Các loại rủi ro trong phương thức thanhtoán TDCT

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549357 (Trang 34 - 39)

Trong hoạt động TTQT, do có sự cách biệt về địa lý, ngôn ngữ, hệ thống luật pháp, tập quán kinh doanh,... nên luôn tiềm ẩn những rủi ro. Bên cạnh những rủi ro chung phát sinh trong hoạt động TTQT, mỗi phương thức thanh toán có thể đem lại thuận lợi, cũng có thể đem lại rủi ro cho các bên. Phương thức thanh toán TDCT không phải là một ngoại lệ. Sau đây là ba loại rủi ro chính thường xảy ra là:

1.3.2.1. Rủi ro kỹ thuật nghiệp vụ

Đây là những rủi ro hình thành do những sai sót mang tính kỹ thuật trong quá trình thanh toán, nhưng nó còn mang tính không gian và thời gian của yêu cầu phát triển nền kinh tế quốc tế.

> Rủi ro đối với người XK

Nếu người XK xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C, thì mọi khoản thanh toán/chấp nhận có thể bị chậm trễ, thậm chí bị từ chối thanh toán và nhà XK sẽ phải tự xử lý hàng hóa như dỡ hàng, lưu kho cho đến khi các vấn đề được giải quyết hoặc phải tìm người mua mới, bán đấu giá hay chở hàng quay về nước. Nhà XK phải chịu các chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho và mua bảo hiểm cho hàng hóa... trong khi đó không biết rõ lập trường của nhà XK sẽ đồng ý hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.

Trong trường hợp L/C không có xác nhận, nếu NHPH mất khả năng thanh toán thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo thì cũng không được thanh toán. Nếu NHPH đã chấp nhận hối phiếu kỳ hạn nhưng bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một ngân hàng trong nước, còn lại người NK luôn chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NHPH.

Khi nhà NK đưa ra các điều khoản khó thực hiện, nếu nhà XK vẫn giao hàng và lập bộ chứng từ không phù hợp thì nhà NK có thể từ chối thanh toán hoặc đòi giảm tiền hàng.

> Rủi ro đối với nhà NK

Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hóa. Ngân hàng chỉ kiểm tra tính chân thật “bề ngoài” của chứng từ mà không chịu trách nhiệm về tính chất bên trong của chứng từ, cũng như chất lượng và số lượng hàng hóa. Một nhà XK có chủ tâm gian lận có thể xuất trình bộ chứng từ giả mạo cho NHđCĐ để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự đảm bảo nào cho nhà NK rằng hàng sẽ đúng như đơn đặt hàng hay không bị hư hại gì. Trong khi nhà NK vẫn phải hoàn trả tiền cho NHPH.

> Rủi ro với Ngân hàng

- Rủi ro đối với Ngân hàng mở L/C (issuing bank): NHPH L/C là ngân hàng thay mặt người mua cam kết thanh toán đối với phương thức trả ngay, hoặc chấp nhận và thanh toán các hối phiếu trả chậm cho người hưởng lợi nếu

các chứng từ này thỏa mãn điều kiện của L/C. Ngân hàng có thể gặp những rủi ro từ phía người NK gây ra bởi ngân hàng không nắm được uy tín, khả năng thanh toán của họ hoặc trong sản xuất kinh doanh họ thua lỗ, dẫn đến phá sản.

phải tiến hành kiểm tra tính pháp lý của doanh nghiệp, đơn xin mở L/C, nguồn vốn thanh toán và các chứng từ có liên quan... rủi ro lúc này thường xuất phát từ phía doanh nghiệp thể hiện ở hợp đồng ngoại thương qua những điều khoản bất lợi như giá cả, phương thức thanh toán, trọng tải, vận tải...

- Rủi ro khi kiểm tra bộ chứng từ: đây là khâu rất quan trọng. Nếu ngân hàng kiểm tra không kỹ bộ chứng từ mà vẫn thanh toán thì sẽ gặp những

tổn thất to lớn khi bộ chứng từ có sai sót hoặc chứng từ giả.

- Rủi ro về tỷ giá', khi nhập hàng, nhà NK không thể lường trước được sự biến động của tỷ giá. Nếu ngoại tệ giảm giá so với trước khi ký hợp

đồng, nhà NK không muốn nhận hàng vì sợ bị lỗ. Do vậy, nếu tỷ lệ quỹ không bù đắp trượt giá của nội tệ thì rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.

- Rủi ro nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản: đây là rủi ro gây thiệt hại nặng nề nhất cho ngân hàng mở bởi vì ngân hàng mở buộc

phải thanh toán cho người bán trong khi không thể thu hồi vốn từ người mua.

Nguyên nhân có thể do ngân hàng không tiến hành thẩm định kỹ doanh nghiệp lần đầu đến quan hệ mở L/C hoặc do trong quá trình sản xuất kinh doanh nhà NK bị lỗ liên tục mà ngân hàng không biết .

- Rủi ro do nhà XK có hành vi lừa đảo: nếu nhà XK giả mạo chứng từ, NHđCĐ mặc dù đã kiểm tra chứng từ nhưng không phát hiện ra, ngân hàng mở thì cho phép ngân hàng chiết khấu trích tài khoản của mình để

thanh toán cho người bán. Nếu nhà XK bị phá sản, trong khi nhà NK không có đủ năng lực tài chính để bồi thường cho ngân hàng mở thì ngân hàng mở sẽ gánh chịu rủi ro.

xác định được mã khóa hay mẫu chữ ký ủy quyền. Nếu NHTB quyết định không thông báo L/C mà không gửi thông báo hoặc thông báo chậm trễ cho NHPH thì NHTB cũng gặp rủi ro.

- Rủi ro đối với NHXN (Confirming Bank): NHXN thường là ngân hàng lớn có uy tín được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho

người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ thanh

toán của

mình. Rủi ro đối với NHXN là không nắm được năng lực tài chính của ngân

hàng mở mà vội đi xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi cuối cùng NHXN phải

thanh toán thay cho ngân hàng mở do ngân hàng mở thiếu thiện chí hay mất khả

năng thanh toán, thậm chí phá sản.

- Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu chứng từ (Negotiating Bank): ngân hàng chiết khấu có thể là NHXN nếu là L/C xác nhận hoặc là NHTB nếu người thụ hưởng muốn xuất trình qua ngân hàng thứ ba nhưng thường là NHđCĐ cụ thể hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C cho chiết khấu

tự do. Rủi ro của ngân hàng chiết khấu phụ thuộc vào thiện chí của ngân hàng

mở và nhà NK. Mặc dù điều khoản chiết khấu cho phép ngân hàng chiết khấu

được phép truy đòi người NK nhưng nếu nhà NK không có đủ khả năng thanh

Rủi ro do NHCK không làm đúng theo chỉ dẫn của UCP.

1.3.2.2. Rủi ro về mặt đạo đức kinh doanh

Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác. Mặc dù trong hợp đồng thương mại cũng như trong L/C đều quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia nhưng không phải lúc nào nguyên tắc đó cũng được tôn trọng.

Người XK có nghĩa vụ phải giao hàng như hợp đồng và L/C nhưng thực tế lại giao hàng xấu, thiếu, thậm chí khác chủng loại... vẫn lập chứng từ phù hợp để thanh toán.

Người NK có nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng mở để thanh toán cho người xuất khẩu lại cố tình lừa gạt ngân hàng sau khi bán hết hàng vẫn không nộp tiền vào ngân hàng mà lại sử dụng vào mục đích khác.

Ngân hàng mở có thể vi phạm cam kết của mình đứng về phía nhà NK cố tình bắt lỗi chứng từ và từ chối thanh toán.

Nguyên nhân của rủi ro đạo đức là thông tin không đáp ứng kịp thời. Đó là việc các bên tham gia không có thông tin đầy đủ về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác hoặc được cung cấp thông tin không chính xác.

1.3.2.3. Rủi ro chính trị

Rủi ro chính trị thường gặp do môi trường pháp lý, nền kinh tế của một nước chưa ổn định. Khi một quốc gia thay đổi các chính sách về dự trữ ngoại hối, thuế, xuất nhập khẩu... sẽ trực tiếp làm ảnh hưởng đến hoạt động TTQT đối với các bên tham gia. Thay đổi này thường khiến các ngân hàng và các bên tham gia không thể thực hiện cam kết của mình làm cho quá trình thanh toán bị ngừng trệ thậm chí bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho các bên.

Rủi ro do chính sách tiền tệ thay đổi đó là sự thay đổi về lãi suất, tỷ giá. Khi lãi suất, tỷ giá thay đổi làm thay đổi năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Đa số hoạt động TTQT tại LienVietPostBank đều được tiến hành bằng ngoại tệ mạnh như USD, JPY, GBP. Chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết của Việt Nam hiện nay không thể đảm bảo cho tỷ giá hoàn toàn không biến động nên ngân hàng tất yếu phải chịu rủi ro tỷ giá.

1.3.2.4. Rủi ro khách quan từ nền kinh tế

Những sự kiện như thiên tai, nổi loạn, đình công, chiến tranh là những nguyên nhân bất khả kháng, gây rủi ro cho cả người bán, người mua và cho cả ngân hàng. Khi người XK đã giao hàng nhưng họ gặp phải những rủi ro bất ngờ mà chưa được thanh toán. Hoặc người NK dựa vào bộ chứng từ hoàn hảo đã thanh toán tiền hàng nhưng do trong quá trình vận chuyển gặp thiên tai có thể gặp rủi ro mất trắng số hàng...hoặc những rủi ro bất ngờ mà khi NHPH đã thanh toán cho người XK vẫn không thu được tiền từ người NK.

Nhìn chung hoạt động TTQT tại LienVietPostBank cũng không tránh khỏi việc xảy ra những rủi ro, điều này bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, tìm hiểu rõ những nguyên nhân để đề ra những giải pháp khắc phục rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động TTQT tại CN.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549357 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w