Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 76 - 78)

3 4^ Vòng quay vốn tín dụng 4

3.2.6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay, ngoài việc áp dụng chính sách lãi, phí cạnh tranh để thu hút khách hàng thì chất lượng nhân sự của mỗi ngân hàng vẫn là yếu tố rất quan trọng quyết

định đến việc có thuyết phục được khách hàng và duy trì mối quan hệ hay không. Sau khi thuyết phục được khách hàng về quan hệ tại chi nhánh, chất lượng nhân sự tiếp tục là nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chất lượng khoản vay. Thực tế là nhận lực tại Chi nhánh chủ yếu là các cán bộ còn khá trẻ, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng tư vấn khách hàng, cũng chưa phát triển được năng lực tham mưu, đề xuất cho lãnh đạo. Khi thẩm định hồ sơ khách hàng thường xuyên xảy ra hiện tượng làm theo lối mòn, sao chép nội dung thẩm định từ tờ trình này sang tờ trình khác. Ngoài ra vì thiếu kinh nghiệm và hạn chế về khả năng áp dụng kiến thức từ sách vở ra thực tế nên thời gian xử lý hồ sơ vay vốn của cán bộ thường kéo dài, công việc bị chồng chéo, tồn đọng và hiệu quả công việc chưa cao. Chất lượng con người là yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh, những giải pháp cụ thể được đưa ra như sau:

- về công tác tuyển dụng cán bộ mới: Phòng Hành chính Nhân sự có nhiệm vụ sàng lọc hồ sơ các ứng viên nổi bật nhất trong các ứng viên đáp ứng điều kiện tuyển dụng của NHCT, thực hiện kiểm tra kiến thức chuyên ngành và kỹ năng mềm của ứng viên qua các bài phỏng vấn, đảm bảo tuyển dụng được những cán bộ mới có trình độ chuyên môn, có đạo đức tốt, làm việc trung thực, có tinh thần cầu thị để phục vụ Chi nhánh.

- về công tác đào tạo cán bộ: cần đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh. Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các PGD nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc. Đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại

ngữ (đặc biệt tiếng Anh) ở các PGD đóng tại các đô thị lớn để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài.

- về công tác giao chỉ tiêu, nhiệm vụ: Xây dựng bộ quy tắc chuẩn hóa chức năng, nhiệm vụ tương ứng với từng chức danh. Đồng thời phân công công việc theo năng lực, trình độ của từng người, đảm bảo phân công đúng người đúng việc, tạo dựng mội trường làm việc công bằng, tạo động lực phát triển cho cán bộ. Đồng thời, định kỳ hàng tuần, cán bộ thực hiện báo cáo tiến độ công việc đang thực hiện cũng như kế hoạch công việc tuần tới để lãnh đạo giám sát được tiến độ công việc, đồng thời đưa ra được những tư vấn kịp thời cho cán bộ cũng như lãnh đạo cấp trên.

- về công tác thi đua khen thưởng: Phát động các chương trình thi đua đồng thời xây dựng các giải thưởng tương ứng để tạo động lực phát triển cho cán bộ, ví dụ như Chương trình ”Ngôi sao SMEs”, ”Nhân tài thu phí”. ”Phát triển hội nhập cùng doanh nghiệp FDI”, ... Đây là những chương trình nhằm thúc đẩy tăng trưởng KHVVN hiện đang được áp dụng trên hệ thống NHCT. Thông qua các cuộc phát động thi đua này, Chi nhánh đã phát triển được nhiều KHVVN mới. Hơn nữa, công tác đánh giá cán bộ và khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong công việc cũng là động lực để cán bộ lấy làm mục tiêu phấn đấu trong năm. Thêm vào đó, cần bổ nhiệm, quy hoạch các cán bộ giỏi, ưu tú làm lực lượng lãnh đạo tương lai là tiền đề cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh nói chung cũng như góp phần nâng cao hiệu quả cho vay nói riêng.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 76 - 78)