- Hoàn thiện quy trình xử lý tài sản
Mặc dù luật và các văn bản liên quan của Việt Nam quy định NHTM có quyền xử lý tài sản đảm bảo nợ vay của khách hàng khi khách hàng không trả được nợ, tuy nhiên cơ chế pháp lý chưa rõ ràng đặc biệt là đối với QSDĐ. Trong thực tế việc xử lý thu hồi còn mất nhiều thời gian và qua nhiều khâu đoạn.
- Hạn chế tín dụng chỉ định
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện rất cần sự quản lý của Nhà nước cũng như của Chính phủ đặc biệt đối với tín dụng đầy rủi ro. Tuy nhiên việc quản lý bằng cách can thiệp sâu vào hoạt động tự chủ kinh doanh của TCTD như việc cho vay theo chỉ định của Chính phủ hoặc là can thiệp hành chính đối với các mức lãi suất cho vay sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động tín dụng. Vì vậy Chính phủ cần tránh can thiệp sâu và manh tính hành chính vào hoạt động của các NHTM.
- Nhà nước tiếp tục thực hiện đơn giản hó a các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp giải quyết giấy tờ thủ tục, từ đó giúp khách hàng của ngân hàng đẩy nhanh quá trình sản xuất kinh doanh, giảm RRTD cho ngân hàng.
- Cần ban hành quy định cụ thể về công bố thông tin tài chính doanh nghiệp. Trong đ yêu cầu rõ ràng các doanh nghiệp phải cung cấp thông tin
đã được kiểm toán. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có quy định chặt chẽ về điều kiện thành lập công ty kiểm toán, c ó chế tài xử phạt hợp lý với kiểm toán viên cố tình đưa ra báo cáo kiểm toán thiếu trung thực gây tổn hại cho người sử dụng thông tin.
- Thúc đẩy thị trường tài chính, trước hết là thị trường liên ngân hàng và thị trường tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
- Chính phủ cần ban hành chính sách một cách thích hợp nhằm cân đối các mục tiêu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống NHTM. Tránh sự thay đổi chính sách quá đột ngột gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh và cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các ngân hàng. Bên cạnh đ , cần ký kết hiệp định thương mại với các nước trên thế giới, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.
- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường xá, cầu cống, điện, mạng Internet.. .để thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng phát triển an toàn, bền vững và hội nhập quốc tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Dựa trên những mục tiêu, định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới, trong chương 3, luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phòng ngừa RRTD, giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng hiệu quả và an toàn hơn. Đồng thời, để thực hiện các biện pháp đưa ra một cách hiệu quả, không chỉ cần sự cố gắng của VIB mà còn cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Vì vậy, luận văn còn đưa ra những kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để tạo điều kiện cho VIB nó i riêng và toàn bộ NHTM tại Việt Nam nói chung có thể giảm thiểu RRTD trong quá trình hoạt động.
KẾT LUẬN
•
Rủi ro tín dụng luôn luôn tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, là mầm mống hiểm họa gây nên tổn thất cho các ngân hàng. Vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng luôn tìm cách hạn chế RRTD một cách tối đa, tuy nhiên điều này không dễ dàng do RRTD không chỉ xuất phát từ nội tại ngân hàng mà còn có thể đến từ sự chi phối của nhiều yếu tố. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam thành lập từ năm 1996 trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển đang dần chuyển mình thay đổi, cải tiến hoạt động kinh doanh để đáp ứng được yêu cầu của NHNN cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Do vậy, hoạt động quản trị RTTD đang trở thành mối quan tâm lớn.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã đạt được những kết quả sau:
Một là: Về lý luận, khó a luận đã xây dựng được một hệ thống khái niệm c ó tính khái quát, khoa học về RRTD và công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
Hai là: Về thực tiễn, khó a luận đã phân tích thực trạng RRTD của VIB
qua các năm 2015 - 2017, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đ trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.
Ba là: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác phòng ngừa
và hạn chế RRTD của VIB ,luận văn đã đưa ra một số giải pháp và các kiến nghị đối NHTMCP Quốc Tế Việt Nam, với các cấp, các ngành nhằm tăng cường hiệu quả trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD tại VIB.
Hoàn thành luận văn này tác giả hy vọng với những kiến thức đã được tiếp thu tại trường, cùng với những nhận thức về lý luận, thực tiễn hoạt động của các NHTM, qua đó đề ra những giải pháp và kiến nghị đưa ra sẽ đóng góp
một phần vào việc hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam.
Tuy nhiên với khả năng nghiên cứu, tìm hiểu và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và có nhiều vấn đề đưa ra chưa được giải quyết triệt để. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng gó p của các Thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn của mình được hoàn hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
1. Phạm Thanh Bình (2006), Nâng cao quản trị RRTD của hệ thống
NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT, Kỷ yếu Hội thảo NHNN -
Uỷ ban kinh tế & ngân sách của Quốc Hội: vai trò của hệ thống NH trong 20 năm đổi mới ở Việt nam, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Cành (2014), Tài chính phát triển, Nhà xuất bản ĐHQG TPHCM, TP HCM.
3. Phan Thị Cúc (2008), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê
4. Nguyễn Thành Danh (2009), Từ điển kinh doanh Anh - Việt, NXB Thống kê
5. Nguyễn Đăng Dờn (2004), Tiền tệ ngân hàng, NXB Thống kê
6. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
7. Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tín dụng - Ngân hàng, NXB Thống kê.
8. Nguyễn Thùy Dung (2010), Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà
Nội,Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế Quốc Dân.
9. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ Ngân Hàng. Nhà xuất bản Thống kê. TP.HCM.
10. Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội
11. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng
thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Hiền (2007), Một số giải pháp nâng cao năng lực quản
ngân hàng số 5, Hà Nội.
13. Trần Huy Hoàng (2013), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Lao động Xã hội, TP.HCM.
14. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân
hàng. Nhà xuất bản Tài chính. TP.HCM
15. Nguyễn Minh Kiều (2013), Tài liệu giảng dạy Cao học môn nghiệp
vụ Ngân hàng, Đại học kinh tế TP. HCM. Nguyễn Đại La (2006), Nâng cao
năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng số 9, Hà Nội.
16. Nguyễn Lan Khanh (2010), Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB), Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Ngoại Thương
17. Nguyễn Văn Lương, P GS.TS. Nguyễn Thị Nhung (2004), Hệ thống
ngân hàng Việt Nam trước thềm hội nhập, Tạp chí ngân hàng số 1, Hà Nội.
18. Nguyên Thị Mai (2011), Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh VPBank Chi nhánh Đà Năng, Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Đại học Đà Năng
19. Nguyễn Thị Mùi (2006), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính.
20. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
21. Ngân hàng Nhà nước (2014), Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
đối với khách hàng.
23. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thông tư 06/2016/TT-NHNN Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
24. Lê Hồng Phong (2007), Nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng
Thương mại Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế.Học viện Ngân hàng. Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Quy, RRTD của các NHTM trong xu thế hội nhập, Nhà xuất bản lý luận chính trị.
26. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
27. Triệu Tư Thành (2013), Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, luận văn thạc
sỹ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội
28. Nguyễn Văn Tiến (2008), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân
hàng, NXB Thống kê Hà Nội.
29. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình nguyên lý và nghiệp vụ ngân
hàng thương mại, Trường Học viện Ngân hàng
30. Nguyễn Văn Tiến (2013), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng, Nhà xuất bản thống kê, TP.HCM
31. Nguyễn Văn Tuyên (2017), Những giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Mỹ, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Bà Rịa Vũng Tàu
32. Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2013), Giải pháp xử lý nợ
xấu trong tiến trình tái cơ cấu các ngân hàng thương mại Việt Nam, Nhà xuất
bản thống kê, TP.HCM.
II. Tài liệu nước ngoài
1. Frederic S. Mishkin (1991), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài
chính, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. P.Samuelson (2000), Kinh Tế Học, NXB Giáo Dục, Hà Nội
3. Peter S. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân và Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.