* Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng
Đây là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi hoạt động tín dụng của ngân hàng, khuếch trương thanh thế, vừa đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được điều này các ngân hàng cần vạch ra được một số chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề sau:
Aa tranh của các TCTD khác trong việc dành giật thị phần trong phạm vi hẹp củaChất lượng cao- Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh0,04% một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nước với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại một số ngành nghề kinh tế.
- Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt những sản phẩm. Nhà nước không khuyến khích hay những loại sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trường.
- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.
- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng VNĐ và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng tránh được rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá.
- Cho vay đồng tài trợ: Hình thức cho vay đồng tài trợ nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. Do đó khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình.
* Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh
Các công cụ tài chính phái sinh (credit derivatives) là các hợp đồng tài chính bảo vệ người thụ hưởng trong trường hợp khoản nợ không thể được thanh toán. Vì vậy, c ó thể được sử dụng hiệu quả trong việc giảm RRTD cho ngân hàng.
Đối với các NHTM ở Việt Nam nó i chung và NCB nó i riêng, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong công tác phòng ngừa, hạn chế RRTD là khá mới mẻ. Vì vậy, ngân hàng cần tập trung nghiên cứu để c ó thể sử dụng nó như một công cụ hữu hiệu trong công tác phòng ngừa RRTD.
Các công cụ tài chính phái sinh mà ngân hàng sử dụng để phòng ngừa và hạn chế RRTD là:
+ Sử dụng hoán đổi tín dụng
+ Sử dụng hợp đồng quyền chọn tín dụng
+ Sử dụng hợp đồng tương lai chỉ số giá cổ phiếu + Sử dụng hợp đồng quyền chọn cổ phiếu
Bên cạnh đó, ngân hàng cần nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong công tác phòng ngừa RRTD của các ngân hàng nước ngoài để c ó thể sử dụng c ó hiệu quả công cụ này và tránh rủi ro (đối tác của hợp đồng tín dụng phái sinh không thực hiện hợp đồng và lúc này ngân hàng phải đi tìm đối tác khác) cho ngân hàng.
*xếp hạng tín dụng khách hàng
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%
* Thiết lập chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng
Mỗi Ngân hàng chấp nhận một mức rủi ro khác nhau trong quá trình hoạt động và thiết lập chính sách QLRR tín dụng khác nhau trong quá trình hoạt động. Chính sách QLRR tín dụng bao gồm: Chính sách khách hàng, phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, chính sách tài sản bảo đảm,.... Chính sách QLRR tín dụng là cơ sở để hình thành nên quy trình cấp tín dụng của mỗi ngân hàng đồng thời là công cụ hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng trong quá trình cho vay.
Một chính sách QLRR tín dụng tốt là một chính sách QLRR tín dụng được trình bày bằng những thuật ngữ chính xác, những hướng dẫn được thể hiện rõ ràng đối với các loại hình tín dụng khác nhau. Chính sách phải vạch ra cho cán bộ tín dụng phương hướng hoạt động và một khung tham chiếu rõ ràng để làm căn cứ xem xét các nhu cầu vay vốn.
Chính sách QLRR tín dụng của mỗi ngân hàng có những nét khác biệt phụ thuộc vào: Đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng, quan điểm tăng trưởng tín dụng của lãnh đạo ngân hàng, lĩnh vực cho vay chủ yếu của Ngân hàng, đặc trưng hoạt động của ngân hàng,.. .Trong quá trình hoạt động, mỗi ngân hàng đều có những thay đổi trong chính sách QLRR tín dụng phù hợp hơn với điều kiện hoạt động của mình và giảm thiểu được rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.