Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 76)

3 4^ Vòng quay vốn tín dụng 4

3.2.5. Tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Như đã đề cập ở phần trên, DNNVV có những điểm yếu như năng lực quản trị điều hành còn hạn chế, hệ thống kế toán, báo cáo tài chính chưa phản ánh đúng năng lực tài chính, chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh r ràng cũng như chưa có cơ chế quản lý tài chính bài bản nên thường trong tình trạng thiếu vốn, phát sinh đột xuất nhu cầu vay hoặc vay quá nhiều trong khi không cân đối được nguồn tiền trả nợ. Do vậy, để nâng cao chất lượng khoản vay của DNNVV, Chi nhánh cần xuất phát từ việc tăng cường hoạt động tư vấn cho doanh nghiệp ngay từ khâu lập hồ sơ vay vốn. Các biện pháp cụ thể như sau:

gửi cho khách hàng danh mục hồ sơ vay và chờ khách hàng gửi lại mà cần tư vấn, giải thích cụ thể cho khách hàng cách lập từng hồ sơ sao cho phù hợp với hoạt động thực tế của doanh nghiệp và nhu cầu vay vốn ngân hàng. Đây là bước cực kỳ quan trọng vì thông tin từ hồ sơ vay vốn là đầu vào quyết định đến việc cho vay sau này. Trong khâu lập hồ sơ vay vốn này, các doanh nghiệp thường xuyên gặp tình trạng là báo cáo tài chính không hợp lý, không lập được phương án vay, vay bao nhiêu tiền, kỳ hạn bao lâu thường là câu hỏi mơ hồ với các doanh nghiệp trong bước này. Trong khi đó dựa trên số liệu thu thập được từ khách hàng cán bộ ngân hàng hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp xác định được vòng quay vốn thực tế để từ đó xác định số tiền cần vay cũng như thời hạn trả nợ. Không những vậy, cán bộ ngân hàng hoàn toàn có thể cùng với khách hàng xác định đầu vào, đầu ra, tính toán hiệu quả của dự án đầu tư để từ đó cho khách hàng ý kiến tư vấn có nên đưa ra quyết định đầu tư hay không, tránh trường hợp khách hàng đầu tư không hiệu quả ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Tuy nhiên, việc tư vấn trên phải thực hiện trên cơ sở thực tế, khách quan, trung thực và chính xác về khách hàng, không được cấu kết, thông đồng với khách hàng xây dựng phương án vay khống để lừa đảo ngân hàng.

- Tiếp theo là bước giải ngân vốn vay, cán bộ ngân hàng không chỉ dừng lại ở việc đưa cho khách hàng danh mục hồ sơ giải ngân mà cần hướng dẫn cụ thể khách hàng cách lập một bộ hồ sơ giải ngân như thế nào, tư vấn cho khách hàng các chương trình vay với lãi suất ưu đãi, phù hợp với đặc thù ngành nghề của từng khách hàng để khách hàng có thể tiết kiệm được chi phí tài chính, tối đa hóa được lợi ích cho khách hàng.

- Ngoài ra, cán bộ tín dụng cần tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa để hoàn thiện bộ máy tổ chức, quy chế điều hành, công tác thông tin báo cáo,... để nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong quá trình vay vốn nói riêng và trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 75 - 76)