Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 114 - 115)

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan cao nhất thực hiện chức năng quản lý vĩ mô trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, NHNN còn được coi là ngân hàng của các ngân hàng thương mại. NHNN chính là nơi đề ra những định hướng chiến lược trong kinh doanh tiền tệ nói chung và chiến lược huy động vốn nói riêng.

❖ Chính sách về lãi suất

Lãi suất là một trong những động lực thúc đẩy khách hàng đến gửi tiền tại ngân hàng, đây còn là công cụ quan trọng để ngân hàng có thể thu hút nguồn vốn nhàn dỗi trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Chính sách lãi suất hợp lý sẽ phát huy hiệu quả trong công tác huy động vốn. Sử dụng lãi suất hợp lý vừa kích thích thu hút nguồn vốn vừa kích thích vay vốn để sản xuất kinh doanh.

Lãi suất đầu vào và đầu ra là một vấn đề rất phức tạp, ngân hàng phải tính toán được nhu cầu cho vay và lượng vốn huy động, từ đó cho ra mức lãi suất đầu ra và đầu vào thu hút cả huy động và đầu tư mà vẫn đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Muốn vậy NHNN phải xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt trong quản lý hoạt động kinh doanh của NHTM. Xây dựng chính sách lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu hợp lý trong từng thời kỳ cho các NHTM chủ động việc thực hiện chính sách lãi suất.

❖ Chính sách tỷ giá

chỉnh của Nhà nước nhằm tránh tình trạng tỷ giá không ổn định tăng hoặc giảm một cách bất thường không lường trước được sẽ gây ra những tác động xấu tới hoạt động kinh doanh của NHTM trong đó có hoạt động huy động vốn. Ví dụ: Khi tỷ giá tăng nhanh đồng nội tệ mất giá, gây nên tâm lý e ngại của người dân về VND tiếp tục bị mất giá chắc chắn sẽ làm giảm nguồn vốn huy động VND của các NHTM.

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 114 - 115)