Nâng cao năng lực nhận biết rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549345 (Trang 102 - 105)

Đây là khâu đầu tiên trong hạn chế RRTD, trên cơ sở nhận biết rủi ro các nhà quản lý sẽ tiếp tục thực hiện các khâu tiếp theo, đây là một trong các nội dung quan trọng nhất trong quản lý rủi ro tín dụng . Để nhận biết RRTD, cần xem xét đến các dấu hiệu của rủi ro tín dụng, từ đó phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của rủi ro tín dụng, các nhân tố ảnh huởng và mức độ tác động các nhân tố đó đến rủi ro tín dụng của ngân hàng.

Trên cơ sở các dấu hiệu của RRTD, các bộ phận chịu trách nhiệm quản lý rủi ro theo phạm vi nhiệm vụ của mình đua ra c ác đánh giá, nhận xét, đề xuất đến bộ phận chịu trách nhiệm trực tiếp để có phuơng án xử lý kịp thời. Dấu hiệu của rủi ro tín dụng có thể đến từ phía khách hàng hay từ chính nội bộ chi nhánh. Quá trình này đuợc thực hiện trong suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng, từ bán hàng, thẩm định, phê duyệt, vận hành, giám sát tín dụng đến khâu cuối cùng đó là xử lý nợ có vấn đề. Để tăng cuờng hiệu quả nhận biết rủi ro tín dụng, PVComBank cần luu ý một số khâu trong quy trình cấp tín dụng, đặc biệt là các khâu: Thẩm định tín dụng, phê duyệt tín dụng và chất luợng các báo cáo về tín dụng, rủi ro tín dụng, cụ thể nhu sau:

Công tác thẩm định tín dụng: CBTD cần phải đánh giá những nội dung sau: đánh giá yếu tố kinh tế vĩ mô, ngành nghề kinh doanh của khách hàng; Mục đích xin cấp tín dụng và nguồn trả nợ của khách hàng; Xác định mức rủi ro của khách hàng và xếp hạng rủi ro; những điều khoản cũng nhu thỏa thuận dự kiến khi thực hiện cấp tín dụng; phân tích về tính pháp lý tài sản đảm bảo cũng nhu khả năng ph t mại của tài sản nếu xảy ra tranh chấp; các hồ sơ ph p lý của khách hàng kèm theo. CBTD cần phải phân tích chi tiết về tình hình tài

87

chính cũng như dòng tiền của khách hàng, mục đích cấp tín dụng để có sản phẩm tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và đảm bảo được lợi ích cho chi nhánh.

Đối với công tác báo cáo về RRTD: Định kỳ hay đột xuất (theo yêu cầu), phòng QLRR phải lập và trình các báo cáo nội bộ về rủi ro tín dụng với các nội dung sau:

+ Chất lượng của các khoản tín dụng, danh mục tín dụng phân loại theo lĩnh

vực, ngành nghề, hạng rủi ro, quy mô, tài sản bảo đảm, loại tiền tệ và kỳ hạn; + Các khoản tín dụng có vấn đề;

+ Các khoản tín dụng lớn và tình hình tập trung tín dụng;

+ Các khu vực, lĩnh vực ngành nghề có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng mạnh; + Đánh giá TSĐB, phân loại các khoản tín dụng theo tài sản bảo đảm; + Tình hình trích lập dự phòng rủi ro;

+ Kết quả rà soát, đánh gi á việc triển khai, hoàn thiện các khuyến nghị do kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, hay kiểm toán nhà nước đưa ra;

+ Các vi phạm hạn mức rủi ro trong kỳ báo cáo và lý do vi phạm; + Các khuyến nghị về công tác quản lý RRTD.

+ Đánh giá chung tất cả các rủi ro và đánh gi á cụ thể từng loại rủi ro trọng yếu trên cơ sở so sánh với hạn mức rủi ro và tác động đối với vốn và lợi nhuận của chi nhánh.

Bằng những giải pháp ngay trong khâu nhận biết rủi ro cũng như công tác

báo c áo RRTD cũng sẽ làm nâng cao chất lượng quản lý RRTD tại ngân hàng.

3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng

Một trong những giải pháp hàng đầu trong việc hạn chế RRTD, đó là hoàn thiện và chuẩn hóa chính s ách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng khác nhau trong từng thời kì, cụ thể:

88

vẫn là tập trung vào một nhóm khách hàng lớn, phát triển ổn định và đem lại lợi ích đều đặn hàng năm; mà bỏ quên việc tiếp cận, mở rộng nền khách hàng sang c ác khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ - c ác đối tượng có tiềm năng cao, với c ác mảng kinh doanh mới, đem lại hiệu quả ổn định. Việc tập trung vào c ác nhóm khách hàng lớn mặc dù hết sức quan trọng, nhưng tập trung quá lớn dư nợ vào nhóm này sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng . Vì vậy PVComBank nói riêng và PVcomBank nói chung cần có chính s ách ưu tiên hơn với nhóm khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng mới nhằm vừa tăng lợi ích, vừa phân tán được rủi ro tín dụng .

Một vấn đề khác cần lưu ý trong chính s ách tín dụng của PVComBank là chưa có sự linh hoạt thay đổi chính s ách trong từng thời kỳ . Một ví dụ điển hình là sự chậm thay đổi trong giới hạn tín dụng cấp đối với c ác nhóm ngành nghề khác nhau: chu kì kinh doanh của c ác doanh nghiệp thay đổi trong một năm thường từ 3 đến 4 lần, tuy nhiên chính s ách tín dụng lại thường chỉ thay đổi 1-2 lần một năm, dẫn đến việc cho vay vào c ác thời điểm mà hoạt động sản xuất kinh doanh đang có sự giảm sút hoặc tạm ngừng, dẫn đến khó thu hồi vốn đúng hạn . Một ví dụ khác là sự chậm thay đổi trong giới hạn cũng như chính s ch cấp tín dụng cho c c nhóm ngành kinh doanh có rủi ro cao hoặc đang trong giai đoạn tho i trào: ví dụ như cho vay kinh doanh bất động sản trong thời điểm bong bóng bất động sản phình to; cho vay sản xuất thép trong giai đoạn mà ngành thép đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh từ thép ngoại nhập . Đây chính là nguyên nhân làm tăng nợ xấu, nợ khó đòi tại PVComBank trong những năm gần đây .

Chính s ách về bảo đảm tiền vay cũng là một trong những khía cạnh cần phải khắc phục trong chính s ách tín dụng tại PVComBank . Chính s ách về bảo

đảm tiền vay có sự kh c biệt nhất định giữa c c doanh nghiệp lớn và c c doanh nghiệp vừa và nhỏ . Trong khi c ác doanh nghiệp lớn (kể cả c ác doanh

89

nghiệp đang thoái trào) vẫn được cho vay với tỉ lệ bảo đảm thấp, gần như tín chấp, thì c ác doanh nghiệp nhỏ lại phải chịu tỉ lệ tài sản bảo đảm rất cao . Điều

này gây ra thiệt hại kép cho PVComBank: c ác doanh nghiệp lớn có dư nợ cao khi rủi ro phát sinh thì khả năng thu hồi gốc lãi là rất thấp; trong khi c ác doanh nghiệp nhỏ không còn muốn quan hệ với ngân hàng, làm giảm khả năng phân tán rủi ro tín dụng .

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỚ PHẦN ĐẠI CHÚNG VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549345 (Trang 102 - 105)