Tăng cường thông tin phòng ngừa trong hoạt động thanh toán quốc

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 93)

BIDV cần tách/thành lập bộ phận thông tin phòng ngừa rủi ro trực thuộc Ban QLRR thị trường và tác nghiệp có nhiệm vụ thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn tin quốc tế đáng tin cậy như tổ chức Fitch Rating đánh giá và xếp hạng các ngân hàng trên thế giới, lưu trữ và cập nhật thông tin về các khách hàng trong và ngoài nước, hình thành cơ sở dữ liệu thông tin về khách hàng và các ngân hàng đại lý để cung cấp cho các đơn vị tại HSC và chi nhánh theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Cập nhật thường xuyên các thông tin có tính chất cảnh báo của ngân hàng thế giới, tổ chức thương mại thế giới, của các ngân hàng đại lý ở nước ngoài về các trường hợp lừa đảo, giả mạo trong thương mại quốc tế để các đơn vị tại HSC và chi nhánh phòng tránh.

Xây dựng cơ chế cung cấp thông tin về ngân hàng đại lý, khách hàng trong và ngoài nước theo đề nghị của các đơn vị tại HSC và chi nhánh phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế cũng như hoạt động kinh doanh khác có liên quan tại BIDV.

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động TTQT

Đây là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Hoạt động TTQT lại càng phải kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo thực hiện đúng quy

trình, đúng pháp luật, phù hợp với thông lệ quốc tế, nhanh chóng phát hiện ra sai sót để có biện pháp xử lý kịp thời.

Chủ động kiểm soát tất cả các giao dịch và các cam kết của BIDV (cả các giao dịch của Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại thực hiện và giao dịch các chi nhánh thực hiện) thông qua việc rà soát theo dõi hàng ngày các giao dịch đến hạn và kiểm soát hàng tuần các cam kết với nước ngoài của BIDV.

Công tác tự kiểm tra, kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, trực tiếp tại các phòng nghiệp vụ trực thuộc Trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại, tại các chi nhánh trong hệ thống, kiểm soát lỗi rủi ro hệ thống trên cơ sở đó chỉ đạo toàn hệ thống việc khắc phục sai sót, vi phạm trong hoạt động tác nghiệp.

Thiết lập các chỉ tiêu phòng ngừa, đánh giá rủi ro và gắn trách nhiệm cho từng cán bộ TTQT. Tập huấn cho các cán bộ TTQT tầm quan trọng của công tác hạn chế rủi ro để nâng cao ý thức chấp hành quy trình quy định về TTQT và quản lý rủi ro tác nghiệp.

Việc lựa chọn cán bộ kiểm soát nội bộ cũng cần được xem xét với các tiêu chí nhất định như mức độ am hiểu nghiệp vụ TTQT, kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm tra kiểm soát nội bộ... để đảm bảo việc kiểm tra phát hiện đúng lỗi, thực hiện đầy đủ trách nhiệm và công tâm trong công tác kiểm tra. .

Một phần của tài liệu (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w