Hình thức pháp lý của tổ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 41 - 48)

1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

1.4.1. Hình thức pháp lý của tổ

Theo tổ chức pháp lý của DN hiện hành, ở Việt Nam hiện có các loại hình thức DN chủ yếu sau:

- Doanh nghiệp nhà nước. - Công ty cổ phần.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn. - Doanh nghiệp tư nhân.

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Những đặc điểm riêng về hình thức pháp lý tổ chức DN giữa các DN trên có ảnh hưởng đến quản trị tài chính DN như việc tổ chức, huy động vốn, sản xuất kinh doanh, việc phân phối lợi nhuận...

1.4.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh

Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của ngành kinh doanh có ảnh hưởng không nhỏ tới quản trị tài chính doanh nghiệp. Mỗi ngành kinh doanh có những đặc điểm về mặt kinh tế và kỹ thuật khác nhau. Những ảnh hưởng đó thể hiện như sau:

Ảnh hưởng này thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn kinh doanh của DN, ảnh hưởng tới quy mô của vốn sản xuất kinh doanh, cũng như tỷ lệ thích ứng để hình thành và sử dụng chúng, do đó ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn (vốn cố định và vốn lưu động), ảnh hưởng tới phương pháp đầu tư, thể thức thanh toán chi trả.

- Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh:

Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất có ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu vốn sử dụng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những DN sản xuất có chu kỳ ngắn thì nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có biến động lớn, DN cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng. Điều đó giúp cho DN dễ dàng đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền; cũng như trong việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh. Những DN sản xuất ra những loại sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải ứng ra một lượng vốn lưu động tương đối lớn. DN hoạt động trong ngành sản xuất có tính chất thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, tiền thu về bán hàng cũng không được đều, tình hình thanh toán, chi trả cũng thường gặp những khó khăn. Do đó, việc tổ chức đảm bảo nguồn vốn cũng như đảm bảo sự cân đối giữa thu và chi bằng tiền của DN cũng khó khăn hơn.

1.4.3. Môi trường kinh doanh

Bất cứ một DN nào cũng hoạt động trong một môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả những điều kiện bên ngoài ảnh hướng tới mọi hoạt động của DN. Môi trường kinh doanh có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt động của DN trong đó có hoạt động tài chính.

Dưới đây chủ yếu xem xét tác động của môi trường kinh doanh đến các hoạt động quản trị tài chính doanh nghiệp.

Sự ổn định hay không ổn định của nền kinh tế, của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức doanh thu của DN, từ đó ảnh hưởng tới nhu cầu về vốn của DN. Những biến động của nền kinh tế có thể gây nên những rủi ro trong kinh doanh mà các nhà quản trị tài chính phải lường trước. Những rủi ro đó có ảnh hưởng tới các khoản chi phí về đầu tư, chi phí trả lãi hay tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị hay nguồn tài trợ cho việc mở rộng sản xuất hay việc tăng tài sản.

- Ảnh hưởng về giá cả thị trường, lãi suất và tiền thuế:

Giá cả trị trường, giá cả sản phẩm mà DN tiêu thụ có ảnh hưởng lớn tới doanh thu, do đó cũng có ảnh hưởng tới khả năng tìm kiếm lợi nhuận. Cơ cấu tài chính của DN cũng được phản ảnh nếu có sự thay đổi về giá cả. Sự tăng, giảm lãi suất và giá cổ phiếu cũng ảnh hưởng tới chi phí tài chính và sự hấp dẫn của các hình thức tài trợ khác nhau. Mức lãi suất cũng là một yếu tố đo lường khả năng huy động vốn vay. Sự tăng hay giảm thuế cũng ảnh hưởng trực

tiếp tới tình hình kinh doanh, tới khả năng tiếp tục đầu tư hay rút khỏi đầu tư. Tất cả các yếu tố trên có thể được các nhà quản trị tài chính sử dụng để phân tích các hình thức tài trợ và xác định thời gian tìm kiếm các nguồn vốn trên thị trường tài chính.

- Sự cạnh tranh trên thị trường và sự tiến bộ kỹ thuật, công nghệ:

Sự canh tranh sản phẩm đang sản xuất và các sản phẩm tương lai giữa các DN có ảnh hưởng lớn đến kinh tế, tài chính của DN và có liên quan chặt chẽ đến khả năng tài trợ để DN tồn tại và tăng trưởng trong một nền kinh tế luôn luôn biến đổi và Giám đốc tài chính phải chịu trách nhiệm về việc cho DN hoạt động khi cần thiết.

Cũng tương tự như vậy, sự tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi DN phải ra sức cải tiến kỹ thuật, quản lý, xem xét và đánh giá lại toàn bộ tình

hình tài chính, khả năng thích ứng với thị trường, từ đó đề ra những chính sách thích hợp cho DN.

- Chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Sự hoạt động của thị trường tài chính và hệ thống các tổ chức tài

chính trung gian.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động quản trị tài chính trong DN. Thông qua việc phân tích các nội dung của hoạt động này cũng như việc phân tích các hệ số tài chính, luận văn lấy đó làm cơ sở trong việc nhận xét, đánh giá về thực trạng công tác quản trị tài chính tại CTCP Sông Đà 11. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần hoạt thiện hoạt động quản trị tài chính tại CTCP Sông Đà 11.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Sông Đà 11

- Tên Tiếng Anh: Song Da No 11 Joint Stock Company - Tên giao dịch: SÔNG ĐÀ 11

- Tên giao dịch tiếng Anh: SONG DA N0 11. JSC. - Mã chứng khoán: SJE

- Trụ sở chính: Tầng 7, toà nhà hỗn hợp Sông Đà - Hà Đông, km 10 đường Trần Phú, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 04.2129480

- Fax: 034.820.280

- Mã số thuế: 0500313811

- Email: songda11@.songda.com.vn - Website: www.songda11.vn

- Quyết định chuyển đổi (cổ phần hóa) từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần số 1332/QĐ-BXD do Bộ trưởng Bộ xây dựng cấp ngày 17/08/2004.

- Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0303000212 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp ngày 21 tháng 09 năm 2004.

- Trong quá trình hoạt động, Công ty đã 11 lần được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

do thay đổi ngành nghề kinh doanh, bổ sung vốn điều lệ và cơ cấu lại

các đơn

vị trực thuộc.

Tổng số vốn điều lệ của Công ty được chia thành 11.553.105 cổ phần. - Cơ cấu cổ đông:

Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông Công ty Cổ phần Sông Đà 11 tính đến ngày 28 tháng 01 năm 2015

2 Tổ chức 23 3.104.987 26,88%

3 Cá nhân 1.096 8.045.943 69,64%

II Cổ đông nước ngoài 23 91.875 0,80%

1 Tổ chức 01 1.920 0,02%

2 Cá nhân 22 89.955 0,78%

Đà 11

CTCP Sông Đà 11 tiền thân là một Đội điện nước thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Thác Bà do Bộ Kiến trúc thành lập từ năm 1961, đến năm 1973 được nâng cấp thành Công trường Cơ điện.

Năm 1976, theo Quyết định của Bộ Xây dựng, chuyển đơn vị về thị xã Hoà Bình để chuẩn bị cho khởi công Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên Sông Đà và được đổi tên là “Xí nghiệp Lắp máy Điện nước” thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà.

Đến năm 1989, theo Quyết định số 03/TCT-TCLĐ ngày 12/12/1989 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty, Xí nghiệp Lắp máy Điện nước được nâng cấp lên thành Công ty Xây lắp Điện nước.

Năm 1993, theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty Xây lắp Điện nước được đổi tên thành “Công ty Xây lắp Năng lượng” thuộc Tổng Công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà.

Ngày 11/3/2002, Bộ Xây dựng có quyết định số 285/QĐ-BXD đổi tên Công ty thành Công ty Sông Đà 11.

Thực hiện Nghị quyết TW 3 về đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, ngày 17/8/2004, Bộ Xây dựng đã có quyết định số 1332/QĐ-BXD về việc chuyển Công ty Sông Đà 11 thuộc Tổng Công ty Sông Đà thành Công ty Cổ phần Sông Đà 11.

Là một đơn vị thành viên, qua hơn 45 năm phát triển và trưởng thành cùng Tổng Công ty Sông Đà, Công ty Cổ phần Sông Đà 11 đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi công xây lắp và điều hành sản xuất. Đến nay, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ hơn 1200 cán bộ kỹ thuật, cử nhân, công nhân lành nghề (trong đó có hơn 250 cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học).

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 41 - 48)