Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CO PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH BÌNH XUYÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549341 (Trang 83 - 85)

2.1. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TÍN DỤNG CỦA NGÂN

3.2.1. Nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức cán bộ tín dụng

Trong hoạt động tín dụng, chất lượng tín dụng luôn gắn với những con người cụ thể và do đó đòi hỏi những người làm công tác tín dụng phải nắm vững tài chính doanh nghiệp, thẩm định dự án, có khả năng phân tích và tổng hợp nhạy bén, và có phẩm chất đạo đức tốt. Để có đội ngũ cán bộ tín dụng như vậy Chi nhánh cần:

Đối với đội ngũ lãnh đạo: Chi nhánh cần phải xây dựng các tiêu chu n

cụ thể đối với các l nh đạo như có năng lực điều hành, nắm được quy trình tín dụng, ra quyết định chính xác về cho vay hay không, nắm được các chính sách của Đảng và nhà nước liên quan đến lĩnh vực cho vay, đặc biệt là cho

vay ngắn hạn. Cán bộ l ãnh đạo phải đề ra được cách thức điều hành tốt nhất sao cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định của hệ thống. Thường xuyên thực hiện các cuộc rà soát chất lượng cán bộ tín dụng nhằm đánh giá chính xác năng lực, phẩm chất đạo đức của từng người.

Vấn đề tuyển dụng nhân sự: Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng

cán bộ hợp lý để thu hút được những sinh viên xuất sắc, có năng lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đã tốt nghiệp những trường đại học có uy tín. Hơn nữa, việc tuyển chọn phải trên cơ sở yêu cầu của từng loại công việc và có tiêu chu n rõ ràng.

Vấn đề đào tạo nhân sự:

+ Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cán bộ nhân viên của chi nhánh. Đặc biệt chú trọng đào tạo tại chỗ, khuyến khích cán bộ tự học tập nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ lý luận và thực ti ễn phục vụ cho công tác chuyên môn.

+ Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những kinh nghiệm quý báu nhằm tăng cường khả năng đánh giá và th m định sâu sát với món vay hơn.

+ Tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các khóa học trong nước và nước ngoài. Cử các cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng lớn.

Vấn đề đào tạo cán bộ làm công tác quản lý rủi ro: Đào tạo cán bộ

làm công tác quản lý rủi ro là vấn đề cấp bách xuất phát từ thực tế của chi nhánh khi lực lượng cán bộ làm công tác quản lý rủi ro còn mỏng, chủ yếu là từ tín dụng chuyển sang hầu hết không có chuyên chuyên ngành sâu về quản lý rủi ro tín dụng. Trong bất kỳ hoạt động nào của NHTM đặc biệt là công tác quản lý rủi ro thì yếu tố con người vẫn đóng vai trò then chốt. Chi nhánh cần tích cực tìm kiếm cơ hội đào tạo kết hợp với việc chủ động mở các lớp đào tạo ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ và thức đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ

công làm công tác quản lý rủi ro để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh.

Sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý: Chi nhánh cần bố trí sắp xếp có hiệu

quả đội ngũ cán bộ nghiệp vụ theo nguyên tắc đúng nguời, đúng việc, bố trí công tác phù hợp với khả năng, trình độ và sở truờng của mỗi nguời s ẽ tránh đuợc những rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Vấn đề lương thưởng đãi ngộ: Hoạt động tín dụng của chi nhánh có

được những kết quả tốt một phần là do cán bộ tín dụng. Vietinbank Chi nhánh Bình Xuyên muốn đội ngũ cán bộ giỏi, thu hút được những người có trình độ thì chính sách lương thưởng phải hợp lý đảm bảo phản ánh đúng kết quả kinh doanh. Chi nhánh cần có bảng chấm điểm cán bộ tín dụng dựa vào việc thực hiện các chỉ tiêu được giao, từ đó đánh giá năng lực của từng người và đưa ra chế độ thưởng, phạt hợp lý. Ban l ãnh đạo cần phải quan tâm hơn nữa đến đời sống của các cán bộ, tạo điều kiện cho những cán bộ có năng lực thực sự có điều kiện thăng tiến để họ tích cực hơn trong công việc

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CO PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAMCHI NHÁNH BÌNH XUYÊN Xem nội dung đầy đủ tại10549341 (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w