25. Rữl RO THỊ TRƯỜNG (tiẻp theo)
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất
3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI ROLÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á
3.2.1. Nhóm giải pháp trung tâm
Để đảm bảo hiệu quả quản trị rủi ro lãi suất tại BacABank, trước hết ngân hàng cần khắc phục những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản trị rủi ro lãi suất tại đơn vị. Cụ thể:
3.2.1.1. Xây dựng và hoàn thiện các văn bản liên quan đến quản trị rủiro lãi suất ro lãi suất
Hiện nay tại BacABank mới ban hành Quy chế quản lý rủi ro lãi suất, chưa xây dựng một quy trình hướng dẫn cụ thể. Vì vậy, trong thời gian tới, BacABank cần phải chú trọng hơn nữa vấn đề xây dựng một quy trình cụ thể, thống nhất trong đó nêu rõ và hướng dẫn chi tiết từng nội dung đã được nêu trong Quy chế quản lý rủi ro lãi suất đã ban hành, đặc biệt là cách tính toán, lấy số liệu để tạo sự thống nhất, đồng bộ và nâng cao tính hiệu quả của công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng. Trước mắt, BacABank có thể xây dựng một khung quản lý rủi ro lãi suất theo chuẩn Basel 2, trong đó nêu rõ các nội dung về quy trình quản lý rủi ro lãi suất cũng như trách nhiệm của các đơn vị liên quan bao gồm: Thu thập dữ liệu, nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro và kiểm soát rủi ro, báo cáo rủi ro.
Thu thập dữ liệu
Đây là bước đầu tiên nhằm mô tả tình hình tài chính hiện tại của ngân hàng. Dữ liệu phải đáng tin cậy để hệ thống đo lường rủi ro có hiệu quả. Do vậy, ngân hàng phải có hệ thống thông tin quản lý đầy đủ để cho phép truy xuất thông tin hợp lý, chính xác và kịp thời. Hệ thống thông tin nên phát hiện dữ liệu rủi ro lãi suất dựa trên tất cả trạng thái của ngân hàng, và nên có tài liệu đầy đủ về những nguồn rủi ro chính được sử dụng trong quá trình đánh giá rủi ro của ngân hàng. Trong quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho công tác quản trị rủi ro lãi suất cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của Ban công nghệ & tin học. Để mô tả rủi ro lãi suất gắn liền với tình hình
kinh doanh hiện tại của ngân hàng, ngân hàng cần có thông tin cho mỗi loại công cụ tài chính hay danh mục đầu tư về: số dư hiện tại và các khế ước lãi suất có liên quan đến công cụ hay danh mục đầu tư; các điều khoản của khế ước hay dự tính của công cụ hay danh mục đầu tư liên quan đến các khoản tiền gốc, ngày điều chỉnh lãi suất và ngày đáo hạn; đối với các điều khoản lãi suất có thể điều chỉnh cần có danh mục lãi suất được sử dụng để định giá lại.
Nhận dạng rủi ro
Rủi ro lãi suất có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau. Phòng Quản lý rủi ro cần thiết phải xem xét bản chất và độ phức tạp của các sản phẩm & hoạt động của ngân hàng và các tính chất rủi ro của những hoạt động kinh doanh này trước khi nhận dạng các nguồn chính gây nên rủi ro lãi suất và đóng góp có liên quan của mỗi nguồn rủi ro đến hồ sơ rủi ro lãi suất chung của ngân hàng. Lập hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng, nhận diện và lượng hóa những nguồn chính gây nên rủi ro cho ngân hàng.
Đo lường rủi ro
Ngân hàng cần phải có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có khả năng nhận biết tất cả các nguồn rủi ro lãi suất cũng như đánh giá được tác động của biến động lãi suất đối với phạm vi hoạt động của ngân hàng.
Theo nguyên tắc chung, hệ thống đo lường rủi ro lãi suất có thể nhận biết được rủi ro trên toàn bộ phạm vi hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng có thể áp dụng nhiều hệ thống đo lường rủi ro cũng như nhiều phuơng pháp quản trị rủi ro cho những hoạt động khác nhau, điều quan trọng ở đây là phải có cái nhìn tổng quan về rủi ro lãi suất trên tất cả các bộ phận kinh doanh và sản phẩm kinh doanh của ngân hàng.
Hệ thống đo lường rủi ro lãi suất của ngân hàng phải nêu rõ được tất cả các nguồn rủi ro như rủi ro tái định lãi suất, rủi ro đường cong lợi nhuận, rủi ro cơ bản và rủi ro quyền chọn. Trong nhiều trường hợp, đặc điểm lãi suất của hạng mục mà ngân hàng đang nắm giữ nhiều nhất sẽ chiếm tỷ lệ cao trong hồ sơ rủi ro của ngân
hàng. Mặc dù tất cả các hạng mục của ngân hàng đều phải được theo dõi rủi ro phù hợp, ngân hàng cũng cần ưu tiên tập trung vào các hạng mục chiếm đa số hơn.
Một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình đo lường rủi ro là tính toàn diện và kịp thời của dữ liệu các hạng mục hiện thời. Ngân hàng phải bảo đảm rằng tất cả các hạng mục và dòng tiền dù là nội bảng hay ngoại bảng đều phải được cập nhật kịp thời vào hệ thống đo lường rủi ro. Bất kỳ chỉnh sửa nào trong các dữ liệu này đều phải được lưu bằng văn bản và nêu lý do chỉnh sửa rõ ràng. Đặc biệt, điều chỉnh trên dòng tiền dự kiến do dự đoán trước các thanh toán hay trái lại tài sản cầm cố trước hạn cần nêu ra lý do xác đáng và lưu lại bằng văn bản đế xem xét sau nay.
Giám sát và kiểm soát rủi ro
Quản lý rủi ro lãi suất là một quá trình năng động. Đo lường rủi ro lãi suất của việc kinh doanh hiện tại thôi chưa đủ, ngân hàng cũng nên ước tính rủi ro của việc kinh doanh mới. Ngân hàng nên đánh giá lại các chiến lược hiện tại có phù hợp với hồ sơ rủi ro như dự tính của ngân hàng định kỳ. Ban quản lý cấp cao và ngân hàng nên có hệ thống báo cáo cho phép họ giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra.
Cơ cấu giám sát rủi ro nội bộ của ngân hàng đảm bảo chức năng an toàn và hợp lý của tổ chức nói chung và quá trình quản lý rủi ro lãi suất nói riêng. Việc thiết lập và duy trì một hệ thống kiểm soát hiệu quả, bao gồm sự tuân thủ các chuẩn mực chính thức của quyền hành và sự tách b ạch trách nhiệm hợp lý, là một trong những trách nhiệm quan trọng hơn của ban điều hành. Những cán bộ chịu trách nhiệm đánh giá quy trình giám sát và kiểm soát rủi ro nên độc lập với chức năng kiểm tra.
Báo cáo rủi ro
Ngân hàng nên có một hệ thống hợp lý để báo cáo rủi ro lãi suất. Ban điều hành cấp cao của ngân hàng và Hội đồng quản trị nhận các báo cáo về hồ sơ rủi ro lãi suất của ngân hàng ít nhất hàng quý. Việc báo cáo thường xuyên hay không phụ thuộc vào mức độ rủi ro và sự thay đổi mức độ rủi ro.
Những báo cáo này cho phép ban điều hành cấp cao của ngân hàng và Hội đồng quản trị thực hiện việc đánh giá mức độ và các xu hướng của rủi ro lãi suất
tích hợp, đánh giá tính nhạy cảm của các giả định chính, như là các giả định có liên quan đến sự thay đổi trong hình dạng đường cong lợi nhuận hay tốc độ của việc thanh toán các khoản nợ vay trước hay rút tiền trước kỳ hạn. Đánh giá mối tuơng quan giữa các mức độ rủi ro và việc thực hiện. Các báo cáo cung cấp cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành cấp cao nên rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích, đúng thời gian và cung cấp thông tin cần thiết để ra quyết định.
Thiết lập chuẩn mực báo cáo để giám sát tình hình rủi ro hiện tại và tiềm năng để đảm bảo rằng các mức độ đó nhất quán với các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin ngân hàng nhằm đảm bảo dữ liệu truy xuất nhanh chóng để đảm bảo cho Ban điều hành có các quyết định kịp thời nhằm