Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549357 (Trang 40 - 46)

toán tín dụng chứng từ

1.3.4.1. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản l-ý, trình độ chuyên môn của các bên tham gia.

Đây là nhân tố hạn chế chất lượng thanh toán TDCT thậm chí gây rủi ro cho các NHTM và các doanh nghiệp XNK ngay từ khâu ký kết hợp đồng.

Thứ hai, đạo đức, ý thức trách nhiệm của các bên tham gia. Nhiều nhà XNK làm ăn theo kiểu chộp giật không giữ uy tín nên khi gặp khó khăn sẵn sàng bỏ mặc ngân hàng tự đứng ra giải quyết và dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ý thức trách nhiệm của nhân viên ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng trong việc hạn chế hay gia tăng rủi ro TTQT, đặc biệt đối với thanh toán TDCT thông qua xử lý nghiệp vụ cũng như khả năng tư vấn của nhân viên ngân hàng.

Nhà nhập khẩu: nếu khách hàng không phải là bạn hàng lâu năm, có tín nhiệm thì rất dễ có hành vi lừa người bán xếp hàng lên tàu rồi tìm cách trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ như bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình. Trong nhiều trường hợp nhà xuất khẩu đành chịu bán lỗ còn hơn thuê tàu chở hàng về nước, có khi do giá cả hàng hoá nhập khẩu giảm, nhà nhập khẩu sợ thua lỗ, cố tình không nhận bộ

chứng từ để lấy hàng hoặc trì hoãn không thanh toán nên đẩy ngân hàng vào tình thế khó khăn trong xử lý vốn, đặc biệt là trong nghiệp vụ trả chậm.

Nhà xuất khẩu: nhà xuất khẩu cố ý không giao hàng, hoặc giao hàng không phù hợp với hợp đồng nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với yêu cầu của L/C. Ngân hàng vẫn phải thanh toán cho người hưởng lợi theo bộ chứng từ xuất trình. Khi đó nhà nhập khẩu phải chịu rủi ro, nếu ngân hàng đã tài trợ cho người mua thì rủi ro cũng có thể xảy đến với ngân hàng. Bởi vậy người mua phải có biện pháp kiểm tra thông tin qua các hãng vận tải xem hàng hoá đã thực sự được xếp lên tàu chưa, nếu có dấu hiệu lừa đảo cần kết hợp với ngân hàng để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Thứ ba, thiếu thông tin: Tình trạng thiếu thông tin, thông tin không chính xác, không đầy đủ về đối tác dễ bị lừa gạt nên đã đưa ra những quyết định sai lầm trong giao dịch chứng từ. Do thông tin không đầy đủ, nếu một bên không nắm vững tình hình tài chính, uy tín, khả năng thanh toán của đối tác, không am hiểu, không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mà mình tài trợ. Đây chính là thông tin không cân xứng. Do đó, lựa chọn khách hàng và ngân hàng nước ngoài có quan hệ tốt là điều vô cùng quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế và thanh toán quốc tế.

Thứ tư, quy định về nghiệp vụ không rõ ràng có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng hạn chế rủi ro cho các nhà kinh doanh XNK và NH như các quy định về mua bảo hiểm, tỷ lệ ký quỹ, độ rủi ro trong thanh khoản, về hạn mức tín dụng,...

Thứ năm, do uy tín: một trong những nguyên tắc hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là uy tín. Nếu một ngân hàng thường xuyên không thực hiện đúng các cam kết của mình thì sẽ gặp khó khăn trong TTQT.

Bên cạnh những nhân tố chủ quan, những nhân tố khách quan tác động đến rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT bao gồm:

Thứ nhất, môi trường kinh doanh: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, sự biến động của môi trường kinh doanh tất yếu tác động theo hai chiều hướng khác nhau đối với hoạt động của doanh nghiệp hoặc là tạo cơ hội hoặc là rủi ro. Hoạt động thanh toán quốc tế là hoạt động mang tính đặc thù với các bên liên quan thuộc nhiều quốc gia, quốc tịch khác nhau, khoảng cách về địa lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có sự chênh lệch, sự khác biệt về tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động cũng như thương hiệu trên thương trường của các bên cùng với sự không đồng nhất về lợi ích của các bên liên quan và những thay đổi bất thường của môi trường kinh doanh là những nhân tố gây nên rủi ro trong hoạt động thanh toán của ngân hàng.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chi phối lớn của quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh,..nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía. Có khi do giá cả thay đổi, công nghệ lạc hậu, khả năng quản lý và điều hành kém, khủng hoảng tài chính,... gây phản ứng dây chuyền khiến doanh nghiệp gặp khó khăn, thua lỗ trong kinh doanh, thậm chí vỡ nợ, phá sản.

Khủng hoảng tài chính cũng làm cho hoạt động sản xuất bị thu hẹp, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều hợp đồng được ký kết không thể thực hiện do nhiều doanh nghiệp đơn phương huỷ hợp đồng hoặc do bị phá sản, nhiều L/C mở ra mà nhà nhập khẩu không nhận được hàng, nhà xuất khẩu không thể giao hàng theo đúng điều khoản của L/C, một số hoạt động thanh toán bị ngưng trệ do ngân hàng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán.

Khủng hoảng kinh tế và lạm phát làm cho giá cả hàng hóa thay đổi nhanh chóng, gây nên rủi ro thị trường cho các bên tham gia hợp đồng mua bán quốc tế, thêm vào đó là những ảnh hưởng của thiên tai như động đất, dịch bệnh, sóng thần,... gây thiệt hại cho hàng hoá trong quá trình vận chuyển, cất giữ, từ đó tác động đến các bên tham gia vào quá trình thanh toán tín dụng (doanh nghiệp và các ngân hàng), khiến họ không thể thực hiện được các cam kết của mình.

Thứ hai, môi trường pháp lý: Yếu tố quốc gia gây nên rủi ro thường gặp khi môi trường pháp lý không ổn định, thiếu tính minh bạch, hệ thống pháp luật thiếu chặt chẽ. Đây là một hiểm hoạ của kinh doanh lành mạnh. Một hệ thống văn bản pháp luật được ban hành với sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp, theo các tiêu chí bền vững, thống nhất, thân thiện, công bằng, dễ áp dụng; một hệ thống hành pháp hoạt động theo phương châm hỗ trợ, thúc đẩy và phục vụ kinh doanh; một hệ thống tư pháp đáng tin cậy, tôn trọng công lý, bảo đảm pháp luật được thực thi hiệu quả cùng với một xã hội thượng tôn đạo đức, pháp luật sẽ là một nhân tố tích cực giúp những rủi ro về pháp lý được hạn chế tối đa. Ngược lại, nơi pháp luật bất nhất, mâu thuẫn, chồng chéo, thay đổi đột ngột, mờ ám, thực thi pháp luật thì thiếu minh bạch, công khai, hiệu quả, việc áp dụng pháp luật thiếu công bằng, khách quan, các quyền sở hữu tài sản, quyền bảo vệ hợp đồng hoặc luôn bị xâm hại hoặc chi phí quá cao,... đều là nguồn gốc rủi ro, gây thiệt hại nặng nề cho các bên tham gia hợp đồng thanh toán.

Thứ ba, yếu tố chính trị: Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng chịu sự chi phối của thể chế chính trị. Môi trường chính trị bao gồm sự ổn định về chính trị, an ninh, an toàn cho doanh nghiệp, người dân. Một quốc gia thường xuyên thay đổi chính sách, thường xuyên có đảo chính, chiến tranh, bạo loạn, xung đột sắc tộc, tôn giáo, bãi công, đình công, thường xuyên có sự can thiệp

thiếu chuẩn mực vào thị trường, chính sách bị các nhóm lợi ích mờ ám chi phối, phân biệt đối xử, tham ô, hối lộ trầm trọng,... đều gây nguy cơ rủi ro cho các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán.

Thanh toán TDCT liên quan tới nhiều chủ thể khác nhau ở các quốc gia khác nhau và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế thì sự lệ thuộc giữa các quốc gia còn lớn hơn. Do đó hoạt động này chịu sự tác động của nhiều yếu tố, ở nhiều cấp độ hơn và bị chi phối không nhỏ bởi các yếu tố chính trị của nước xuất khẩu hay của nước nhập khẩu, hay ở nước thứ ba có liên quan tới hoạt động thanh toán. Một sự biến động về thể chế chính trị sẽ ảnh hưỏng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết như đã thoả thuận giữa các bên. Biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi tới sự vận động của tự do thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng tới quá trình thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn trình bày những kiến thức cơ bản về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ như khái niệm, các văn bản pháp lý điều chỉnh, quy trình nghiệp vụ, các loại thư tín dụng và tính ưu việt cũng như rủi ro cho các bên khi tham gia thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ.

Chương 1 đã tạo cơ sở luận để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt mà chương 2 sau đây đề cập đến.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549357 (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w