Xuất, kiến nghị

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 106)

3.3.1. ĐỐỈ với Chính phủ

- Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định: Môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển. Khả năng phát triển và tốc độ

tăng trưởng kinh tế đất nước trong những năm tới, dự báo tiếp tục đạt tốc độ tăng

trưởng cao, do tiềm năng, năng lực của nền kinh tế còn rất lớn cùng với

những cơ

hội từ hội nhập, từ đầu tư nước ngoài, cũng như nhiều lĩnh vực kinh tế chưa phát

triển.B ên cạnh đó cơ chế chính sách về phát triển kinh tế thuận lợi, môi trường

kinh tế xã hội ổn định tiếp tục thu hút người dân, DN mở rộng và phát triển

các hoạt

động SXKD, số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát triển nhanh hơn, nhiều

hơn. Nhu cầu vốn tín dụng ngày càng cao. Dự báo hoạt động NHB L sẽ mở

rộng và

3.3.2. ĐỔỈ với Ngân hàng nhà nước

Thứ nhất: Hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng thương mại

NHNN có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHB L, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Chẳng hạn như nếu có sự chỉ đạo ngay từ đầu của Ngân hàng nhà nước thì sẽ không xảy ra tình trạng thiếu sự đồng bộ trong việc thanh toán thẻ như hiện nay tại các ngân hàng thương mại.

Sự định hướng chung của NHNN sẽ giúp các NHTM cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. NHNN với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra môt sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, nhưng vẫn đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng.

NHNN với vai trò là cơ quan điều phối các hoạt động của các thành viên nên có sự hỗ trợ cần thiết bằng các hình thức tranh thủ hỗ trợ của tư vấn quốc tế, tổ chức hội thảo hoặc các khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý,và các bộ phận liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động và quản lý đối với hoạt động NH L.

Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng (phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa) nhằm điều hành lãi suất phù hợp, hướng tới thiết lập hệ thống lãi suất chủ đạo định hướng lãi suất thị trường.

Hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất Đồng Việt Nam và lãi suất ngoại tệ chưa chưa gắn kết chặt chẽ với nhau và chưa được đặt trong quan hệ hợp lý với điều hành tỷ giá khiến cho nhu cầu đầu tư, thanh toán, nắm giữ tài sản và tích trữ giá trị bằng

bất động sản, vàng, ngoại tệ còn khá phổ biến và tình trạng đô la hoá còn ở mức rất cao so với các nước trong khu vực. B ên cạnh đó, Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá còn bất cập, chưa khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch trên thị trường ngoại hối

Thứ ba: Hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ NHB L

NHNN cần nỗ lực hơn trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng để các ngân hàng hoạt động có hiệu quả hơn. Một khung pháp lý chưa đầy đủ sẽ gây rất nhiều trở ngại, lúng túng cho các thành viên tham gia hoạt động. Sự quá nghèo nàn các văn bản pháp quy về dịch vụ NHB L khiến cho các ngân hàng rất lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ trong thực tế. Các ngân hàng đang rất cần các pháp lệnh về dịch vụ NHB L với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với những văn bản có liên quan đến quản lý ngoại hối, tín dụng chung. Phải kiện toàn hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách đồng bộ, đổi mới kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để ngành dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NH L nói riêng có được môi trường phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả. ên cạnh đó, giảm bớt sự giám sát, can thiệp quá sâu vào công việc nội bộ của các ngân hàng thành viên. Giám sát ở mức độ thích hợp và hỗ trợ ngân hàng khi cần thiết. Giữ cho hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả, ổn định và an toàn. Thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, giảm dần những ưu tiên, ưu đãi gây ra sự không công bằng. Đồng thời nhanh chóng sửa đổi và bổ sung nhưng quy định cần thiết về ngân hàng và dịch vụ ngân hàng từ đó làm định hướng cho các ngân hàng phát triển một cách hiệu quả. Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc ít nhất phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp tốc độ phát triển công nghệ, đảm bảo thuân lợi cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

Để VIB - Lý Thường Kiệt có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của VIB bởi vì có những giải pháp Chi nhánh VIB - Lý Thường Kiệt không thể thực hiện được với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ

từ Hội sở chính. Những giải pháp hỗ trợ đó là:

- Giao chỉ tiêu kế hoạch cả về số dư và số lượng khách hàng để Chi nhánh làm mục tiêu phấn đấu, tránh việc chạy theo chỉ tiêu kế hoạch chỉ chú trọng

vào các

khách hàng là các doanh nghiệp lớn.

- Ngân hàng VIB cần đưa ra biểu phí dịch vụ một cách linh hoạt và có sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác để các chi nhánh trong toàn hệ thống

chủ động thực hiện HĐKD nhằm tạo sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ của

các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trong quá

trình nâng cao hiệu quả dịch vụ.

- Ngân hàng VIB cần có kế hoạch xây dựng CNTT đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ, bởi vì các sản phẩm NHB L là những sản phẩm công nghệ cao, nhưng

đầu tư công nghệ thường cần nguồn vốn lớn. Hơn nữa CNTT cần phải được

đầu tư

đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với NHTM

khác nên cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng VI .

- Ngân hàng VIB cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trựng của ngành. B ản thân mỗi chi nhánh

của VIB

Ket luận chương 3

Trong chương 3 tác giả đã tìm hiểu định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt. Từ những tồn tại hạn chế ở chương 2, từ mục tiêu định hướng trong thời gian tới, đòi hỏi Ngân hàng VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt phải có những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tác giả cũng đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong thời gian tới.

Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt

Nhóm giải pháp đối với một số dịch vụ cụ thể tại VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt

Để thực hiện các giải pháp, tác giả đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.

KẾT LUẬN

Với mong muốn những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của ngân hàng đến tay từng người dân trong địa bàn thành phố Hà Nội với chất lượng cao, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, luận văn đã đề xuất các các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ cho VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong điều kiện phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.

Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM bắt đầu đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chính vì vậy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Muốn tăng hiệu quả từ dịch vụ bán lẻ này cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường. Trong điều kiện Chi nhánh đang tích cực triển khai dịch vụ này, cần phải có những giải pháp thích hợp để phát triển những dịch vụ bán lẻ một cách khoa học và hiệu quả.

Đây là một đề tài còn mới, cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn. Do thời gian và kiến thức có hạn, bản thân tác giả chỉ làm một mảng nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, tuy nhiên nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay nên đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu, do đó đề tài không khỏi hạn chế về mặt phân tích và và đề xuất giải pháp. Rất mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của Thầy, Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, các giải pháp đưa ra thực sự thúc đẩy hoạt động dịch vụ NHBL tại Chi nhánh phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Trâm Anh (2011), “Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Đại học

Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

2. Vũ Thị Hồng Anh (2011),“Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- B ài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng

nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Ngoại Thương

3. Mai Ngọc Cường (1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản thống kê thành phố Hồ Chí Minh

4. Nguyễn Văn Công (2009) Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân

5. Nguyễn Trọng Đàn (2009), Từ điển Ngân hàng và tài chính quốc tế Anh Việt, Nxb ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

6. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

7. Võ Thanh Hoàng (2008), “Phân tích hiệu quả sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ”, Luận

văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.

8. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động xã hội.

9. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12, Hà Nội. 10. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt,

B áo cáo kết quả kinh doanh các năm (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Hà Nội.

11. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, áo cáo thường niên các năm 13. Nguyễn Thị Huyền Trang (2016) “Phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh B ắc Ninh, Luận văn thạc sĩ ngành

Tài chính ngân hàng trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Lê Văn Tư (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính

15. Võ Thị Thủy Tiên (2010), Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển TPHCM, Luận văn Thạc sĩ

kinh tế,

Đại học Kinh Tế TPHCM.

16. Later John Kay (2009), Narrow banking: The Reform of Banking

Regulation, http://www.johnkay.com/wp-content/uploads/2009/12/JK-

Narrow-Banking.pdf.

17. Jonker, N. and A. Kosse (2008), Towards a European Payments

Market: Survey Results on Cross-Border Payment Behaviour of Dutch Consumers,

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM CHI NHÁNH LÝ THƯỜNG KIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w