Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 83)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠ

2.3.2. Những tồn tại cần giải quyết và nguyên nhân

2.3.2.1. Những tồn tại

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức, chức năng quản trị tài chính của Công ty vẫn mang những đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến việc chưa đánh

giá đúng vai trò của Giám đốc tài chính và quản trị tài chính vẫn được xem là nhiệm vụ của Kế toán trưởng.

Thứ hai, công tác lập kế hoạch tài chính chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác lập kế hoạch tài chính chưa được coi là công việc cần thiết cho hoạt động quản trị tài chính, vì vậy kế hoạch tài chính chưa trở thành mục tiêu để thực hiện. Bên cạnh đó, việc định vị từng giai đoạn phát triển của Công ty để từ đó đưa ra các chiến lược tài chính chưa được thực hiện. Công tác phân tích số liệu chưa được so sánh định kỳ với các số liệu trong cùng ngành để đưa ra mục tiêu tăng trưởng phù hợp.

Thứ ba, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động (chiếm 64% trong năm 2014) đòi hỏi Công ty cần tập trung hơn trong công tác thu hồi công nợ để đảm bảo nguồn trả các khoản nợ ngắn hạn đến thời hạn thanh toán.

Thứ tư, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng cao trong hàng tồn kho và có sự biến động không ổn định. Trong thời gian tới, Công ty cần chú trọng giảm giá trị dở dang để đảm bảo đủ vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ năm, dòng tiền thực tế từ hoạt động của Công ty đạt ngưỡng âm trong năm 2014, đòi hỏi Công ty cần có biện pháp quản lý thích hợp đối với khoản mục này.

Thứ sáu, cấu trúc vốn của Công ty còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hệ số nợ cao trên 0,6 trong đó tỷ lệ nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng lên. Khả năng tự tài trợ của Công ty tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp (dao động từ 30% đến 40%). Công ty vẫn còn phụ thuộc nhiều vào lượng vốn chiếm dụng. Bên cạnh đó, hình thức huy động vốn của Công ty chưa đa dạng. Công ty mới chỉ tập trung vào kênh huy động từ vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín

dụng mà chưa chú trọng nhiều đến các kênh khác như phát hành trái phiếu, thuê tài chính...

Thứ bảy, Công ty chưa chú trọng tích lũy vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mà dành phần lớn lợi nhuận để chi trả cổ tức. Trong khi đó, Công ty phải dựa vào lượng vốn chiếm dụng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các khoản nợ khách hàng. Điều này về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty, gây mất lòng tin đối với các bạn hàng.

Thứ tám, công tác kiểm soát tài chính chưa thực sự hiệu quả. Việc kiểm soát chủ yếu tập trung vào tình hình thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tuân thủ quy chế tài chính của các đơn vị trực thuộc. Kết quả kiểm soát tài chính chủ yếu dựa trên báo cáo của công ty kiểm toán độc lập. Công ty chưa có một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kiểm soát mang tính chất quản trị và chưa xem phân tích là công cụ kiểm tra, đánh giá và dự kiến về các vấn đề tài chính của Công ty trong tương lai.

2.3.2.2. Nguyên nhân của tồn tại

Những tồn tại trong hoạt động quản trị tài chính tại CTCP Sông Đà 11 bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.

a) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên xuất phát từ sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp trong tư duy của các nhà quản trị Công ty.

Thứ hai, Công ty chưa đánh giá đúng vai trò của lập kế hoạch tài chính, chưa thiết lập một quy trình lập kế hoạch tài chính cụ thể. Đặc biệt, Công ty cũng chưa xem xét đến việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ cũng như xây dựng các kế hoạch tài chính dài hạn.

Thứ ba, Công ty chưa chú trọng đến việc đầu tư cho máy móc xây dựng mới mà vẫn sử dụng máy móc cũ nhập khẩu. Tuy nhiên, điều này đã làm

giảm năng suất thi công các công trình, từ đó làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, đồng thời làm tăng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ.

Thứ tư, số lượng thành viên Ban kiểm soát Công ty ít, trong khi khối lượng các đối tượng kiểm tra nhiều dẫn đến việc kiểm soát tài chính tại Công ty khó tránh khỏi sai sót. Bên cạnh đó, tính độc lập của các thành viên Ban kiểm soát không được đảm bảo do họ đều là người lao động trong Công ty, hoàn toàn phụ thuộc vào các thành viên HĐQT và Giám đốc điều hành. Vì vậy, Ban kiểm soát trên thực tế khó có thể hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động quản trị tài chính tại Công ty.

Thứ năm, trình độ tay nghề, năng suất của người lao động trong CTCP Sông Đà 11 nói riêng và các DN trong lĩnh vực Xây dựng tại Việt Nam nói chung còn thấp, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu cao về chuyên môn, kỹ thuật. Ngoài ra, Công ty vẫn còn thiếu những cán bộ có kiến thức chuyên môn cao về quản trị tài chính.

b) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, tính đến thời điểm hiện tại, trong hệ thống văn bản pháp quy về kế toán của Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về chức danh Giám đốc tài chính. Do đó, trong nhiều DN, những nhiệm vụ, chức năng của Giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một Phó Giám đốc và kế toán trưởng làm thay. Tuy nhiên, theo Điều lệ Kế toán trưởng các DN quốc doanh còn đang có hiệu lực, Kế toán trưởng lại không có những chức năng, nhiệm vụ của Giám đốc tài chính. Thậm chí, trong Luật kế toán cũng vậy. Sự làm thay tự nguyện này chính là một trong những nguyên nhân tạo ra một khoảng trống về quản trị tài chính.

Thứ hai, tại Việt Nam hiện nay chưa có một chế độ báo cáo và kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện công tác quản trị tài chính tại DN một cách

cụ thể và thống nhất. Điều này đã gây không ít khó khăn, lúng túng cho DN trong điều hành tài chính.

Thứ ba, sự hạn chế về các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ quản trị tài chính dẫn đến việc thiếu hụt những cán bộ chuyên nghiệp trong hoạt động này tại các DN Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã đưa ra những nét khái quát về CTCP Sông Đà 11. Qua đó, hoạt động quản trị tài chính tại Công ty được đề cập đến một cách cụ thể, chi tiết. Trong những năm qua, Công ty đã thực hiện khá hiệu quả công tác quản trị tài chính tại đơn vị, góp phần làm cho quy mô hoạt động của Công ty không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì vậy, một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế này sẽ được đưa ra trong chương 3, góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị tài chính tại CTCP Sông Đà 11, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 11

3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG VIỆT NAM

- Sự phát triển của ngành Xây dựng phụ thuộc nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế và các chính sách vĩ mô. Với vai trò là ngành hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, tăng trưởng của ngành Xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ đô thị hóa, vốn đầu tư FDI, lãi suất cho vay và lạm phát. Bên cạnh đó, Xây dựng cũng là lĩnh vực tạo nên nền tảng cho phát triển của những ngành khác và nền kinh tế nói chung. Do đó, Chính phủ luôn duy trì một mức giải ngân vào lĩnh vực Xây dựng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng.

Biểu đồ 3.1: Biến động của ngành Xây dựng và GDP

Nguồn: IMF, BMI, và FPTS tổng hợp

Ngoài các chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cũng có tác động trực tiếp tới ngành Xây dựng. Như trong giai đoạn 2012 - 2013, chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy lãi suất cho vay lên mức trên 20%/năm, khiến cho nguồn vốn đổ vào đầu tư xây dựng giảm mạnh. Do đó, chu kỳ của ngành Xây dựng

cũng chịu tác động mạnh từ chu kỳ của tăng trưởng kinh tế ước tính kéo dài khoảng từ 03 đến 10 năm. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng của ngành sẽ có một độ lệch nhất định so với tốc độ tăng trưởng GDP.

- Trong giai đoạn 2011 - 2014, nhóm DN tư nhân luôn chiếm trên 80% trong cơ cấu sản xuất của ngành Xây dựng, đóng góp vai trò quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành.

■ Kinh tế nhà nước ■ Kinh tế ngoài nhà nước

■ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Nguồn vốn tư nhân không chỉ đóng góp vào sự tăng trưởng của lĩnh vực xây dựng dân dụng, còn tham gia vào phát triển cơ sở hạ tầng thông qua các hợp đồng BT, BOT, BOO và PPP. Tuy nhiên, khung pháp lý cho các hình thức hợp tác công - tư (PPP) còn nhiều hạn chế, nên chưa thể thúc đẩy mạnh lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

- Các công trình dân dụng và cơ sở hạ tầng luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu giá trị ngành. Trong đó, xây dựng cơ sở hạ tầng chiếm 41,2% giá

trị ngành, tiếp đến là xây dựng dân dụng chiếm 40,6% và còn lại là xây dựng công nghiệp 18,3%. Xét về khu vực địa lý, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh là hai trung tâm thu hút vốn đầu tư trên cả nước và hiện tại miền Bắc đang dẫn đầu cả nước về chi tiêu cho xây dựng (chiếm 43%), tiếp theo là miền Nam 32,4% và miền Trung 24,6%. ■ Dân Dụng ■ Công Nghiệp ■ Cơ Sở Hạ Tầng ■ Miền Bắc ■ Miền Trung

Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng ngành Xây dựng theo nhóm Công trình và Vùng miền

Nguồn: Tổng cục Thống kê

- Các công ty trong ngành Xây dựng Việt Nam có thể được phân chia theo nhóm ngành tham gia:

> Nhóm Xây dựng dân dụng (CTD, HBC, SC5...)

> Nhóm Xây dựng công nghiệp (LM8, LCG, BCE...)

> Nhóm Xây dựng cơ sở hạ tầng (VCG, HUT, CII, FCN, SJE...) Hoặc chia theo cơ cấu sở hữu theo 2 nhóm chính:

> Nhóm các công ty thuộc Bộ Xây dựng quản lý như các họ Sông Đà (SDT, SJE, SD6, SD9...), Licogi (LCG, LIG, L18...), Vinaconex (VCG, V11, V12...), Lilama (LM8, LM3, LM7...),

Idico (HTI), và các công ty thuộc tập đoàn Nhà nước như PVN (PVX, PVE...), EVN (TV1, TV2, TV3...), Becamex (BCE).

> Nhóm các doanh nghiệp tư nhân (CTD, HBC, CII và FCN).

Trong đó, các công ty thuộc nhóm các công ty nhà nước sẽ có ưu thế hơn khi đấu thầu các công trình thuộc vốn đầu tư nhà nước như các dự án nhà máy điện, hạ tầng giao thông và công trình trọng điểm quốc gia. Vì vậy, các công ty thuộc nhóm này chủ yếu nằm trong phân khúc xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó có CTCP Sông Đà 11.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỎ PHẦN SÔNG ĐÀ 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w