Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 101)

Một là: Trên cơ sở hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ban hành,

Ngân hàng Nhà nước cần có các văn bản dưới luật hướng dẫn các hoạt động TTQT. Cần có văn bản quy định quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu với giao dịch tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ về nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia sử dụng L/C cần phải được hợp lý hoá trên cơ sở luật quốc gia.

- Trong nghiệp vụ TTQT, BIDV đã và đang vận dụng các thông lệ quốc tế không chỉ trong lĩnh vực ngân hàng mà còn trong các lĩnh vực khác như vận tải, bảo hiểm... nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên biện pháp tự bảo vệ này có hiệu quả như thế nào còn tuỳ thuộc vào các quy định trong nước. Một ví dụ cụ thể là khi phát hành L/C bằng vốn vay hoặc vốn tự có ký quỹ dưới 100%, BIDV yêu cầu vận đơn phải được lập theo lệnh của Ngân hàng phát hành theo thông lệ quốc tế về vận tải, vận đơn đó cho phép ngân hàng được quyền nhận hàng hoặc bán hàng cho khách hàng khác nếu người mở L/C không đủ khả năng thanh toán hoặc cố tình không thanh toán, để thu hồi khoản tiền phải thanh toán thay cho người thụ hưởng của L/C. Do vậy biện pháp trên của ngân hàng là hoàn toàn cần thiết và hợp lý, theo đúng thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, rất nhiều trường hợp Hải quan không cho phép Ngân hàng nhận hàng của người đề nghị mở L/C. Như vậy, việc áp dụng thông lệ quốc tế tại từng quốc gia còn phụ thuộc vào luật pháp quốc gia.

- Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn cần có những quy định về các phương thức TTQT hiện đại như Factoring (Mua lại các khoản nợ), Forfaiting

(Bao thanh toán), Packing Credit (Tín dụng trọn gói), Bill Purchase (Chiết khấu hối phiếu)... vốn đã rất phổ biến trên thế giới nhưng lại là một dịch vụ mới ở Việt Nam.

Hai là: Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá thích hợp để tạo điều kiện cho

các ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện ngay các biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng để làm cơ sở cho việc hình thành thị trường hối đoái hoàn chỉnh ở Việt Nam sau này, cụ thể:

- Đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các phương tiện TTQT được mua bán trên thị trường.

- Mở rộng đối tượng tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng như Ngân hàng trung ương, các ngân hàng thương mại, những người môi giới. nhằm tạo cho thị trường hoạt động với tỷ giá chuẩn hơn, sát thực tế hơn.

Chỉ khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, thị trường ngoại hối phát triển thì mới đảm bảo có được một tỷ giá linh hoạt, hợp lý, góp phần kích thích kinh tế thị trường phát triển, hạn chế rủi ro tỷ giá của các doanh nghiệp và các ngân hàng tham gia hoạt động TTQT.

Ba là: Xây dựng cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thực tế.

Việc lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết quản lý của nhà nước là hoàn toàn hợp lý, song cần đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá theo hướng tự do hoá dần. Việc tự do hoá dần cơ chế điều hành tỷ giá cần có bước đi hợp lý. Trước mắt, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chưa ổn định, thị trường ngoại hối đang hoàn thiện, vẫn cần có sự điều hành tỷ giá của ngân hàng nhà nước thông qua việc điều chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá, cụ thể:

- Cần theo dõi, phân tích diễn biến thị trường tài chính quốc tế một cách liên tục, có hệ thống.

- Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao dự trữ ngoại tệ của nhà nước tương ứng với nhịp độ phát triển của kim ngạch xuất nhập khẩu.

- Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh hối đoái của các ngân hàng thương mại. Tiếp tục xây dựng phương pháp tỷ giá theo rổ đồng tiền.

- Xác định cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hoá rổ ngọại tệ mạnh, không nên neo giữ VND vào USD. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đa dạng hoá cơ cấu tiền tệ trong giao dịch thương mại.

Bốn là: Tăng cường chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín

dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC).

Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt nam đã góp phần tích cực vào công tác quản lý Nhà nước, đảm bảo an toàn về lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và TTQT. Việc thu thập, phân tích, xử lý kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp trong và ngoài nước là vô cùng quan trọng trước khi ngân hàng quyết định mở L/C, xác nhận L/C, chiết khấu chứng từ... Tuy nhiên, thông tin do CIC cung cấp hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vì lượng thông tin còn quá ít và chưa kịp thời. Vi vậy để công tác thông tin hạn chế rủi ro đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số vấn đề sau:

- Tăng cường trang bị các phương tiện thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước để có điều kiện thu thập, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Hiện đại hoá các quy trình nghiệp vụ ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và Internet.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích và bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng về việc cung cấp thường xuyên các thông tin về dư nợ của các doanh nghiệp tại tổ chức tín dụng.

- Xây dựng cơ chế đề nghị và cung cấp thông tin cho các tổ chức tín dụng trong trường hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w