Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC TẾ VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549348 (Trang 34 - 38)

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngành ngân hàng nhưng đồng thời cũng là nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, cần tìm hiều và đi sâu để tìm ra những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng của NHTM. RRTD c ó thể đến từ nhiều phía: Nguyên nhân đến từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ khách hàng và từ môi trường bên ngoài.

1.2.3.1. Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh dựa trên sự chênh lệch lãi suất giữa nguồn tiền huy động và cho vay. Chính vì vậy nên ngân hàng rất cẩn trong khi xem xét trước khi duyệt chi một khoản vay để tránh những rủi ro mất vốn. Tuy vậy, rủi ro tín dụng vẫn c ó thể xảy ra mà nguyên nhân đến từ phía năng lực quản trị của ngân hàng. Vì thế rủi ro tín dụng do nguyên nhân từ phía ngân hàng thường chiếm tỷ lệ nhỏ và do những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, do Ngân hàng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng,... dẫn đến việc xác định sai hiệu quả phương án xin vay, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh của khách hàng.

Thứ hai, Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết.

Thứ ba, sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao. Cán bộ tín dụng cần c ó sự phê duyệt của lãnh đạo trước khi giải ngân. Vậy nên nếu cấp trên không c ó sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ c vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu các cấp quản lý không c sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không c những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra.

Thứ tư, do ngân hàng c ó chủ trương chạy theo số lượng chỉ tiêu mà xem nhẹ chất lượng khoản vay, lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh mà c ó thể dẫn đến vi phạm các nguyên tắc trong cho

vay, cho vay vuợt tỷ lệ an toàn, hoặc thiếu tài sản thế chấp, cầm cố.

Thứ năm, ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Một công cụ hữu hiệu luôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì mọi ngành đều c ó rủi ro.

1.2.3.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng:

Thứ nhất, do khách hàng kinh doanh thua lỗ nên mất khả năng trả nợ. Trường hợp này rất phổ biến do khách hàng c ó trình độ yếu kém trong dự đoán các vấn đề kinh tế, năng lực quản lý hạn chế, sử dụng vốn không đúng mục đích, kinh doanh thua lỗ.... Hơn nữa c ó rất nhiều người vay sẵn sàng tìm đến những cơ hội kinh doanh mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận cao, mà không tính toán kỹ những bất trắc c ó thể xảy ra nên ngân hàng đứng trước nguy cơ chịu tổn thất lớn.

Thứ hai, là vấn đề liên quan đến đạo đức kinh doanh khí khách hàng cố tình chiếm dụng vốn của ngân hàng. Nhiều khách hàng sử dụng những thủ đoạn như tạo báo cáo tài chính giả và số liệu không chính xác. Nếu như không thể phát hiện ra, ngân hàng sẽ đánh giá sai về khả năng tài chính của khách và cho vay vốn với khối lượng và thời hạn không hợp lý và rủi ro tín dụng là điều sẽ xảy ra

1.2.3.3. Các nguyên nhân khác:

Thứ nhất: Chất lượng thông tin chưa cao. Các thông tin mà ngân hàng thu thập thường liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài

chính của khách hàng, tình hình kinh tế xã hội, cạnh tranh trên thị trường; sau đó dựa vào các thông tin thu thập được để ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải lúc nào các thông tin ngân hàng thu thập được đều c ó tính chính xác, đầy đủ và kịp thời. Do vậy, nếu hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng không hoạt động c ó hiệu quả, cập nhật được những thông tin đáng tin cậy thì tất yếu dẫn đến việc ngân hàng thất thoát vốn khi cho vay.

Thứ hai: Sự thay đổi trong các chính sách kinh tế, pháp luật. Sự thiếu nhất quán trong các chính sách kinh tế pháp luật cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới ngân hàng cũng như như các doanh nghiệp có sử dụng vốn vay ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không ổn định khi c ó những thay đổi trong quy định về thuế, vốn..,cũng như hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng bị tác động nhiều bởi những văn bản luật về tài sản đảm bảo, dự trữ, trích lạp... Như vậy, các chính sách kinh tế, pháp luật không hoàn chỉnh cũng gây khó khăn c ó doanh nghiệp về khả năng trả nợ, cũng như đe doạ đến sự an toàn của ngân hàng trong cho vay

Thứ ba: Những biến động kinh tế không dự báo được. Khi nền kinh tế ổn định, tăng trưởng lành mạnh thì nhu cầu đầu tư trong xã hội c xu hướng gia tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, khi xuất hiện những biến động kinh tế như lạm phát, giá tăng ở một số mặt hàng nào đó ảnh hưởng đến một nhó m ngành thì rủi ro tín dụng với ngân hàng là rất lớn. Nhiều người vay c thể thích ứng và vượt qua kh khăn đ , nhưng cũng c ó rất nhiều người bị đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh thua lỗ nên khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng không được đảm bảo.

Sự bất ổn về kinh tế của mỗi quốc gia sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của nước khác hay các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên thế giới xảy ra là nguyên nhân gây ra rủi ro của cả doanh nghiệp và ngân hàng. Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới cũng

là nguyên nhân gây ra rủi ro.

Thứ tư: môi trường chính trị. Nếu tình hình chính trị của một quốc gia không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, các mối quan hệ, tạo nên rào cản thương mại cho doanh nghiệp, từ đó gây nên tác động không tốt tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng và làm tăng khả năng xảy ra RRTD

Ngoài ra, sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thiên tai, dịch bệnh, bão lụt gây tổn thất cho khách hàng vay vốn kinh doanh, làm ảnh hưởng tới tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUOC TẾ VIỆT NAM Xem nội dung đầy đủ tại10549348 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w