KHÓ
KHĂN ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 TRONG THỜI
GIAN TỚI
3.2.1. Định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
3.2.1.1. Xây dựng Công ty Cổ phần Sông Đà 11 có cơ cấu hợp lý, tập trung
vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính
- Xây dựng CTCP Sông Đà 11 có cơ cấu tổ chức hợp lý hơn, phát triển trở thành một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả hàng đầu trong Tổng
Công ty Sông Đà với ngành nghề kinh doanh chính là xây dựng và tổng thầu
EPC các công trình đường dây tải điện, trạm biến áp đến cấp điện áp
500 KV,
cấp, thoát nước, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị chuyên ngành xây lắp điện,
và điều hành; hiệu quả sản xuất kinh doanh, ứng dụng quản trị doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế.
3.2.1.2. Nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh và khả năng vượt qua thách thức, đảm bảo không ngừng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
- Mục tiêu trọng tâm trong chương trình tái cấu trúc là phát huy tối đa tiềm năng lợi thế vốn để xây dựng cơ cấu Công ty hợp lý hơn nhằm
nâng cao
sức cạnh tranh cũng như năng lực tài chính, đảm bảo gia tăng tối đa lợi ích
cho cổ đông, trong đó có cổ đông Tổng Công ty Sông Đà.
- Nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo Công ty tạo lập, tích tụ được vốn để phát triển kinh doanh bền vững.
- Nâng cao uy tín, thương hiệu và năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
3.2.2. Những thuận lợi
Thứ nhất, triển vọng của ngành Xây dựng Việt Nam:
- Với mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại cùng với mức giải ngân mạnh của Chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành Xây dựng Việt Nam
đang đi vào 1 chu kỳ tăng trưởng mới 2015 - 2018. Trong báo cáo đầu năm
2015 về nền kinh tế Việt Nam, Công ty Khảo sát thị trường quốc tế (BMI)
cũng đã dự đoán tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng Việt Nam sẽ đạt
trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới.
- Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhu cầu về đầu tư cho giao thông đường bộ khoảng 202.000 tỷ/năm và cho ngành Điện là khoảng 125.000
Tính tới hết năm 2013, giá trị tồn kho ước đạt 94,5 nghìn tỷ, nhưng trong năm 2014 với những nỗ lực từ Chính phủ và các DN, lượng hàng tồn kho đã giảm 21%, xuống còn 77,8 nghìn tỷ. Do đó, kỳ vọng trong năm 2015, thị trường Bất động sản sẽ có nhiều khởi sắc hơn thúc đẩy chi tiêu vào xây dựng dân dụng.
Bên cạnh đó, với kỳ vọng về các hiệp định thương mại quan trọng sắp được ký kết, và nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng cao, triển vọng ngành Xây dựng được đánh giá là rất khả quan trong những năm tới.
Thứ hai, được sự quan tâm, giúp đỡ của Tổng Công ty Sông Đà và các nhà đầu tư, khách hàng; uy tín và thương hiệu của CTCP Sông Đà 11 đã khẳng định được ghi nhận trên thị trường.
Thứ ba, về thị trường vật liệu xây dựng: Theo dự báo mới nhất của một số tổ chức uy tín thì giá thép xây dựng trong thời gian sắp tới đang có xu hướng giảm do các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt và thép phế có giá giảm trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, giá xi măng dự đoán là giữ ở mức ổn định trong thời gian tới. Điều này tạo thuận lợi cho việc tiết kiệm chi phí đầu vào cho Công ty.
Thứ tư, nhu cầu lớn về phát triển cơ sở hạ tầng: Hiện tại, Việt Nam đang trong tình trạng thiếu hụt điện năng tương đối nghiêm trọng. Do đó, trong Quy hoạch điện 7, Chính phủ cũng đã lên kế hoạch phát triển thêm 75.000 MW công suất phát điện, gấp đôi tổng công suất lắp đặt hiện nay. Tổng mức đầu tư cho kế hoạch này trong giai đoạn 2011 - 2020 ước tính vào khoảng 48,8 tỷ USD, tương đương với nhu cầu đầu tư 125.000 tỷ/năm.
Thứ năm, lãi suất cho vay ngân hàng được nhận định có xu hướng tiếp tục giảm trong thời gian tới. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trong việc tăng nguồn huy động từ vốn vay.
Thứ sáu, cán bộ công nhân viên Công ty luôn đoàn kết, không ngừng phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức.
3.2.3. Khó khăn
Thứ nhất, tình hình kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định: Kinh tế - xã hội nước ta năm 2014 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau suy thoái toàn cầu. Ở trong nước, sản xuất kinh doanh chịu áp lực từ những bất ổn về kinh tế và chính trị của thị trường thế giới, cùng với những khó khăn từ những năm trước chưa được giải quyết triệt để như áp lực về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm; năng lực quản lý và cạnh tranh của doanh nghiệp thấp...
Tình hình thế giới còn nhiều biến động khó lường, ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tác động đến xuất khẩu và lạm phát trong nước. Sản xuất của khu vực doanh nghiệp đứng trước thách thức của cơ chế thị trường và sức ép hội nhập quốc tế trong điều kiện năng suất lao động thấp, chậm được cải thiện và năng lực cạnh tranh yếu. Nợ xấu vẫn còn nhiều quan ngại, nhất là nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước. Cầu nội địa tuy tăng hơn năm trước nhưng chưa mạnh. Cán cân thương mại thặng dư song chưa thật vững chắc do tập trung chủ yếu ở khu vực FDI với giá trị gia tăng thấp, sản xuất các sản phẩm phụ trợ trong nước nhằm giảm nhập khẩu chuyển biến chậm.
Thứ hai, thị trường xây lắp điện cạnh tranh ngày càng cao. Với nhu cầu cơ sở hạ tầng của đất nước còn rất lớn, đây là thị trường có nhiều tiềm năng. Cùng với việc hoàn thiện khung pháp lý cho hình thức PPP sẽ thu hút vốn đầu tư tư nhân vào lĩnh vực này, gây áp lực cạnh tranh cho Công ty. Hình thức PPP chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam do thiếu khung pháp lý hỗ trợ. Vào tháng 2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 15/2015/NĐ có hiệu lực
vào ngày 10/4/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), nhằm tạo một khung pháp lý thống nhất. Một số điểm quan trọng trong nghị định mới bao gồm:
o Mở rộng thêm nhiều lĩnh vực đầu tư dành cho hình thức PPP.
o Thống nhất BOT, BT, BOO, BTO thành dạng chính thức của hợp đồng PPP và chịu sự quản lý trên cùng một luật định.
o Quy định chi tiết về các dự án do nhà đầu tư đề xuất.
o Bỏ quy định vốn góp của Nhà nước tối đa không được quá 30% tổng mức đầu tư của dự án PPP và 49% đối với dự án BOT, BT, BOO, BTO.
o Quy định rõ ràng hơn về việc Nhà nước chia sẻ rủi ro, tạo thêm thuận lợi và ưu đãi cho nhà đầu tư tư nhân.
Thứ ba, DN xây lắp, đầu tư có yêu cầu rất cao về chuyên môn, kỹ thuật. Bởi vậy để tránh chảy máu chất xám, Công ty phải luôn đảm bảo đời sống cho người lao động. Trong bối cảnh hiện nay, lo việc cho hàng nghìn người lao động và đảm bảo thu nhập cho họ luôn rất áp lực. Hơn nữa, các công trình đều ở xa buộc lãnh đạo Công ty phải chỉ đạo sát sao, đoàn kết nội bộ, động viên anh em. Cụ thể, tại CTCP Sông Đà 11, công việc toàn trên rừng, trên núi nên việc tuyển chọn công nhân rất vất vả, khó khăn. Công nhân thi công đường dây điện thường chỉ ở độ tuổi 18 - 26 tuổi, nhiều hơn, họ không đảm nhận được công việc. Do đó, trong công tác tuyển dụng, sử dụng con người, Công ty phải nhìn nhận rất xa, chuẩn bị tốt mới đáp ứng được.
Thứ tư, thị trường tiêu thụ đá xây dựng của Công ty còn nhiều khó khăn, năng lực sản xuất của dây truyền nghiền đá chưa đáp ứng yêu cầu.
Trên cơ sở những phân tích ở trên, tác giả đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị tại chính tại Công ty.