2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.2.3. Tình hình thực hiện các quyết định tài chính chủ yếu tại Công ty Cổ
doanh và kế hoạch đầu tư. Trong thực tế, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ đóng
một vai trò quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp lại chưa
thực sự
được Công ty quan tâm xem xét.
- Việc điều hành các chính sách tài chính của Công ty chưa theo kịp các chiến lược kinh doanh.
2.2.3. Tình hình thực hiện các quyết định tài chính chủ yếu tại Côngty ty
Cổ phần Sông Đà 11
2.2.3.1. Quyết định đầu tư của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Giá trị tài sản của Công ty tăng dần phản ánh sự tăng trưởng và phát triển của Công ty trong những năm qua. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cơ cấu tài sản của Công ty và có xu hướng tăng dần lên theo các năm. Năm 2011, tỷ trọng tài sản ngắn hạn là 63,93% và đạt đến mức 70,62% trong năm 2014. Cùng với đó là tỷ trọng tài sản dài hạn giảm từ 36,07% trong năm 2011 xuống còn 29,38% trong năm 2014.
Xem xét các chỉ tiêu cụ thể ta nhận thấy giá trị tài sản của Công ty tập trung chủ yếu trong giá trị các khoản phải thu (ngắn hạn và dài hạn), mà chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Điều này phản ánh đặc trưng hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Xây dựng với nguồn phải thu cao. Tỷ trọng của chỉ
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
4 Hàng tồn kho 107.035 175.125 107.851 89.127 5 Giá trị còn lại tài sản cố định 126.775 118.141 114.381 99.981 6 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 78.184 57.568 66.082 70.252
7 Tài sản ngắn hạn 370.303 365.951 437.133 437.191 8 Tài sản dài hạn 208.886 185.613 192.476 181.842
9 Tổng tài sản 579.189 551.564 629.609 619.033
10 Tỷ trọng tiền và các khoản tươngđương tiền (10)=(1):(9) 3,77% 5,27% 7,62% 7,65% 11 Tỷ trọng các khoản đầu tư tàichính ngắn hạn (11)=(2):(9) - 3,39% 3,00% 2,17% 12 Tỷ trọng các khoản phải thu
(12)=(3):(9) _____________ 39,48% 44,02% 41,16% 46,48% 13 Tỷ trọng hàng tồn kho (13)=(4):(9) 18,48% 31,75% 17,13% 14,40% 14 Tỷ trọng TSCĐ (14)=(5):(9) 21,89% 21,42% 18,17% 16,15% 15 Tỷ trọng các khoản đầu tư tàichính dài hạn (15)=(6):(9) 13,50% 10,44% 10,50% 11,35%
16 Tỷ trọng tài sản ngắn hạn
(16)=(7):(9) , 63,93% 66,35% 69,43% 70,62%
17 Tỷ trọng tài sản dài hạn
Bên cạnh đó, TSCĐ cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty. Tuy nhiên, giá trị cũng như tỷ trọng của khoản mục này lại có xu hướng giảm dần, phản ánh tình hình đầu tư, mua sắm mới TSCĐ không đáng kể so với giá trị hao mòn của những tài sản này.
Về hàng tồn kho, giá trị chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giá trị này có sự biến động lớn trong 4 năm qua kéo theo tình hình biến động chung của hàng tồn kho.
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản của Công ty. Tuy cũng có chiều hướng tăng dần lên theo các năm nhưng vẫn ở ngưỡng dưới 8%.
Tình hình đầu tư tài chính của Công ty chủ yếu là các khoản đầu tư dài hạn vào công ty con và đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Trong năm 2013, Công ty hoàn thành nhận sáp nhập CTCP Sông Đà 11 - Thăng Long và tổ chức thành Công ty TNHH MTV Sông Đà 11 - Thăng Long. Tại ngày kết thúc năm tài chính 2013, Công ty đã hoàn thành thoái vốn 100% tại CTCP Kỹ thuật điện Sông Đà và CTCP Xây lắp và Dịch vụ Sông Đà. Tính đến ngày 31/12/2014, Công ty chỉ sở hữu các khoản đầu tư tại Công ty TNHH MTV Sông Đà 11 - Thăng Long và CTCP Thủy điện To Buông.
Về đầu tư tài chính ngắn hạn, Công ty chỉ lựa chọn cổ phiếu của các công ty trong cùng Tổng Công ty Sông Đà như Công ty Tài chính Cổ phần Sông Đà, CTCP Sông Đà Hà Nội. Tỷ trọng các khoản đầu tư này không đáng kể, chỉ chiếm dưới 4% tổng tài sản và đang có xu hướng giảm sút.
Qua phân tích ở trên, ta có thể rút ra những kết luận sau:
- Ban lãnh đạo CTCP Sông Đà 11 chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng cường đầu tư vào những tài sản này.
- Giá trị các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên, chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng, tiềm ẩn rủi ro cao cho Công ty.
- Công ty chủ yếu nắm giữ các khoản đầu tư dài hạn dưới hình thức đầu tư vào công ty con và đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh. Tuy nhiên, Công ty có xu hướng thoái vốn dần tại các công ty liên kết, liên doanh và thu hẹp phạm vi đầu tư vào các công ty con. Chứng khoán dài hạn không nằm trong danh mục đầu tư của Công ty mà chỉ có chứng khoán ngắn hạn với tỷ trọng không đáng kể.
2.2.3.2. Quyết định về nguồn tài trợ của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
Nguồn VCSH 170.14 0 29,38% 177.654 32,21% 219.776 34,91% 242.008 39,09% Nguồn vốn vay 100.60 8 17,37% 103.560 18,78% 108.549 17,24% 583.83 13,54% Nguồn tài trợ tạm thời khác 308.44 1 53,25% 270.35 0 49,02% 301.28 4 47,85% 293.190 47,36% Tổng 579.18 9 100% 551.564 100% 629.609 100% 619.033 100%
khác. Tuy nhiên, tỷ trọng của nguồn vốn này đang có xu hướng giảm xuống từ 53,25% năm 2011 xuống còn 47,36% năm 2014. Điều này xảy ra là do có sự tăng trưởng tích cực từ phía nguồn VCSH.
Tỷ trọng nguồn VCSH đạt 29,38% vào năm 2011, tăng lên 32,21% năm 2012 và đến các năm 2013, 2014 đạt tỷ trọng lần lượt là 34,91% và 39,09%. Qua đó, ta thấy Ban lãnh đạo Công ty đã chuyển hướng mạnh sang
Chú thích: SJE CTCP Sông Đà 11
VE9 CTCP Đầu tư và Xây dựng VNECO
9
LIG CTCP Licogi 13
V21 CTCP Xây dựng số 21
HU1 CTCP Đầu tư và Xây dựng HUD 1
DLR CTCP Địa ốc Đà Lạt
VMC : CTCP Vimeco
Ch Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
việc lựa chọn tài trợ từ nguồn VCSH. Việc tăng huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu một phần phản ánh tình hình tài chính vững mạnh của Công ty tạo điều kiện cho việc tăng vốn huy động từ phía các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, điều này cũng cho thấy Công ty đang gặp khó khăn trong việc huy động từ nguồn vốn vay.
Nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng thấp nhất ở ngưỡng không quá 19%. Tuy tỷ trọng nguồn vốn này có sự tăng lên vào năm 2012 so với năm 2011 nhưng sau đó lại sụt giảm và giảm mạnh nhất vào năm 2014, chỉ đạt mức 13,54%. Do đặc thù của ngành, các công ty xây dựng thông thường sẽ sử dụng nợ vay để thực hiện dự án. Việc suy giảm tỷ trọng vốn vay phản ánh sự khó khăn của Công ty trong việc tiếp cận với nguồn vốn này.
a) Nguồn vốn chủ sở hữu:
Biểu đồ 2.1: Quy mô vốn chủ sở hữu một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp điện - thủy lợi
Nguồn: Thống kê của tác giả
So sánh với một số doanh nghiệp thuộc cùng lĩnh vực xây lắp điện - thủy lợi, ta thấy quy mô VCSH của Công ty khá lớn, thể hiện vị thế cao của Công ty trong lĩnh vực này.
b) Nguồn vốn vay
Vay và nợ ngắn hạn 58.008 57,66% 473.12 70,61% 988.57 81,60% 73.365 87,51% Vay và nợ dài hạn 42.600 42,34% 630.43 29,39% 019.97 18,40% 10.470 12,49% Tổng 100.60 8 100% 103.560 100% 108.549 100% 83.835 100%
lệch không đáng kể. Đến các năm tiếp theo có sự phân hóa rõ rệt, nguồn vay và nợ ngắn hạn có xu hướng tăng mạnh cùng với đó là sự giảm sút rõ rệt về nguồn vay và nợ dài hạn. Đến năm 2014, sự chênh lệch đạt mức cao nhất với 87,51% là nguồn ngắn hạn và chỉ 12,49% là nguồn dài hạn.
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Tỷ lệ trả cổ tức 15% 15% 12% 20%
DPS (cổ tức trên cổ phần)
1.500 đồng 1.500 đồng 1.200 đồng 2.000 đồng EPS (lãi trên cổ phần) 2.161 đồng 2.549 đồng 1.972 đồng 3.154 đồng Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ
tức (DPS/EPS)
69,42% 58,84% 60,87% 63,42%
c) Các khoản vốn tài trợ tạm thời khác
Nguồn vốn Công ty chiếm dụng ngày càng giảm, chủ yếu là do giá trị các khoản phải trả người bán của Công ty có xu hướng giảm dần. Các khoản tài trợ tạm thời khác có sự biến động lớn về mặt tỷ trọng.
100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% ■ Các khoản tài trợ khác
■ Phải trả người lao động
■ Thuế và các khoản phải nộp
■ Phải trả người mua
■ Phải trả người bán
2011 2012 2013 2014
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng các thành phần trong vốn tài trợ tạm thời
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Sông Đà 11
2.2.3.3. Chính sách cổ tức của Công ty Cổ phần Sông Đà 11
CTCP Sông Đà 11 huy động vốn thông qua việc phát thành cổ phiếu phổ thông ra công chúng, không có cổ phiếu ưu đãi. Hình thức chi trả bằng tiền mặt.
Việc trả cổ tức bằng tiền mặt mang lại thuận lợi cho cổ đông, vì đây là nguồn thu nhập ngay trong hiện tại mà họ có thể sử dụng mà không phải tốn chi phí giao dịch như bán đi cổ phần để thu về tiền mặt. Tuy nhiên, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản và giảm lợi nhuận chưa phân phối trên bảng cân đối kế toán, tức giảm nguồn VCSH. Như vậy, việc trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thanh toán và nguồn tài trợ cho các nhu cầu đầu tư trong tương lai của Công ty.
Bảng 2.5: Tình hình chi trả cổ tức Công ty Cổ phần Sông Đà 11 từ năm 2011 đến năm 2014
Tỷ lệ trả cổ tức của Công ty đang duy trì ở mức tương đối cao và ổn định. Tuy có sự giảm sút trong năm 2013 nhưng đến năm 2014, tỷ lệ này đạt 20%, cao vượt mức so với kế hoạch đặt ra. Điều này phản ánh sự phát triển bền vững của Công ty. So sánh với mức lãi suất tiết kiệm cùng khoảng thời gian, đây là một tỷ lệ khá hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, việc trả cổ tức với tỷ lệ cao sẽ làm giảm việc tích lũy nguồn vốn huy động.
b) Mua lại cổ phiếu quỹ
Từ năm 2011 đến năm 2013, Công ty luôn duy trì một lượng cổ phiếu quỹ là 5.100 cổ phần. Đến năm 2014, do nhu cầu tăng vốn huy động, Công ty đã bán ra số cổ phần này và hiện tại không nắm giữ cổ phiếu quỹ. Việc đẩy mạnh phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ gây áp lực lớn cho Công ty trong việc chi trả cổ tức. Công ty cần xem xét lại chính sách cổ tức của mình một cách hợp lý hơn.
c) Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức
Công ty dành một phần lớn lợi nhuận sau thuế để chi trả cổ tức với tỷ lệ khoảng 60%, thậm chí năm 2011 tỷ lệ này còn xấp xỉ 70%. Nguyên nhân là do Công ty duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức cao dẫn đến tỷ lệ lợi nhuận để chi trả cổ
tức cũng ở mức cao. Điều này sẽ gây khó khăn cho Công ty trong việc tích lũy vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh.