Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 81 - 85)

3 4^ Vòng quay vốn tín dụng 4

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Chú trọng công tác cho vay DNNVV thông qua xây dựng thêm các sản phẩm tín dụng, các chương trình ưu đãi đặc thù cho từng nhóm ngành nghề của doanh nghiệp; sửa đổi quy trình cho vay theo hướng đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian xét duyệt vay vốn để tạo điều kiện để DNNVV tiếp cận nguồn vốn vay không gặp khó khăn, phiền hà. Bên cạnh đó, cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm soát, kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh đảm bảo hoạt động cho vay thực hiện đúng theo quy trình, quy định, an toàn và hiệu quả.

- Xây dựng quy trình cho vay linh hoạt, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn: Hiện quy định cấp giới hạn tín dụng, xét duyệt cho vay ở Vietinbank khá chặt so với một số ngân hàng cổ phần khác. Do đó, quy định cho vay cần được sửa đổi linh hoạt hơn, nhằm đẩy nhanh tốc độ xử lý hồ sơ cho khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Đẩy mạnh hoạt động marketing, tổ chức các hội thảo chuyên đề, gặp gỡ trực tiếp doanh nghiệp và “lắng nghe” vấn đề của doanh nghiệp để từ đó có những giải pháp nhằm phục vụ tốt nhất khách hàng, đồng thời phát triển được thêm khách hàng mới.

- Hỗ trợ Chi nhánh trong việc tiếp cận các KHDNNVV mới tiềm năng, hoạt động kinh doanh tốt, từ đó Chi nhánh có thể phát triển quy mô cho vay, gia tăng lợi nhuận từ hoạt động cho vay.

- Thường xuyên cập nhật diễn biến thị trường và gửi về cho Chi nhánh để Chi nhánh có thể sớm phát hiện được rủi ro của khoản vay cũng như tìm kiếm những cơ hội cho vay mới.

- Chú trọng công tác đào tạo kỹ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng tại Chi nhánh thông qua tổ chức các lớp đào tạo tập trung tại Chi nhánh để nâng cao kỹ năng tư vấn, kỹ năng bán hàng cho cán bộ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, luận văn trình bày định hướng hoạt động kinh doanh cũng như các mục tiêu của hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đông Hà Nội. Đồng thời, dựa trên các vấn đề tồn tại nêu ra tại chương 2, luận văn có đề xuất các nhóm giải pháp và các kiến nghị để thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả cho vay DNVVN tại Vietinbank Đông Hà Nội. Một số giải pháp đề xuất đó là:

Một là, xây dựng và phát triển tổ chuyên trách phục vụ KHDNWN.

Hai là, linh hoạt áp dụng các sản phẩm tín dụng mang lại thu nhập ròng cao hơn.

Ba là, thực hiện chính sách lãi suất cho vay hợp lý trên cơ sở khai thác tối đa lợi ích khách hàng mang lại.

B n là, n ng o hất l ợng thẩm nh ho v y.

Năm là, tăng cường hoạt động tư vấn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sáu là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bảy là, xây dựng quy trình cho vay linh hoạt, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ vay vốn.

Tám là, đẩy mạnh hoạt động marketing về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Chín là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

KẾT LUẬN

Hiện nay, DNNVV là một phân khúc khách hàng cực kỳ quan trọng với mỗi NHTM, các NHTM đều đang tập trung phát triển phân khúc khách hàng này. Không nằm ngoài ngoại lệ, Ngân hàng Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội cũng cùng chung định hướng đó. Tuy nhiên trong thực tế quá trình triển khai tại Chi nhánh, việc mở rộng cho vay khách hàng vừa và nhỏ trong khi vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như an toàn vốn vay đã nảy sinh nhiều vấn đề tồn tại cần giải quyết.

Với công việc hiện này là cán bộ tín dụng, tác giả đã vận dụng những lý luận cơ bản để đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả cho vay DNNVV tại Chi nhánh, đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết được những hạn chế, tồn tại.

Tổng kết lại, luận văn đã thực hiện nghiên cứu được các vấn để sau:

Thứ nhất, khái quát được những lý luận cơ bản về hiệu quả cho vay DNNVV, đã đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá. Đây là cơ sở để tác giá có thể đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay DNNVV tại đơn vị đang công tác trong chương 2.

Thứ hai, tác giả đã thực hiện đánh giá, phân tích thực trạng hiệu quả cho vay DNNVV tại Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội để thấy được những thành tựu và tồn tại một số hạn chế, từ đó tìm ra nguyên nhân. Đây là cơ sở thực tiễn để tác giả đưa ra những giải pháp và đưa ra một số kiến nghị trong chương 3.

Thứ ba, tác giả đã nêu khái quát định hướng hoạt động cho vay của đơn vị trong giai đoạn 2019-2021, dựa trên đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội.

Trước đây đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả cho vay DNNVV được công bố nhưng đặt riêng vào tình hình hoạt động thực tế tại Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội cũng như trong bối cảnh thị trường mới, đòi hòi phải có những đề xuất kiến nghị mới và phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Mặc dù còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nhưng với kết quả nghiên cứu này, tác

giả mong muốn những giải pháp đưa ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV tại Vietinbank - Chi nhánh Đông Hà Nội. Tác giả rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ phía hội đồng để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CHO VAY DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÔNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w