Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCPBưu điện LiênViệt từ năm2015 2017

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549357 (Trang 50 - 68)

chức Công nghệ Thông tin và Truyền thông khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APICTA) trao tặng cho sản phẩm Ví Việt - là 1 trong Ttop ứng dụng công nghệ thông tin xuất sắc 2017.

Và gần đây nhất là giải thưởng Dự án Ngân hàng Di động Tốt Nhất tại Việt Nam năm 2018 do the Asian Banker trao tặng cho sản phẩm Ví Việt.

2.1.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bưu điệnLiên Liên

Việt từ năm 2015 - 2017

Kết quả kinh doanh của LienVietPostBank trong những năm qua:

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính của LienVietPostBank (2015 - 2017)

Huy động vốn là một công tác quan trọng, luôn được chú trọng tại LienVietPostBank. Cùng với những chương trình khuyến mại, các chính sách lãi suất linh hoạt, công tác huy động vốn của Ngân hàng trong các năm qua đã thu được những thành quả nhất định.

Ngoài các loại huy động truyền thống như huy động tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi các tổ chức kinh tế, dân cư... để đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, LienVietPostBank có những sản phẩm dịch vụ thiết kế riêng cho từng nhóm khách hàng. Đặc biệt trong năm 2016, Ngân hàng cũng đã có những điều chỉnh giảm về lãi suất huy động để giảm áp lực giải ngân cho Ngân hàng. Việc này khiến cho lãi suất huy động VND của LienVietPostBank luôn nằm trong nhóm NH Thương mại cổ phần tư nhân có lãi suất huy động thấp nhất và ít thu hút được ngồn vốn của khách hàng. Tuy nhiên, năm 2016 vẫn là một năm thành công trong hoạt động huy động tiền gửi khách hàng của LienVietPostBank. Để đạt được kết quả này,

LienVietPostBank đã xác định không tập trung cạnh tranh về mặt lãi suất để thu hút khách hàng mà chuyển sang cạnh tranh khách hàng về tiện ích, các dịch vụ mang lại. Đơn vị: Tỷ VNĐ 140,000 120,000 100,000 80,000 60,000 40,000 20,000 2015 2016 2017 ■ T ổng dư nợ ■ T ổng huy động

Biểu đồ2.1: Tổng huy động vốn và tổng dư nợ của LienVietPostBank từ năm 2015 - 2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên LienVietPostBank qua các năm 2015-2017)

2.1.2.2. Hoạt động tín dụng

Xác định tầm quan trọng của công tác tín dụng trong hoạt động Ngân hàng, trọng tâm của công tác tín dụng năm 2014 của LienVietPostBank là phân đoạn thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Đây là nhóm khách hàng phù hợp với năng lực cũng như khả năng đáp ứng của LienVietPostBank. Hoạt động tín dụng của LienVietPostBank tăng trưởng mạnh mẽ nhưng chất lượng tín dụng vẫn được kiểm soát chặt chẽ.

Khách hàng cá nhân: Cùng với chiến lược phát triển theo mô hình ngân

tại các điểm giao dịch trên toàn quốc theo đúng tiêu chuẩn của một ngân hàng bán lẻ quốc tế với hệ thống nội - ngoại thất mới hoàn toàn, đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản cùng với quy trình làm việc mới đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ cho các khách hàng đến giao dịch tại LienVietPostBank.

Để phục vụ lợi ích cộng đồng, LienVietPostBank đã triển khai một số sản phẩm cho vay tiêu biểu như: cho vay hưu trí, lực lượng vũ trang, công chức viên chức, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm mắc ca,... Điều này đã giúp cho LienVietPostBank mở rộng đáng kể tệp khách hàng. Tính đến cuối năm 2016, số lượng khách hàng cho vay đạt 209.360 khách hàng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2015. Trong đó, xét riêng mảng bán lẻ, LienVietPostBank tăng mới 98.924 khách hàng, bằng số lượng khách hàng tín dụng bán lẻ còn lại của cả giai đoạn 2008-2015.

Mặc dù mở rộng hoạt động tín dụng trong các năm gần đây đẩy tỷ trọng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng lên. Tuy nhiên, LienVietPostBank vẫn giữ trong mức tiêu chuẩn của ngành, đảm bảo tính thanh khoản và độ an toàn trong việc sử dụng nguồn vốn hoạt động.

Đặc biệt, với sản phẩm mới Ví Việt, ngân hàng đã có hơn 2 triệu người sử dụng và hơn 15.000 điểm kinh doanh chấp nhận thanh toán Ví Việt, số lượng sản phẩm thẻ tăng 28% so với năm 2015, số món chuyển tiền Western Union tăng 47% so với năm 2015.

Hiện nay ,LienVietPostBank có rất nhiều loại hình sản phẩm cho vay cá nhân sau:

+ Cho vay mua ô tô + Cho vay cầm cố giấy tờ có giá

+ Cho vay du học + Cho vay sản xuất kinh doanh ngắn

hạn

+ Cho vay mua nhà, xâysửanhà cho thuê + Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo

+ Cho vay tiêu dùng tínchấp + Cho vay chiết khấu giấy tờ có giá

Khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ'. Cùng với chiến lược đẩy mạnh ngân hàng bán lẻ dành cho cá nhân, các sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng được LienVietPostBank chú trọng phát triển. Trên cơ sở nghiên cứu kỹ nhu cầu và năng lực của nhóm khách hàng này, LienVietPostBank đã thiết kế các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phù hợp với nhu cầu của từng loại hình doanh nghiệp với những mục đích vay cụ thể. Bên cạnh các sản phẩm cho vay truyền thống như Cho vay đầu tư tài sản trung hạn, cho vay đầu tư tài sản dài hạn, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cho vay mua ô tô, tài trợ L/C NK, XK, Hạn mức tín dụng... LienVietPostBank còn triển khai thêm nhiều sản phẩm dịch vụ mới như Dịch vụ ngân hàng trực tuyến, Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại 24/7 - 1800 57 77 58, sản phẩm Ví Việt. Số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của LienVietPostBank tính đến cuối năm 2017 tăng 32,25% so với năm 2016.

Khách hàng doanh nghiệp lớn: Năm 2011 đánh dấu một sự chuyển đổi lớn của Khối khách hàng doanh nghiệp cùng với việc tái cơ cấu khối và thực hiện phân khúc lại thị trường nhằm đưa ra các sản phẩm chuyên biệt hơn, phù hợp hơn cho đặc thù của khách hàng doanh nghiệp lớn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phát triển khách hàng và gia tăng chất lượng dịch vụ. LienVietPostBank hiện có nhiều sản phẩm dịch vụ chuyên biệt được nhiều doanh nghiệp, công ty, tập đoàn lớn tin tưởng sử dụng như: dịch vụ ủy thác trả lương, dịch vụ thu chi hộ, Ngân hàng trực tuyến Internet Banking,TTQT, chuyển tiền trong nước... Tính đến cuối năm 2017, số lượng khách hàng doanh nghiệp lớn là 971 tăng 264% so với năm 2015.

2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế * Mô hình hoạt động

LienVietPostBank triển khai “mô hình TTQT tập trung” trong toàn hàng. Nguyên tắc quản lý tập trung của mô hình này làphòng TTQT thuộc

Trung tâm thanh toán Hội sở chính là đầu mối quản lý các tài khoản Nostro tại các ngân hàng đại lý, xử lý điện tập trung thông qua hệ thống Ngân hàng lõi (CoreBanking) Flexcube và hệ thống SWIFT cùng các hệ thống khác, kiểm soát tất cả các giao dịch liên quan đến hoạt động TTQT tại LienVietPostBank. Các CN có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ tài trợ thương mại của khách hàng và chuyển hồ sơ cho Phòng thông qua scan hoặc fax hoặc email. Việc soạn điện, kiểm tra điện và duyệt điện sẽ được xử lý tập trung tại phòng TTQT-TTTT.

* Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế của LienVietPostBank ngày càng được mở rộng cả về sản phẩm, hình thức, thị trường và loại tiền tệ thanh toán. Trong đó, thanh toán xuất nhập khẩu chiếm một phần không nhỏ trong hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng, với thị trường thanh toán trải khắp các châu lục và mặt hàng phong phú.

Đối với thanh toán nhập khẩu, các thị trường giao dịch chính chủ yếu bao gồm: Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, Đức, Nhật, Mỹ, Thái Lan, Thụy Sỹ, Ân Độ,.. .với các loại sản phẩm đa dạng từ hàng hóa tiêu dùng đến nguyên vật liệu xây dựng, gỗ, thiết bị viễn thông điện tử, y tế, nhiên liệu, xăng dầu,.

Đối với thanh toán xuất khẩu, Hàn Quốc và Mỹ là hai thị trường đứng đầu, chiếm 32,34% và 23,46% tổng lượng thanh toán xuất khẩu của LienVietPostBank, theo đó là Malaysia, UK, Hà Lan, Nam Phi, UAE,...với các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn bao gồm thủy hải sản, điều nhân, vải may mặc và xi măng,. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cung cấp các dịch vụ thanh toán đa tệ, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng lên tới hơn 135 loại ngoại tệ khác nhau.

Ngoài ra, năm 2016 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc khi LienVietPostBank đàm phán thành công để có thể trực tiếp thực hiện các L/C

xăng dầu tới thị trường Hàn Quốc và Singapore. Do xăng dầu là một mặt hàng nhạy cảm, có tính đặc thù và trị giá các giao dịch rất lớn nên việc Ngân hàng Bưu điện Liên Việt trở thành một trong rất ít các NH TMCP tại Việt Nam có thể phát hành thành công L/C đến các thị trường truyền thống như hai nước kể trên đã khẳng định vị thế và uy tín không ngừng nâng cao của Ngân hàng trên trường quốc tế.

Để giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn của giao dịch thanh toán quốc tế, LienVietPostBank tập trung nghiên cứu các công nghệ và giải pháp hiện đại nhằm chuẩn hóa quy trình xử lý giao dịch. Trong năm 2016, Ngân hàng đã đưa vào sử dụng các ứng dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế như giải pháp Sanction Screening của tổ chức SWIFT, ứng dụng KYC online của Accuity, ứng dụng AML,... để xây dựng quy trình, nhận biết khách hàng, quét lọc các giao dịch cấm vận và phòng chống rửa tiền. Đây là những biện pháp đảm bảo an toàn giao dịch của khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín của LienVietPostBank với các đối tác trên toàn cầu.

Ngoài ra, LienVietPostBank cũng được các Ngân hàng đại lý ghi nhận là một trong số ít các Ngân hàng tại Việt Nam có tỉ lệ xử lý điện đạt chuẩn STP (Straight - Through Rate for Payment Processing) gần như tuyệt đối (99%), hỗ trợ rút ngắn thời gian xử lý thành công các giao dịch, qua đó nâng cao chất lượng giao dịch cũng như sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng các sản phẩm thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Năm 2016, Ngân hàng đã thực hiện thành công nhiều giao dịch phức tạp có giá trị lớn từ các đối tác chiến lược như Viettel, Mobifone, Điện Việt Lào, PVEP, Vietnam Post, Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc,. trong đó bao gồm cả các giao dịch đặc thù của các Dự án ODA lớn giữa Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế WB, ADB.

1 Chuyển tiền Số món 528 1 584 0 578 1

được niềm tin từ nhiều đối tác trên toàn cầu. Một số Ngân hàng và định chế tài chính thế giới đã thông qua việc cấp hạn mức tài trợ thương mại cho LienVietPostBank, bao gồm Ngân hàng hàng đầu châu Âu Unicredit với quan

điểm rủi ro khắt khe trong việc đánh giá các thị trường đang phát triển như Việt Nam. Năm 2016, Unicredit tiến hành cấp mới và nâng cao hạn mức tài trợ lên gấp đôi cho LienVietPostBank, góp phần hỗ trợ Ngân hàng trong việc đa dạng hóa lựa chọn tới khách hàng. Mặt khác, trong khi các Ngân hàng toàn

cầu đang ngày càng thu hẹp và khắt khe trong việc thiết lập quan hệ đại lý mới nhằm giảm thiểu chi phí quản lý rủi ro và phòng chống rửa tiền, mạng lưới quan hệ đại lý của LienVietPostBank vẫn ngày càng được mở rộng. Tính đến nay, LienVietPostBank đã có gần 500 ngân hàng đại lý tại các thị trường chủ chốt của châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và Trung Đông. Hệ thống quan hệ đại lý rộng khắp với các ngân hàng lớn tại nhiều thị trường quan trọng đã đảm bảo cho LienVietPostBank có thể thực hiện giao dịch thông suốt

thông qua việc sử dụng mạng lưới của các đối tác này.

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.2.1. Thực trạng thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCPBưu điện Liên Việt

Hiện nay các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các Ngân hàng Thương mại Việt Nam thường thực hiện là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó, tín dụng chứng từ vẫn là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến và chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thanh toán (trên 80%). Sở dĩ phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng rộng rãi trong hoạt nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu củaViệt Nam nói riêng cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Hoạt động TTQT trong những năm vừa qua tại LienVietPostBank đã có những bước tiến đáng kể về mặt số lượng giao dịch cũng như doanh số, đặc biệt là năm 2016, góp phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Sau đây là kết quả hoạt động TTQT từ năm 2015 - 2017:

Bảng 2.2: Doanh số và số lượng giao dịch TTQT từ năm 2015 - 2017

Doanh số 0,96~ 4,87^ 5∏2^ 3 L/C Số món 118 9 121 0 102 4 Doanh số 320,5 5 342,1 3 305,8 9 4 Tổng Số món 651 0 710 2 686 6 Doanh số 1.109,16 1.112,12 1.109,57

5 Doanh số thanh toán NK 725,6

6

736,8 5

824,0 5

6 Doanh số thanh toán XK 383,5 375,2

7

285,5 2

thanh toán quốc tế qua các năm đều tăng trưởng. Năm 2015 đạt 1.109,16 triệu USD với 6510 món giao dịch, năm 2016 đạt 1.112,12 triệu USD với 7102món và năm 2017 đạt 1,109.57 triệu USD với 6866 món. Riêng năm 2017, NHNN đã đưa ra các giải pháp điều tiết tiền tệ nhằm đảm bảo an toàn

hoạt động, nhu cầu thanh toán, chi trả của nền kinh tế nên số giao dịch thương mại quốc tế trong năm bị giảm sút đáng kể.

Đơn vị tính: Triệu USD

Biểu đồ 2.2: Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu từ năm2015 - 2017

(Nguồn: Phòng TTQT-TTTT Hội sở chính)

Từ biểu đồ trên ta cũng thấy rõ rằng vẫn còn tồn tại sự chênh lệch giữa doanh số thanh toán qua các năm tại LienVietPostBank (doanh số thanh toán NK luôn chiếm hơn 60% tổng doanh số TTQT).Nguyên nhân của việc sử dụng phương thức thanh toán L/C với tỷ lệ cao nhưng mất cân đối giữa L/C nhập và xuất là do: trường hợp nhập khẩu hàng hóa, một mặt do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dãi chấp nhận yêu cầu của phía đối tác, mặt khác do thị trường nước ta kém ổn định nên đối tác thương mại giao dịch nước ngoài đòi hỏi cao về trách nhiệm thanh toán. Vì vậy để ràng buộc trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng như đảm bảo khả năng an toàn nên họ thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam mở L/C, hoặc cũng có thể do bản thân

các doanh ngiệp chưa có kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế nên họ chọn phương thức L/C để nhận được sự tư vấn và tài trợ từ phía ngân hàng. Ngược lại, trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa thì một doanh nghiệp Việt Nam tin tưởng phía nước ngoài nên sẵn sàng chấp nhận thanh toán theo phương thức nhờ thu. Ngoài ra, có những doanh nghiệp không muốn sử dụng phương thức L/C vì phí dịch vụ phát sinh nhiều hơn so với các phương thức khác. Thực trạng này xảy ra phổ biến ở các công ty tư nhân, các công ty mới bước vào thương trường quốc tế, vì muốn bán nhiều hàng nên thường chấp nhận các yêu cầu do phía nước ngoài đưa ra mà không quan tâm đến sự an toàn trong thanh toán.

■ Chuyển tiền

■ Nhờ thu

■ L/C

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng doanh số TTQT theo các phương thức TTQT

U Chuyển tiền

“ Nhờ thu

S L/C

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng số lượng giao dịch theo các phương thức TTQT

(Nguồn: Phòng TTQT-TTTT Hội sở chính)

Về tỷ trọng doanh số và số lượng giao dịch thanh toán theo từng phương thức cũng có sự chênh lệch rõ rệt đặc biệt là phương thức nhờ thu so với phương thức chuyển tiền và phương thức TDCT. Qua những biểu đồ trên, ta có thể thấy trong ba phương thức thì phương thức nhờ thu là phương thức chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhất và phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phương thức nhờ thu chỉ chiếm 0,5% tổng doanh số TTQT và 1% số lượng giao dịch. Phương

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁNTÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT Xem nội dung đầy đủ tại10549357 (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w