo dõi tuân theo quy luật sinh trưởng phát triển của các loại vật nuôi. Ở tuần đầu tiên, gà H’Mông 01 ngày tuổi có khối lượng trung bình là 30,06g, kết

x m Xx m XXmx

thúc nuôi chung trống mái 8 tuần tuổi sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm là 510,16 g. Ở tuần tuổi đầu tiên, khi một ngày tuổi trên gà Hồ, gà Mía, gà Móng có khối lượng cơ thể lần lượt như sau: 31,8g; 30,3g; 31,6g. Gà Ri khi mới nở có khối lượng cơ thể là 30,76g (Lê Viết Ly, 2002 [17]). Khối lượng gà Đông Tảo 01 ngày tuổi đạt 34,5 – 34,69g (Nguyễn Đăng Vang và cs, 1999)[33]. Như vậy, khối lượng gà H’Mông ở giai đoạn 01 ngày tuổi nhỏ hơn khối lượng gà Mía và gần tương đương với gà Ri, nhưng nhỏ hơn khá nhiều so với khối lượng của một số giống gà nội khác đã được các tác giả công bố.

Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lô gà thí nghiệm

Khối lượng gà H’Mông theo dõi trong tuần thứ nhất (01 tuần tuổi) đạt 37,73 g/con, ở 6 tuần tuổi đạt 331,47 g/con, giai đoạn 1- 6 tuần tuổi khối lượng cơ thể gà H’Mông nhìn chung tăng dần đều theo thời gian nuôi. Khối lượng cơ thể ở 6 tuần tuổi Gà Đông Tảo con trống đạt 440,42 g, con mái đạt 428,97 g (Nguyễn Đăng Vang và cs, 1999) [33]. Như vậy khối lượng của gà H’Mông ở 6 tuần tuổi thấp hơn so với gà Đông Tảo mà tác giả đã công bố.

Từ tuần tuổi thứ 9 bắt đầu tăng nhanh hơn và khối lượng gà trống, gà mái có sự khác nhau khá rõ. Cụ thể tại thời điểm kết thúc 9 tuần tuổi, sinh trưởng tích luỹ của gà H’Mông trống là 622,16 g/con, con mái là 576,42 g/con; thời điểm 12 tuần tuổi khối lượng con trống và con mái lần lượt là 1001,58 g/con và 839,12

622,16 743,80 867,78 1001,58 1148,121272,62 1384,15 1497,14 1605,51 1702,131796,86 1882,95 574,31655,64 747,19 837,22 953,56 1050,02 1135,05 1236,19 1331,791413,52 1485,94 1562,54 500 900 1300 1700 2100

9 tuần 10 tuần11 tuần12 tuần13 tuần14 tuần15 tuần16 tuần17 tuần18 tuần19 tuần20 tuần

ST tích luỹ (g/con)

Thời gian nuôi (tuần)

Con trống

g/con. Theo Nguyễn Chí Thành (2012)[18] cho biết khối lượng cơ thể ở giai đoạn 12 tuần tuổi của gà Ri là 1145,63g (gà trống) và 1063,11g (gà mái). Như vậy khối lượng gà Ri của các tác giả trên đã công bố cao hơn khối lượng gà H’Mông thời điểm 12 tuần tuổi trong nghiên cứu của em.

Ở thời điểm 15 tuần tuổi, gà H’Mông con trống đạt 1384,15g/con, con mái đạt 1135,95 g/con, so với khối lượng cơ thể của gà Hồ lúc 15 tuần tuổi ở gà trống là 1678,06g, gà mái là 1484,19g; gà Ri ở gà trống là 1423,16g và gà mái là 1300g (Nguyễn Chí Thành, 2009) [18]. Em nhận thấy khối lượng của gà H’Mông thấp hơn so với gà Hồ và gà Ri. Điều này chứng tỏ khả năng thích nghi tương đối tốt của gà H’Mông với điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc trong thí nghiệm.

Đến 20 tuần tuổi gà H’Mông, mái đạt 1563,39g, gà trống đạt 1882,95 g/con. So với kết quả nghiên cứu trên gà trống Hồ, Mía, lần lượt là 2168,7 g/con; 1888,6 g/con; gà mái Hồ, Mía lần lượt là 1786,2 g/con; 1628,7 g/con. Kết quả nghiên cứu của em thấp hơn so với gà Hồ và gà Mía so với kết quả của tác giả đã công bố.

Ở giai đoạn từ 1 - 6 tuần tuổi là gà còn nhỏ, chăm sóc theo phương thức nuôi nhốt gà được theo dõi, quản lý tốt, ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên cũng như mầm bệnh vì thế gà sinh trưởng phát triển tốt đồng đều. Đến giai đoạn 7 - 20 tuần tuổi gà đã lớn hơn, có tính hoang dã cao, chúng cần không gian rộng để vận động, ngoài việc nhận thức ăn từ người chăn và gà ăn thêm rau cỏ xanh và côn trùng ngoài tự nhiên đó là điều kiện lý tưởng giúp chúng sinh trưởng và phát triển. Nhìn chung khối lượng cơ thể gà H’Mông tăng dần theo tuần tuổi, phù hợp với quy luật sinh trưởng và phát triển chung của gia cầm.

Chúng em cho rằng gà H’Mông có khả năng sinh trưởng tích luỹ tương đối tốt với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng của thí nghiệm. Thực tế trong thời gian nuôi gà thí nghiệm, chúng em đã thực hiện đầy đủ các quy trình về chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh; gà ít bị mắc các bệnh phải xử lý thú y, có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

4.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông giai đoạn 1 - 20 tuần tuổi

Thí nghiệm cũng theo dõi và đánh giá sinh trưởng tuyệt đối của gà H’Mông giai đoạn đến 20 tuần tuổi, kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ngoại hình, khả năng sinh trưởng của gà h’mông nuôi tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 42 - 45)