Trích lập dự phòng RRTD

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC TẾ VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549348 (Trang 66 - 68)

Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất qua đó giúp ngân hàng tránh được các trường hợp khó khăn về tài chính có thể dẫn đến đổ vỡ. Theo khoản 2 điều 2 Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là : “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung”.

Bảng 2.5: Trích lập dự phòng RRTD tại VIB giai đoạn 2015 - 2017

Năm 2015, số trích lập dự phòng là 752 tỷ đồng, năm 2016 con số trích đã tăng lên 1.015 tỷ đồng và năm 2016 là 994 tỷ đồng. Điều này là do trong giai đoạn 2015-2017, ngân hàng đã có những cải thiện lớn trong việc xử lý nợ xấu. Tuy nhiên nợ nhóm 2 và nhóm 5 thời gian gần đây c ó xu hướng tăng lên. Điều này cho thấy rằng thời gian qua, VIB đã c ó sự quan tâm đến phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng mình.

Theo đó, tỷ lệ trích lập dự phòng có xu hướng tăng trong năm 2016 nhưng giảm vào năm 2017.

Tỷ lệ bù đắp RRTD 0,69% 0,73% 0,76%

Hình 2.7: Tỷ lệ trích lập dự phòng của VIB giai đoạn 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo tài chính của VIB năm 2015 - 2017)

Năm 2015 tỷ lệ này là 1,57% thì năm 2016 là 1.69 % và năm 2017 là 1,18%. VIB đã giảm dần tỷ lệ trích lập dự phòng trong năm 2017 do ngân hàng đã thu hồi được nhiều khoản nợ quá hạn. Điều đó cho thấy chất lượng các khoản tín dụng đang được kiểm soát tương đối tốt. Tuy nhiên không nên vì thế mà VIB chủ quan do ngoái sự gia tăng của nợ nhóm 5 thì nợ nhóm 2 đang c ó sự tăng lên đột biến theo số liệu thống kê.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC TẾ VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549348 (Trang 66 - 68)