52 12.59 2.285 1.01 7 8,08 7 10.30 451,07 Thu nhập từ hoạt động khác12
2.1.4.1. Cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn giai đoạn 2010 - 2012
Đơn vị: triệu
Các khoản nợ khác 306.50 7 1, 21 325.462 1,30 633.46 1 4,58 Tong nợ phải trả 22.098.88 4 87 ,2 21.771.13 8 87,17 11.526.29 6 83,2 6 Vốn của TCTD 3.007.3 98 8711, 3.007.398 12,04 2.128.256 7 15,3 Quỹ của TCTD 106.15 3 42 0, 83.736 0,34 67.952 0,49 Lợi nhuận chưa phân phối 8 131.23 52 0, 113.396 0,45 5 121.58 0,88
Tong vốn chủ sở hữu 3.244.7 89 8012, 3.204.530 12,83 2.317.793 4 16,7 Tổng nợ phải trả và VCSH 25.343.67 3 100,0 0 24.975.66 7 100,0 0 13.844.08 8 100,00
Á ở trên, ta thấy quy mô tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm qua, tuy nhiên tốc độ tăng chưa đều đặn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng nguồn vốn huy động luôn chiếm giữ một tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, từ 78,68 % - 85,99%, trong khi đó vốn chủ
sở hữu chiếm từ 12,80 %- 16,83%. Đây là đặc trưng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung.
Xu hướng tăng trưởng của nguồn vốn huy động được thể hiện bằng hình sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Hình 2.2. Tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2010 - 2012
Những con số thống kê và tình hình huy động của BacABank 3 năm qua cho thấy, kể từ năm 2009 quy mô huy động của ngân hàng đã tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Tính đến 31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động của BacAbank đã tăng gấp 2 lần so với cuối năm 2010, từ hơn 10 nghìn tỷ đồng lên gần 22 nghìn tỷ đồng và tăng gấp 3,43 lần so với cuối năm 2009, từ hơn 6 nghìn tỷ đồng lên gần 22 nghìn tỷ đồng.
Nguồn vốn huy động có thể được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí. Tại thời điểm 31/12/2012, cơ cấu nguồn vốn huy động của BacAbank theo đối tượng khách hàng như sau: Phát Tài trH, hành UTĐT .GTCG, 0,30%-14,71% Huy đHng . KH 54,13% Năm 2010 Ti0n g^i,vay TCTD 30,86% Huy đHng KH 40,50% Tài trH, UTĐT Phát hành VHn vay GTCG NHNN TCTD Năm 2011 39,24%
Tài tr0, Phát hành
UTĐT GTCG VHn vay
Năm 2012 41,10%
Hình 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng huy động giai đoạn 2010 -2012
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy 2 bộ phận lớn trong cơ cấu huy động vốn của BacABank là huy động từ khách hàng (bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức kinh tế) và huy động từ các TCTD khác.
Nguồn tiền huy động từ dân cư trong mấy năm qua tăng với tốc độ tương đối ổn định, mỗi năm khoảng 1.500 tỷ đồng. Đến hết năm, tiền gửi dân cư đạt 8.147 tỷ đồng, tăng 1.679 tỷ đồng, tương đương tăng 26% so với đầu năm. Trong bối cảnh tình hình hệ thống ngân hàng thương mại gặp khó khăn chung về công tác huy động tiền gửi thì việc BacABank đạt được mức tăng trưởng tiền gửi dân cư 26% là kết quả đáng khích lệ, thể hiện sự linh hoạt trong chính sách điều hành và nỗ lực cao của toàn thể cán bộ nhân viên ngân hàng.
Huy động từ tổ chức kinh tế đã có một sự tăng trưởng vượt bậc vào giai đoạn từ năm 2010. Nếu trong vài năm trước 2010, số dư huy động từ tổ chức kinh tế chỉ đạt 500 tỷ đồng thì năm 2009 được coi là bước ngoặt lớn trong công tác này. Số dư năm 2010 và 2011 lần lượt là 2.082 tỷ đồng và 2.330 tỷ đồng. Tuy nhiên đến cuối năm 2012, số dư huy động từ tổ chức kinh tế chỉ còn là 1.245 tỷ đồng, tương đương giảm 47% so với đầu năm. Sở dĩ số dư này giảm mạnh là do tình hình cuối năm, hầu hết các doanh nghiệp cần vốn để kinh doanh và thanh toán, trong khi các ngân hàng hầu hết khó khăn về thanh khoản nên dừng tất cả các khoản giải ngân. Ngoài ra, cuối năm 2012 những tin đồn về việc sáp nhập, xếp loại ngân hàng cũng gây ra bất lợi lớn cho các ngân hàng thương mại nhỏ như BacABank.
Với một năm nhiều biến động như 2012 nhưng BacAbank vẫn giữ được nền tảng vốn và tăng trưởng vốn huy động từ khách hàng 8,13% so với đầu năm. Đó là
trọng
(%) trọng(%) trọng(%)
nhờ sự điều hành chỉ đạo bám sát thị trường của đội ngũ lãnh đạo, các chương trình khuyến mại, các sản phẩm tiền gửi mới liên tục được tung ra có hiệu quả như chương trình quay thưởng, tích điểm tặng quà,... Đồng thời các chính sách thưởng huy động cho tập thể và cá nhân cũng được triển khai tốt và tạo động lực lớn cho cán bộ nhân viên.
Tiền gửi và vay của các TCTD khác là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng nguồn vốn huy động của BacAbank, chỉ đứng sau nguồn vốn huy động khách hàng. Trong 3 năm từ 2010 - 2012 tỷ trọng tiền gửi và vay của các TCTD khác của BacAbank lần lượt là 30,86%, 39,24%, 43,10% tổng nguồn vốn huy động. Cuối năm 2012, con số tuyệt đối là gần 8.957 tỷ đồng, tăng 6,44% so với đầu năm. Với tỷ trọng lớn của nguồn vốn huy động từ thị trường liên ngân hàng này, BacABank tận dụng được một lượng vốn lớn với giá rẻ, tuy nhiên thấy rõ tính không bền vững của nguồn vốn này, Ban lãnh đạo BacABank đã quán triệt chủ trương giảm số dư và tỷ trọng huy động từ thị trường liên ngân hàng. Trong 9 tháng đầu năm 2012, chủ trương này đã được thực hiện tốt, tuy nhiên do những biến động bất ổn của thị trường tiền tệ 3 tháng cuối năm, kết quả huy động nguồn vốn từ dân cư và TCKT trước đó đã bị sụt giảm mạnh, thanh khoản của ngân hàng tại một số thời điểm khó khăn, làm tăng số dư huy động từ thị trường liên ngân hàng không những không giảm mà còn tăng lên và phát sinh thêm chi phí huy động vốn lớn. Tuy vậy so với tốc độ tăng 150% của năm 2011 so với năm 2010 thì kết quả này cũng đã là sự cố gắng lớn của BacABank.
Để gia tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện thị trường huy động vốn ngày càng cạnh tranh gay gắt, vào năm 2010 và 2011 BacABank đã tiến hành phát hành trái phiếu cho các tổ chức tín dụng khác. Tuy tỷ trọng của nguồn huy động từ phát hành trái phiếu trong mấy năm qua chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (từ 0,46% - 14,71% trong tổng nguồn vốn), nhưng việc phát hành trái phiếu này không chỉ làm tăng vốn cho Ngân hàng mà còn khẳng định tên tuổi của Ngân hàng trên thị trường tài chính.
Với đặc thù hoạt động của ngân hàng là sử dụng vốn của người khác là chủ yếu, tuy nhiên vốn chủ sở hữu là thành phần không thể thiếu và đóng vai trò rất quan trọng. Vốn chủ sở hữu không chỉ là điều kiện cần để khai sinh ra một ngân hàng mà còn là yếu tố quyết định đến quy mô hoạt động, sự an toàn trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng trong việc củng cố niềm tin của khách hàng. Theo bảng 2.3, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong 3 năm từ 2010 - 2012 có biến động giảm: Cuối năm 2010 BacABank thực hiện tăng vốn điều lệ từ 2.120 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng nhưng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn so với đầu năm vẫn giảm từ 16,74% xuống còn 12,83%. Cuối năm 2012 tỷ trọng này gần như không thay đổi, chỉ giảm 0,03% so với cuối năm 2011, tức là vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 12,80% tổng nguồn vốn.