25. Rữl RO THỊ TRƯỜNG (tiẻp theo)
3.2.1.2. Bo sung và hoàn thiện các phương pháp đo lường và lượng hóa rủi ro lãi suất
3.2.1.2. Bo sung và hoàn thiện các phương pháp đo lường và lượng hóarủi ro lãi suất rủi ro lãi suất
Hiện tại BacABank mới chỉ tính toán GAP trong mô hình định giá lại nhằm đo lường và tính toán rủi ro lãi suất có thể xảy ra đối với ngân hàng, tuy nhiên như luận văn đã phân tích trong chương 2, mô hình định giá lại còn nhiều hạn chế, làm giảm tính chính xác trong việc đo lường rủi ro lãi suất, vì vậy BacABank cần phải tìm hướng khắc phục những hạn chế của mô hình này b ằng cách có thể áp dụng những công cụ kết hợp khác để đo lường chính xác hơn rủi ro lãi suất của ngân hàng.
a, Ứng dụng VAR trong cảnh báo và giám sát rủi ro lãi suất
Trong hiệp ước Basel 2 về giám sát ngân hàng hiệu quả, Ủy ban Basel đã đưa ra một số khung giải pháp cho các rủi ro mà ngân hàng đối mặt, đặc biệt là rủi ro thị trường, đó là áp dụng mô hình Value at risk (VAR-giá trị khi rủi ro) để giám sát những rủi ro do sự thay đổi các tác nhân thị trường gây ra.
VAR là tổn thất tối thiểu trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện xác suất xảy ra tổn thất thực sự lớn hơn là rất thấp. nói cách khác, VAR là số tiền lớn nhất có khả năng bị mất của danh mục trong một khoảng thời gian cho trước, với một độ tin cậy nhất định.
Tại những nước có hệ thống tài chính phát triển, các cơ quan có thẩm quyền thường bắt buộc các ngân hàng tính toán VAR với một độ tin cậy nhất định, đồng thời định kỳ NHTW sẽ kiểm tra sự chính xác trong hệ thống VAR của ngân hàng thông qua phép thử Backtest, nếu qua phép thử có số tổn thất lớn hơn VAR nhiều hơn mức dự kiến, sẽ cho thấy hệ thống VAR nội bộ của ngân hàng đó chưa chính xác.
Hiện tại, các NHTM trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp chính để đo lường VAR, đó là: phương pháp Delta-Gamma (VCV), phương pháp mô phỏng lịch sử và phương pháp Monte Carlo. Mỗi phương pháp đều có cách tính riêng cũng như độ phức tạp, chính xác khác nhau. Phương pháp Delta-Gamma tương đối đơn giản nhưng cho kết quả có độ chính xác không cao, còn phương pháp Monte Carlo có độ chính xác cao nhưng tuơng đối phức tạp. Do vậy, đối với các NHTM Việt Nam có thể áp dụng phương pháp mô phỏng lịch sử để đo lường VAR trong dự báo rủi ro lãi suất. Phương pháp đơn giản này đưa ra giả thuyết rằng sự phân bổ tỷ suất sinh lợi trong quá khứ có thể tái diễn trong tương lai. Nói cụ thể, VAR được xác định như sau:
1) Tính giá trị hiện tại của danh mục đầu tư
2) Tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh lợi quá khứ của danh mục đầu tư này theo từng tỷ lệ lãi suất
3) Xếp các tỷ suất sinh lợi theo thứ tự từ thấp nhất đến cao nhất 4) Tính VAR theo độ tin cậy và số liệu tỷ suất sinh lợi quá khứ
Qua các bước này sẽ tính toán ra VAR của danh mục tài sản, kết quả này cho biết trong khoảng thời gian nhất định sắp tới, với độ tin cậy nhất định, mức tổn thất (lỗ) lớn nhất của danh mục tài sản là bao nhiêu. Để việc áp dụng VAR có hiệu quả, các NHTM cần thiết lập các yếu tố cần thiết như:
- Các NHTM xây dựng hệ thống VAR nội bộ của mình với độ tin cậy nhất
định (thông thường là 95%).
- Các NHTM cần phải xây dựng ngân hàng dữ liệu lãi suất lịch sử trong từng
năm và trong 252 ngày làm việc trong 1 năm. Do đó, với độ tin cậy 95%, NHTM
cần thu thập 13 ngày ((1-0.95)x252) với các điều kiện xấu nhất của thị trường. Qua vùng dữ liệu này, các ngân hàng có thể xây dựng mô phỏng lịch sử và tính toán được VAR cho từng ngày làm việc tiếp theo.
- Các ngân hàng phải tiến hành các phép thử Stress-test do điều kiện thị
trường liên tục có sự biến động bất thường bằng cách đưa ra những biến động lãi
suất vượt xa dự kiến, từ đó xây dựng những kịch bản xấu nhất cho danh mục. Tuy
nhiên, cũng không nên quá tin tưởng vào VAR do những biến động xấu nhất hay
xảy ra lại thường nằm ngoài khoảng tin cậy, là những giá trị nằm tại đuôi của hàm
mật độ phân phối.
- Định kỳ áp dụng phép thử Back-test (tái kiểm định) để xem xét rằng hệ
thống VAR đang áp dụng đã cho kết quả chính xác hay chưa, có thể đưa ra những
khuyến nghị hay sửa đổi.
Như vậy, có thể thấy VAR là công cụ hữu ích trong việc dự báo về những tổn thất có thể xảy ra để có thể có mức vốn dự trữ hợp lý hoặc điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình sao cho phù hợp, chính vì vậy, BacABank thời gian tới có thể nghiên cứu và áp dụng VAR trong quá trình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng.
b, Bổ sung chỉ tiêu lượng hóa rủi ro lãi suất
Trong quản lý mất cân đối cấu trúc tài sản (GAP) BacABank đang sử dụng vấn đề cơ bản là phải lượng hóa được mức độ ảnh hưởng của sự biến động lãi suất. Ngoài chỉ tiêu thu nhập lãi ròng (NII), BacABank nên tiến hành xác định lợi nhuận rủi ro lãi suất (EAR).
Lợi nhuận rủi ro lãi suất (EAR) đo lường độ nhạy cảm của lợi nhuận của các danh mục kinh doanh tích lũy khi có sự dịch chuyển song song của lãi suất. Với các danh mục được hạch toán tích lũy, lợi nhuận rủi ro được dùng để đo lường phần lợi nhuận có thể bị ảnh hưởng bởi sự dịch chuyển bất lợi của lãi suất. Rủi ro lãi suất
Các bước để xác định EAR như sau:
Bước 1: Xây dựng báo cáo GAP dựa trên tái định giá các TSC - TSN định kỳ (có thể hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm)
Cách tính toán đã được luận văn đề cập trong Chương 2
Bước 2: Định nghĩa thời gian lãi suất
Thời gian lãi suất là khoảng thời gian để thanh toán hay đóng các trạng thái rủi ro. Danh mục có tính lãi suất cao thường có thời gian lãi suất là 1 ngày, với các danh mục có tính lãi suất kém hơn (như danh mục các loại tiền có tính chuyển đổi không cao), thời gian lãi suất có thể là 5 ngày, với danh mục của thị trường tiền tệ có tính lãi suất không cao (như VND), thời gian lãi suất có thể là 2 đến 4 tuần.
Thời gian lãi suất phải được xem xét lại ít nhất 1 năm 1 lần. Khi thị trường có biến động đáng kể, thời gian lãi suất phải được Ủy ban ALCO xem xét và đánh giá kịp thời.
Bước 3: Xác định sự ảnh hưởng của sự dịch chuyển song song của đường lãi suất.
Sự ảnh hưởng của sự dịch chuyển song song nhất định của đường lãi suất được tính theo tháng (đối với cách tính lợi nhuận rủi ro cho 12 tháng), và hàng năm (đối với cách tính lợi nhuận rủi ro cho thời gian tồn tại).
Bước 4: Lượng hóa sự ảnh hưởng của các yếu tố biến động lên lợi nhuận tiềm tàng thành tiền, theo công thức:
EAR=CUM GAP*VOL*SD 'jj? <∙√i'5 35Ũ∖
EAR: Lợi nhuận rủi ro lãi suất
CUM GAP: Mất cân đối cấu trúc tài sản lũy kế VOL: Độ biến động
SD: Độ lệch chuẩn
Dp: Thời gian lãi suất hay nắm giữ tài sản DAYS: Số ngày của chênh lệch tái định giá
c, Xây dựng mô hình mô phỏng
hình mô phỏng. Chẳng hạn, báo cáo GAP giả định lãi suất biến động cùng chiều. Mô hình mô phỏng có thể xử lý nhiều dạng chiều hướng biến động lãi suất khác nhau bao gồm cả các hình dạng đường cong lợi tức đa dạng. Mô hình mô phỏng có thể thực hiện nhiều chức năng dự báo và linh hoạt trong cách vận hành phân tích độ nhạy. Điểm mạnh nhất của mô hình mô phỏng là nó có thể thể hiện rủi ro theo những giả định có ý nghĩa và rõ ràng đối với ban điều hành và hội đồng quản trị. Kết quả của mô hình mô phỏng thể hiện rủi ro và thu nhập theo các kịch b ản lãi suất khác nhau theo thu nhập lãi ròng, thu nhập ròng và giá trị hiện tại (giá trị kinh tế của vốn chủ sở hữu).
Mô hình mô phỏng được thực hiện dựa trên một chương trình được thiết kế trên máy vi tính theo dó thực hiện một dãy các phép tính với một dãy các kịch bản và giả định. Từ dữ liệu trạng thái của ngân hàng hiện tại và các giả định mang tính chất quản lý biến động lãi suất trong tương lai, hành vi của khách hàng, và hoạt động kinh doanh mới, một mô hình mô phỏng dự kiến các dòng tiền trong tương lai, thu nhập và những tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng được thay thế như thế nào.
Dữ liệu từ sổ cái của ngân hàng và các hệ thống giao dịch chung cung cấp thông tin trạng thái hiện tại của ngân hàng đối với mỗi danh mục đầu tư. Thông tin này tương tự thông tin được dùng trong báo cáo GAP và bao gồm số dư hiện tại, lãi suất và kế hoạch định giá lại và đáo hạn. Cả lãi suất thị trường và hoạt động kinh doanh chung đều được dự đoán. Thông tin cung cấp của một mô hình mô phỏng điển hình bao gồm:
1) Bảng cân đối trong tương lai và báo cáo kết quả kinh doanh theo một số mức lãi suất và kịch b ản kinh doanh tổng hợp.
2) Một phân tích về tác động của các kịch bản khác nhau lên giá trị của tài khoản mục tiêu.
3) Báo cáo theo dạng biểu đồ minh họa phân tích thường được sử dụng để báo cáo kết quả đến Ban điều hạnh và Hội đồng quản trị.
Rủi ro lãi suất càng cao thì thay đổi trong giá trị thu nhập mục tiêu theo những kịch bản lãi suất khác nhau càng lớn. Tài khoản mục tiêu luôn là thu nhập lãi
ròng hay thu nhập ròng. Nhiều mô hình mô phỏng cũng có khả năng đo lường sự thay đổi trong giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Nhiều kịch bản kinh doanh và lãi suất được thực hiện. Có thể đưa ra các kịch bản như lãi suất thay đổi cùng mức độ với tất cả các kỳ hạn trong một danh mục hoặc lãi suất chỉ thay đổi ở một số kỳ hạn ngắn hoặc lãi suất 6 tháng đầu năm thay đổi cao hơn lãi suất sáu tháng cuối năm.