Để VIB - Lý Thường Kiệt có thể thực hiện tốt các giải pháp đã nêu trên cần phải có sự hỗ trợ của VIB bởi vì có những giải pháp Chi nhánh VIB - Lý Thường Kiệt không thể thực hiện được với nội lực vốn có của mình, cần phải có sự hỗ trợ
từ Hội sở chính. Những giải pháp hỗ trợ đó là:
- Giao chỉ tiêu kế hoạch cả về số dư và số lượng khách hàng để Chi nhánh làm mục tiêu phấn đấu, tránh việc chạy theo chỉ tiêu kế hoạch chỉ chú trọng
vào các
khách hàng là các doanh nghiệp lớn.
- Ngân hàng VIB cần đưa ra biểu phí dịch vụ một cách linh hoạt và có sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác để các chi nhánh trong toàn hệ thống
chủ động thực hiện HĐKD nhằm tạo sự khác biệt trong các sản phẩm dịch vụ của
các chi nhánh, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các NHTM khác trong quá
trình nâng cao hiệu quả dịch vụ.
- Ngân hàng VIB cần có kế hoạch xây dựng CNTT đảm bảo nền tảng để phát triển dịch vụ, bởi vì các sản phẩm NHB L là những sản phẩm công nghệ cao, nhưng
đầu tư công nghệ thường cần nguồn vốn lớn. Hơn nữa CNTT cần phải được
đầu tư
đồng bộ đảm bảo sự kết nối hòa mạng trong toàn hệ thống và kết nối với NHTM
khác nên cần phải có sự hỗ trợ của Ngân hàng VI .
- Ngân hàng VIB cần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhất là các sản phẩm dịch vụ mang tính chất đặc trựng của ngành. B ản thân mỗi chi nhánh
của VIB
Ket luận chương 3
Trong chương 3 tác giả đã tìm hiểu định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng VIB - chi nhánh Lý Thường Kiệt. Từ những tồn tại hạn chế ở chương 2, từ mục tiêu định hướng trong thời gian tới, đòi hỏi Ngân hàng VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt phải có những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tác giả cũng đã đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu qua hoạt động ngân hàng bán lẻ tại VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong thời gian tới.
Nhóm giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Nhóm giải pháp đối với một số dịch vụ cụ thể tại VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt
Để thực hiện các giải pháp, tác giả đã đề xuất kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước và với Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam.
KẾT LUẬN •
Với mong muốn những sản phẩm, dịch vụ công nghệ cao của ngân hàng đến tay từng người dân trong địa bàn thành phố Hà Nội với chất lượng cao, đem lại hiệu quả sử dụng tối đa cho khách hàng và hiệu quả kinh doanh cao nhất cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt, luận văn đã đề xuất các các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ cho VIB - Chi nhánh Lý Thường Kiệt trong điều kiện phát triển của nền kinh tế trong nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Trong những năm gần đây, dưới áp lực cạnh tranh về cung cấp dịch vụ ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, các NHTM bắt đầu đẩy mạnh hiện đại hóa, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ vào khai thác thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Chính vì vậy phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày nay đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại. Muốn tăng hiệu quả từ dịch vụ bán lẻ này cần phải có những nghiên cứu và đưa ra những chính sách thích hợp để chiếm lĩnh thị trường. Trong điều kiện Chi nhánh đang tích cực triển khai dịch vụ này, cần phải có những giải pháp thích hợp để phát triển những dịch vụ bán lẻ một cách khoa học và hiệu quả.
Đây là một đề tài còn mới, cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn. Do thời gian và kiến thức có hạn, bản thân tác giả chỉ làm một mảng nghiệp vụ trong ngành ngân hàng, tuy nhiên nhận thấy đây là một vấn đề cần thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay nên đã mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu, do đó đề tài không khỏi hạn chế về mặt phân tích và và đề xuất giải pháp. Rất mong nhận được sự góp ý chỉnh sửa của Thầy, Cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn, các giải pháp đưa ra thực sự thúc đẩy hoạt động dịch vụ NHBL tại Chi nhánh phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh trên địa bàn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Trâm Anh (2011), “Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
2. Vũ Thị Hồng Anh (2011),“Đẩy mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- B ài học kinh nghiệm từ một số ngân hàng
nước ngoài tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Ngoại Thương
3. Mai Ngọc Cường (1999), Lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản thống kê thành phố Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Văn Công (2009) Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân
5. Nguyễn Trọng Đàn (2009), Từ điển Ngân hàng và tài chính quốc tế Anh Việt, Nxb ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
6. Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.
7. Võ Thanh Hoàng (2008), “Phân tích hiệu quả sử dụng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ”, Luận
văn tốt nghiệp Đại học Cần Thơ.
8. Trần Huy Hoàng (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Lao động xã hội.
9. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH 12, Hà Nội. 10. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt,
B áo cáo kết quả kinh doanh các năm (2013, 2014, 2015, 2016, 2017), Hà Nội.
11. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, áo cáo thường niên các năm 13. Nguyễn Thị Huyền Trang (2016) “Phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh B ắc Ninh, Luận văn thạc sĩ ngành
Tài chính ngân hàng trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. 14. Lê Văn Tư (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính
15. Võ Thị Thủy Tiên (2010), Các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển TPHCM, Luận văn Thạc sĩ
kinh tế,
Đại học Kinh Tế TPHCM.
16. Later John Kay (2009), Narrow banking: The Reform of Banking
Regulation, http://www.johnkay.com/wp-content/uploads/2009/12/JK-
Narrow-Banking.pdf.
17. Jonker, N. and A. Kosse (2008), Towards a European Payments
Market: Survey Results on Cross-Border Payment Behaviour of Dutch Consumers,