25. Rữl RO THỊ TRƯỜNG (tiẻp theo)
3.3.2.4. Thành lập trung tâm chuyên nghiên cứu và dự báo về lãi suất
Để tạo điều kiện cho NHNN có thông tin phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ đồng thời các NHTM có thể tham khảo để hoạch định lãi suất kinh doanh cũng như định lượng và điều tiết rủi ro lãi suất, NHNN hoặc Hiệp hội ngân hàng nên thành lập một trung tâm chuyên theo dõi, nghiên cứu và đưa ra các dự báo về lãi suất. Trung tâm này có nhiệm vụ thu thập tất cả các thông tin liên quan đến thị trường như tình hình tài chính - tiền tệ trên khu vực và thế giới, các biến động về kinh tế, xã hội quan trọng, tình hình phát triển của kinh tế trong và ngoài nước,
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá về các mặt tồn tại và tìm ra nguyên nhân những tồn tại trong quản lý rủi ro lãi suất tại BacABank nêu ở chương 2, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trong chương 3, với mong muốn đóng góp để BacABank quản trị rủi ro lãi suất ngày càng hiệu quả hơn, giảm thiểu ảnh hưởng của rủi ro lãi suất tới hoạt động của ngân hàng, đồng thời nâng cao tính ổn định của hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
KẾT LUẬN
Trong xu thế mở cửa hội nhập, quá trình quốc tế hóa nền kinh tế của Việt Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, tự do hóa thương mại, đầu tư tài chính diễn ra với cường độ và quy mô lớn. Quá trình tự do hóa lãi suất của Việt Nam đã tạo ra sự chủ động trong kinh doanh của các NHTM đồng thời làm cho các ngân hàng phải đối mặt thực sự với nguy cơ rủi ro lãi suất. Rủi ro lãi suất là một trong những loại rủi ro tiềm tàng có thể gây tác động tiêu cực đến lợi nhuận và giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Vì vậy, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất là vấn đề thiết yếu đối với các NHTM hiện nay.
Xuất phát từ yêu cầu đó, trên cơ sở phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng, luận văn đã giải quyết được các vấn đề sau:
Thứ nhất, luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất cũng như các mô hình đo lường rủi ro lãi suất, các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất.
Thứ hai, dựa vào những lý luận, luận văn đã đi sâu, phân tích và đánh giá đúng mức thực trạng vấn đề quản trị rủi ro lãi suất tại BacABank trên hai phương diện kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
Thứ ba, dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn và xu hướng, luận văn đã mạnh dạn đưa ra một hệ thống các giải pháp, kiến nghị với BacABank, Chính phủ và NHNN Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trước mắt và hoàn thiện dần hệ thống quản trị rủi ro lãi suất tại BacABank
Những kết quả nghiên cứu trên chắc chắn chưa thỏa mãn hết yêu cầu của đề tài do những vấn đề nêu ra còn có những thiếu xót nhất định và bên cạnh những giải pháp được nêu tất yếu còn có những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo và giúp đỡ của TS. Võ Văn Quang, cũng như rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô, của các anh/chị và các bạn để đề tài này góp phần thiết thực cho sự phát triển bền vững của BacABank nói riêng và NHTM Việt Nam nói chung, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
1. Frederic S.Mishkn. The Economics of Money, Banking and Financial
Markets.
2. International Monetary - IMF (2009), Vietnameses Economics Issues. 3. International Monetary Fund (2008), World Economics Outlook.