Chi phí huy động vốn

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 36)

Chi phí huy động vốn là toàn bộ số tiên ngân hàng phải bỏ ra để có được số vốn đó, bao gồm chi phí trả lãi và chi phí khác.

Chi phí trả lãi cao hay thấp phụ thuộc vào lãi suất huy động của từng ngân hàng. Lãi suất huy động càng cao thì càng huy động được nhiều vốn, mở rộng huy mô và đầu tư, kèm theo đó là chi phí huy động sẽ cao. Nếu doanh thu không tăng kịp so với chi phí, lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm, hiệu quả huy động vốn giảm. Khi ngân hàng huy động đủ vốn cho nhu cầu phát triển với chi phi thấp nhất thì khi đó ngân hàng đạt hiệu quả huy động vốn cao nhất.

Các ngân hàng thường tính toán lãi suất huy động bình quân, bao gồm: - Lãi suất huy động bình quân của một hoặc một nhóm nguồn trong kỳ - Lãi suất bình quân của các nguồn phải trả tại một thời điểm trong kỳ. Chỉ tiêu này được xác định thông qua công thức:

chi phí trả lãi

Lãi suất huy động bình quân =--- Tổng nguồn vốn huy động bình quân

Hoặc

Σ số du tiền gửi loại i x Lãi suất tiền gửi loại i Lãi suất huy động bình quân =

Tổng nguồn vốn huy động bình quân

Hiệu quả huy động vốn cao khi lãi suất huy động vốn bình quân thấp trong điều kiện vẫn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sử dụng. Việc tính chi phí bình quân cho từng nguồn ( nhóm nguồn) cụ thể cho phép các nhà quản lý giải đáp các câu hỏi: nguồn( nhóm nguồn) nào rẻ hơn, nên vận dụng lãi suất huy động nhu thế nào và thu nhập từ lãi suất tăng thêm có bù đắp đuợc chi phí cho nguồn( nhóm nguồn) tăng thêm không? Để từ đó đua ra đuợc quyết định lựa chọn cơ cấu nguồn vốn sao cho hợp lý và đua ra đuợc các giải pháp huy dộng vốn phù hợp.

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu xác định chi phi huy động nhu:

Chênh lệch lãi suất bình quân Thu lãi cho vay đầu tu Chi phí trả lãi ( Chênh lệch bình quân cho = Tổng tài sản sinh lời - Tổng nguồn vốn

vay huy động ) bình quân bình quân

Chỉ tiêu này đo luờng mức lãi suất ngân mà ngân hàng thu đuợc trong quá trình huy động vốn và sử dụng vốn. Nói cách khác, nó đo luờng khả năng sinh lời của ngân hàng đồng thời cũng đo luờng mức độ cạnh tranh thị truờng của ngân hàng. Mức độ cạnh tranh càng cao thì chênh lệch này càng nhỏ. Chỉ tiêu này càng cao, hiệu quả huy động và sử dụng vốn càng cao, khả năng sinh lời càng lớn.

Để xác định giá của việc sử dụng vốn, các ngân hàng chú trọng đến chi tiêu Chi phí huy động

Chi phí huy động bình quân = --- Quy mô huy động

Chi phí huy động bình quân là chỉ tiêu phản ánh chi phí huy động vốn trung bình của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, hay chính là dể đuợc

quyền sử dụng một đồng vốn huy động thì ngân hàng phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Trong truờng hợp các yếu tố khác thay đổi không đáng kể, chi phí huy động bình quân càng nhỏ thì hiệu quả huy động càng cao. Ngân hàng phải cân đối giữa chi phí ngoài lãi và chi phí trả lãi để đạt hiệu quả tốt nhất.

Công tác huy động vốn của ngân hàng đuợc đánh giá có hiệu quả cao về phuơng diện chi phí khi nó đạt đuợc những lợi ích cơ bản sau

- Tìm kiếm đuợc nguồn có chi phí thấp để để đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tu trong khi vẫn thoả mãn các yêu cầu tương xứng giữa huy động và sử dụng vốn về phương diện quy mô, thời hạn, tính ổn định. Theo nguyên lý chung, những nguồn vốn có chi phí thấp nhất sẽ là nguồn vốn có ưu thế về phương diện chi phí.

- Quản lý chi phí cho các nguồn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngân hàng vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất có thể làm thay đổi chi phí trả lãi, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

Khi quyết định mở rộng kinh doanh, tăng cường quy mô tài sản ngân hàng xác định chi phí biên của nguồn vốn làm căn cứ lựa chọn cơ cấu vốn cần huy động thêm. Chi phí biên của nguồn vốn bao gồm chi phí trả lãi cận biên và chi phí ngoài lãi cận biên:

Doanh thu từ lãi - Chi phí trả lãi Chi phí trả lãi cận biên = ---

Quy mô huy động

Chi phí khác về huy động vốn Chi phí ngoài lãi cận biên = ---

Quy mô huy động

Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng càng cao khi chi phí cận biện của nguồn vốn càng thấp, chi phí phải trả cho một đồng vốn huy động thêm càng thấp.

1.2. Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng Thương mại

a. Hiệu quả, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội

Theo các nhà ngôn ngữ học, khái niệm “”hiệu quả” được hiểu là: kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại. NHưng theo từ điển Lepetit Lasousse định nghĩa “”hiệu quả là kết quả đạt được trong việc thực hiện một nhiệm vụ nhất định””( từ điển Lepetit Lasousee, 1999, Paris.tr.57). Cho đến nay có nhiều quan niệm về hiệu quả khác nhau.

Các nhà quản trị hành chính cho rằng: Hiệu quả là mục tiêu chủ yếu của khoa học hành chính, là sự so sánh giữa các chi phí đầu tư với các giá trị của đầu ra, sự tăng tối đa lợi nhuận và tối thiểu chi phí là mối tương quan giữa sử dụng nguồn lực và tỷ lệ đầu ra- đầu vào.

Đối với các nhà kinh tế quan tâm tới hiệu quả thương mại, họ cho rằng hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra của quá trình trao đội hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Thực chất, đó là trình độ sử dụng các nguồn lực thương mại nhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định. Ở đây, nguồn lực chính là các phương tiện, còn kết quả là những mục tiêu đã xác định, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại. Do vậy, theo nghĩa rộng, hiệu quả thương mại được thể hiện ở mối quan hệ giữa mục tiêu và phương diện tổ chức quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ.

Hiệu quả thương mại bao gồm: Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

- Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả thương mại. Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí về các nguồn lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác trong quá trình tổ chức trao đổi hàng hoá và cung cấp dịch vụ trên thị trường. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế của thương mại, tuỳ theo mục tiêu xác định có thể bao gồm lưu chuyển hàng hoá bán lẻ/vốn lưu thông( vòng quay), kim ngạch xuất khẩu/ chi phí xuất khẩu, giá trị gia tăng/ vốn đầu tư trong thương mại( mức đóng góp GDP trên vốn), kim ngạch xuất

nhập khẩu/ thu nhập quốc dân( độ “”mở”nền kinh tế), thu nhập quốc dân sản xuất/ thu nhập quốc dân sử dụng... Trên tầm doanh nghiệp, các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh được xác định dựa vào xác kết quả như mức lưu chuyển, giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ, lợi nhuận so với các chi phí về vốn cố định, vốn lưu động và vốn sức lao động.

- Hiệu quả xã hội là bộ phận hiệu quả thương mại phản ánh kết quả đạt được theo mục tiệu hay chính sách xã hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra nhằm đạt mục tiêu khác. Hiệu quả xã hội của thương mại thể hiện ở tương quan chi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội về hàng hoá, dịch vụ, đảm bảo chất lượng phục vụ và các giá trị văn hoá, nhân văn, việc thu hút lao động và giải quyết việc làm, mức độ thất nghiệp được hạn chế.

b. Hiệu quả huy động vốn

Có nhiều cách hiểu khác nhau về hiểu quả huy động vốn. Hiệu quả huy động vốn là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý.

Trong luận van này hiệu quả huy động vốn được hiểu là “kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững, an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ”

Như vâỵ, trên giác độ ngân hàng, để đạt được hiệu quả huy động vốn cao, ngân hàng cần bám sát nhu cầu sử dụng vốn, huy động vốn không những đáp ứng nhu cầu mà còn phù hợp về cơ cấu, kỳ hạn và loại tiền với chi phí huy động phải bỏ ra là thấp nhất. Đồng thời phải duy trì được tính ổn định cao của các nguồn tiền huy động. Có như vậy mới hạn chế được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Trên giác độ khách hàng, hiệu quả huy động vốn của ngân hàng đạt đuợc khi thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng về tính đa dạng của sản phẩm huy động vốn, về lãi suất, về thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng... Nói cách khác hiệu quả huy động vốn của ngân hàng cao khi tạo cho khách hàng cảm giác thuận tiện, an toàn khi gửi tiền cũng nhu trải nghiệm các dịch vụ khác của ngân hàng.

1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Đánh giá hiệu quả huy động vốn là việc làm cần thiết và quan trọng đối với mỗi NHTM, nhất là trọng điều kiện cạnh tranh gay gắt nhu hiện nay. Việc làm này giúp cho các NHTM thấy đuợc những điểm mạnh, điểm yếu của mình trong công tác huy động vốn, từ đó có những điều chỉnh thích hợp nhằm phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và nâng cao hiệu quả huy động vốn

1.2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng của vốn huy động

(i) Tỷ trọng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn: đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn của một NHTM. Bởi vì nếu việc huy động vốn không đáp ứng đuợc nhu cầu về khối luợng vốn cho hoạt động kinh doanh thì không thể nói hiệu quả huy động vốn tốt. Từ chỉ tiêu này ngân hàng biết đuợc nguồn vốn huy động hiện tại đang chiếm tỷ trọng bao nhiêu so với tổng nguồn vốn của ngân hàng. Tuy nhiên nếu tổng vốn huy động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn có nghĩa là chi phí trả lãi tiền gửi của ngân hàng sẽ tăng lên, do đó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng và nguợc lại.

Chỉ tiêu này đuợc tính nhu sau:

Tỷ trọng nguồn Tổng vốn huy động

A : = x 100%

vốn huy động Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tỷ lệ của vốn huy động trong tổng nguồn vốn, từ đó giúp các nhà quản trị ngân hàng có thể đua ra những biện pháp huy

động tích cực như tăng hoặc giảm vốn huy động trong từng thời kì để mang lại hiệu quả huy động vốn cao nhất cho ngân hàng. Thông thường một ngân hàng được đánh giá là hoạt động tốt khi nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng khoảng 80% - 90% tổng nguồn vốn.

(ii) Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động: chỉ tiêu này được tính bằng cách so sánh tổng nguồn vốn huy động qua các năm.

Vốn huy động phải có sự tăng trưởng về số lượng để có thể thỏa mãn các nhu cầu về vốn cho tín dụng, thanh toán cũng như các các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Đồng thời vốn huy động phải có sự ổn định về mặt thời gian. Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn nhưng không ổn định, thường xuyên có khả năng bị rút ra thì ngân hàng sẽ luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu thanh khoản, khi đó lượng vốn dành để cho vay và đầu tư sẽ không lớn, như vậy hiệu quả huy động vốn sẽ không cao. Ngược lại, nếu nguồn vốn huy động ổn định, ngân hàng sẽ yên tâm sử dụng phần lớn vốn đó vào hoạt động có thu nhập cao.

Tốc độ tăng trưởng Vốn huy động năm n - Vốn huy động năm (n-1) ' ______________1___________________________________ x 100% vốn huy động năm = Vốn huy động năm (n-1)

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức tăng trưởng và ổn định của vốn huy động. Vì vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, vốn quyết đinh quy mô tín dụng cũng như toàn bộ các hoạt động khác của ngân hàng, do đó vốn quyết định năng lực cạnh tranh, quy mô phát triển của ngân hàng. Quy mô nguồn vốn huy động phải đủ lớn để tài trợ cho các danh mục tài sản đa dạng và không ngừng tăng trưởng với sự ổn định cao của ngân hàng. Nếu nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể lên kế hoạch sử dụng nguồn vốn vào kinh doanh cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Thông thường, vốn huy động được đánh giá là tăng trưởng tốt, hợp lý khi tốc độ tăng ổn định, bền vững và phù hợp với tốc độ tăng trưởng

của sử dụng vốn.

1.2.2.2 Tính ổn định của nguồn vốn huy động/Cơ cấu vốn huy động

Sự biến đổi trong cơ cấu vốn huy động sẽ ảnh huởng đến cơ cấu cho vay, đầu tu và kéo theo là rủi ro trong hoạt động ngân hàng và sự thay đổi về lợi nhuận. Xu huớng biến đổi cơ cấu vốn huy động phải đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng vốn trong tuơng lai về các mặt nhu kì hạn, loại tiền, loại khách hang...

Cơ cấu vốn huy động theo kì hạn: Đối với các khoản vốn huy động ngắn hạn, ngân hàng có thể bỏ ra ít chi phí hơn nhung tính ổn định của vốn không cao. Việc sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tu vào những dự án mang tính dài hạn có thể mạng lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng nhung mức độ rủi ro của những khoản tín dụng này rất cao. Do đó, ngoài việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay ngắn hạn và đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, ngân hàng chỉ sử dụng một tỷ lệ vốn ngắn hạn nhất định để cho vay trung dài hạn (tỷ lệ này là 30% theo quy định tại thông tu số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 của Ngân hàng Nhà nuớc). Nguợc lại các khoản huy động trung và dài hạn có độ ổn định cao hơn nhung chi phí huy động lại cao hơn, do đó nếu sử dụng vốn dài hạn cho vay ngắn hạn thì lợi nhuận mang lại thấp. Vấn đề đối với mỗi ngân hàng là phải tính toán cơ cấu vốn huy động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng. Tùy theo mục đích hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi ngân hàng thì tỉ trọng của mỗi loại vốn sẽ có sự thay đổi.

Cơ cấu vốn theo đối tuợng: Mỗi ngân hàng khác nhau tùy theo mục

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 36)