25. Rữl RO THỊ TRƯỜNG (tiẻp theo)
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 1.Nguyên nhân khách quan
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam còn nhiều hạn chế
Xét về độ sâu tài chính, mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế, thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn chưa thực sự phát triển mạnh. Điều này đã gây ra những khó khăn, hạn chế cho các NHTM trong nước trong việc định lượng và sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bởi lẽ điều kiện đầu tiên để có thể phát triển những công cụ này chính là sự phát triển của thị trường tài chính, tiền tệ. Trong khi đó thị trường tài chính Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại và nhỏ bé về chất lượng giao dịch, thị trường chứng khoán tính lãi suất chưa cao, hàng hóa trên thị trường chưa phong phú. Bên cạnh đó, thị trường tiền tệ với sự hoạt động của thị trường mở, thị trường liên ngân hàng còn mang tính một chiều, tức là một số ngân hàng luôn có nhu cầu vay vốn và một số ngân hàng luôn là người cung ứng vốn, dẫn tới
Thứ hai, NHNN còn thiếu các chính sách, văn bản nhằm quản trị rủi ro lãi suất
Hiện nay, hoạt động tín dụng trong các NHTM vẫn đóng vai trò chủ lực, tổng dư nợ chiếm khoảng từ 70-90% tổng TSC và thu nhập từ lãi cũng chiếm một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng mới chủ yếu quan tâm dến rủi ro tín dụng, còn rủi ro thị trường (trong đó có rủi ro lãi suất) và rủi ro hoạt động tuy đã bắt đầu được quan tâm nhưng vẫn chưa được đầu tư thỏa đáng.
Thực tế, về chính sách quản trị rủi ro tín dụng, NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định 493, Quyết định 18, Quyết định 457 và một số văn bản khác, nhưng đối với rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động NHNN mới chỉ đang dự thảo và chưa ban hành chính sách quy định về 2 loại rủi ro này. Sự thiếu vắng các chính sách này của NHNN cũng như các chính sách nội bộ của các NHTM không được đầy đủ và chưa đáp ứng được các yêu cầu theo thông lệ quốc tế.
Việc NHNN còn thiếu và hạn chế trong các văn bản, chính sách quản lý và hạn chế rủi ro lãi suất mang tính lịch sử bởi lẽ trong một thời gian dài, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam được đặt hoàn toàn dưới sự điều tiết của NHNN và Chính phủ, lãi suất hầu như được quản lý theo cơ chế hành chính, không tuân theo quy luật tự do của thị trường, khiến cho việc dự báo lãi suất không theo quy luật chung. Hơn nữa, mặc dù thị trường có nhiều thay đổi nhưng NHNN vẫn chưa xây dựng xong các văn bản có liên quan đến công tác quản trị rủi ro lãi suất, điều này thể hiện tính thiếu kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước này.
Đối với các quy định quản lý các công cụ phái sinh nhằm hạn chế rủi ro lãi suất, NHNN mới chỉ ban hành Quy chế thực hiện giao dịch hoán đổi lãi suất (Quyết định số 62/2006/QĐ-NHNN ngày 29/12/2006) còn các giao dịch khác chưa được quy định thực hiện.
Thứ ba, kiến thức hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về các giao dịch phái sinh và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất còn thấp, mặc dù phần lớn nguồn vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là nguồn vốn vay từ bên
ngoài, chủ yếu là từ ngân hàng và tham gia hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên ở vào vị thế mở về ngoại tệ, luôn phải đối mặt với nguy cơ rủi ro thị trường rất lớn như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái nhưng các kỹ thuật về phòng chống rủi ro hối đoái, rủi ro lãi suất bằng các giao dịch phái sinh còn rất xa lạ. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không sẵn sàng tham gia phòng ngừa rủi ro bằng các hợp đồng kỳhanj, hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn dẫn đến khó khăn cho BacABank trong việc phát triển nghiệp vụ phái sinh.