25. Rữl RO THỊ TRƯỜNG (tiẻp theo)
2.3.1. Những kết quả đạt được
Mặc dù công tác quản trị rủi ro lãi suất mới được BacABank quan tâm, tuy nhiên cũng đạt được một số kết quả nhất định, góp phần vào việc đảm bảo sự hoạt động ổn định và hiệu quả của BacABank trong thời gian vừa qua, khi thị trường có nhiều biến động.
Một là, về mô hình tổ chức, BacABank đã tái cấu trúc theo mô hình khối trong đó có Khối quản lý rủi ro với 2 phòng nghiệp vụ là phòng Quản lý rủi ro và phòng Tái thẩm định, trong phòng Quản lý rủi ro phân thành các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro thị trường và lãi suất, quản lý rủi ro tác nghiệp. Việc xây dựng một khối nghiệp vụ chuyên biệt như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện công tác quản lý rủi ro được bao quát và tổng thể trong toàn hệ thống ngân hàng.
Hai là, BacABank đã thành lập Ủy ban ALCO thực hiện chức năng quản lý cấu trúc bảng cân đối tài sản của ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của ngân hàng thông qua các chính sách và thực hiện quản trị rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất và rủi ro tác nghiệp, đồng thời tham mưu cho Hội đồng quản trị trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, chiến lược tăng trưởng vốn điều lệ.
Ba là, về hệ thống văn bản, chính sách trong quản trị rủi ro lãi suất, BacABank đã ban hành Quy chế quản lý rủi ro lãi suất làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý rủi ro lãi suất nói chung. Chính sách lãi suất của BacABank trong những năm qua đã được điều hành linh hoạt theo diễn biến của thị trường và phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, góp phần hạn chế rủi ro lãi suất.
Bốn là, đối với các công cụ và biện pháp quản lý rủi ro lãi suất, BacABank đã nghiên cứu và áp dụng biện pháp quản trị TSN-TSC,có hiệu quả, đang nghiên cứu và sẽ áp dụng biện pháp quản lý mất cân đối cấu trúc tài sản (GAP) trong tương lai, điều này được phản ánh qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định mà
đơn vị đã đạt được trong thời gian qua, đồng thời góp phần giúp ngân hàng tránh được những cú sốc về lãi suất.