Mô hình quản lý rủi ro hoạt động TTQT

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)

Năm 2008, sau khi triển khai chuyển đổi mô hình tổ chức theo dự án hiện đại hóa giai đoạn 2, chức năng quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện

gắn với quy trình tín dụng, theo đó Bộ phận Quản lý rủi ro Tín dụng tại Hội sở chính và chi nhánh trực tiếp tham gia vào quy trình cấp tín dụng.

Nguồn: Trang tin nội bộ BIDV

Biểu 2.4: Mô hình khối quản lý rủi ro

Khối quản lý rủi ro chịu trách nhiệm kiểm soát tất cả các rủi ro của ngân hàng. Khối quản lý rủi ro là người kiểm tra thứ hai đối với tất cả các giao dịch được đề xuất bởi các khối nghiệp vụ (front office) của ngân hàng.

Chức năng quản lý rủi ro nằm trong các quy trình nghiệp vụ. Quản lý rủi ro là nơi phê duyệt trước khi nghiệp vụ kinh doanh thực sự tiến hành chứ không phải đứng ngoài quy trình thực hiện chức năng giám sát sau khi nghiệp vụ đã phát sinh. Như vậy, quản trị rủi ro TTQT thuộc chức năng chuyên trách của khối quản lý rủi ro, theo chỉ đạo của Hội đồng quản trị, ủy ban quản lý rủi ro, ban giám đốc, và bên cạnh đó có sự tham gia của tất cả các đơn vị trong hệ thống ngân hàng.

• Ban Quản lý rủi ro Thị trường và tác nghiệp:

Ban Quản lý rủi ro Thị trường và tác nghiệp chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp của BIDV, là đơn vị đầu mối soạn thảo, trình ban hành các quy định, văn bản chỉ đạo hướng dẫn về quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp trong hoạt động TTQT, đồng thời chịu trách nhiệm triển khai thực hiện, đánh giá, kiểm tra và giám sát toàn bộ quá trình thực hiện chính sách quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp trong hoạt động TTQT tại BIDV.

Trên cơ sở thực tế triển khai chính sách, đánh giá, kiểm tra, giám sát việc quản trị rủi ro thị trường và tác nghiệp trong toàn hệ thống BIDV, Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tổng hợp, nhân diện, đo lường, đánh giá rủi ro thị

trường và tác nghiệp trong hoạt động TTQT của toàn hệ thống, đề xuất các giải pháp hạn chế, ngăn ngừa rủi ro, từ đó, xây dựng hệ thống cảnh báo, phương án xử

lý các tình huống rủi ro có thể xảy ra trong các họat động TTQT của BIDV. Chức năng quản lý, giám sát, ban hành chính sách rủi ro, xây dựng hệ thống cảnh báo, giải pháp quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp tập trung của Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp giúp cho công tác quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong hoạt động TTQT của toàn hệ thống BIDV.

Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp chịu trách nhiệm phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện nghiên cứu và phát triển các công cụ quản lý rủi ro, đồng thời tham gia, đề xuất xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đào tạo và hỗ trợ đào tạo công tác quản lý rủi ro TTQT cho cán bộ BIDV.

• Ban Quản lý rủi ro tín dụng

Ban Quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm chính về quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động TTQT của BIDV và báo cáo Ban lãnh đạo.

Ban Quản lý rủi ro tín dụng tham mưu giúp Ban lãnh đạo trong việc xây dụng các văn bản chế độ rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng trong hoạt động TTQT đối với các khách hàng, đề xuất lên Ban lãnh đạo việc hoạch định và xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng.

Ban Quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Chức năng xây dựng chính sách, quản lý, giám sát tập trung rủi ro tín dụng trong hoạt động tài trợ TTQT trong toàn hệ thống BIDV của ban Quản lý rủi ro tín dụng thực tế đã đạt được hiệu quả cao do tính chuyên môn hóa, tập trung, chuyên sâu và đảm bảo chính sách quản lý rủi ro thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ trong toàn hệ thống.

Theo quy trình TTQT tại BIDV, các bộ phận nghiệp vụ như Ban quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Ban Định chế tài chính sẽ đề xuất tín dụng lên Ban quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó, Ban Quản lý rủi ro tín dụng phải xử lý kịp thời hồ sơ, đề xuất tín dụng để đảm bảo rằng các đề xuất tín dụng phù hợp với các quy trình thủ tục, các quy định và mức rủi ro có thể chấp nhận của BIDV và ra quyết định phê duyệt rủi ro về các đề xuất cấp tín dụng phù hợp với thẩm quyền phê duyệt được giao hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và các đề xuất vượt hạn mức tạm thời, sửa đổi hạn mức giao dịch đối với khách hàng. Trách nhiệm này của Ban Quản lý rủi ro tín dụng đã thể hiện chức năng phê duyệt, kiểm soát rủi ro trước và trong quyết định cấp thanh toán. Kiểm soát rủi ro trở thành một bước trong quy trình nghiệp vụ chứ không chỉ đứng ngoài quy trình nghiệp vụ và thực hiện chức năng kiểm soát sau khi đã đưa ra quyết định.

khách hàng doanh nghiệp trong việc phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề và hỗ trợ Ban Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và các đơn vị có liên quan trong việc xử lý nợ. Đây chính là chức năng giám sát, giảm nhẹ rủi ro của Ban Quản lý rủi ro tín dụng.

• Ban quản lý tín dụng

Ban Quản lý tín dụng chịu trách nhiệm trước Ban lãnh đạo BIDV về việc tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Ban Quản lý rủi ro tín dụng đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện theo hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng trong các sản phẩm TTQT cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tại Chi nhánh. Với chức năng xây dựng hạn mức, giới hạn tín dụng cho khách hàng, Ban Quan lỷ rủi ro tín dụng đã xây dựng cơ cấu rủi ro, giới hạn rủi ro và giúp phân tán rủi ro trong hoạt động.

Ban Quản lý tín dụng là đơn vị đầu mối đề xuất trình Tổng Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu liên quan đến hoạt động TTQT của Chi nhánh, và phương án cơ cấu lại các khoản TTQT cho khách hàng theo quy định. Đây là chức năng kiểm soát, giảm nhẹ rủi ro trong hoạt động TTQT của Ban Quản lý tín dụng.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w