Giới thiệu về NHNN&PTNN chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 55)

trong đầu vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Năm 1988, Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Qua thời gian hoạt động, ngân hàng ngày càng mở rộng và trở thành ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn tài sản, đội ngũ cán bộ công nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNN & PTNT).

Vài nét về sự thành lập của NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ: Căn cứ vào sự chỉ đạo của tổng giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam về việc tách địa điểm hoạt động của NHNN&PTNT

Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ ra địa điểm mới. (những năm trước đây NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ hoạt động chung với hội sở của NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Điện Biên ). Sau một thời gian tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để phục vụ cho việc chuyển địa điểm hoạt động NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ. Ngày 29/01/2004 Giám đốc NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Điện Biên đã có quyết định số 26/QĐ NHNN-TCCB “V/v chuyển trụ sở giao dịch NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ đến địa điểm mới”. Từ ngày 02/02/2004 NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ chính thức đi vào hoạt động và thực hiện giao dịch tại địa điểm mới tại đường 7/5 Phường Tân Thanh - Thành phố Điện Biên Phủ - Tỉnh Điện Biên

2.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Những năm gần đây Tỉnh Điện Biên đã có nhiều những biến động làm ảnh hưởng tới sự hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như của Ngân Hàng. Như việc thanh đổi địa giới hành chính với tỉnh Lai châu mới. Đổi tên thị xã lai châu thành thị xã Mường Lay vào Năm 2007. Việc tổ chức di dân tái định cư để phục vụ cho việc xây dựng và đi vào hoạt động của thủy điện Sơn La. Thêm vào đó chi nhánh đóng trên địa bàn thành phố Điện Biên bao gồm nhiều thành phần kinh tế và sự cạnh tranh của các TCTD và hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Thiên tai dịch bệnh những năm gần đây xảy ra gây thiệt hại lớn về người và tài sản làm ảnh hưởng đến nguồn vốn của ngân hàng.cơ chế của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam chặt chẽ hơn , phức tạp hơn các Ngân Hàng thương mại khác, gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiếp cận vốn vay.

Bên cạnh đó cũng có nhiều thuận lợi. Trong thời gian hoạt động chung với hội sở chính của NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Điện Biên ban lãnh đạo cũng đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm tiệp cận khách hàng và

nắm bắt được tính chất đặc điểm của địa bàn. Chuẩn bị chu đáo cả về vật chất và tinh thần để phục vụ cho việc thành lập.

Nhận thức được các khó khăn cũng như thuận lợi ngay từ khi đi vào hoạt động , với những định hướng đúng và giải pháp điều hành năng động của ban lãnh đạo NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ, giám đốc các phòng giao dịch và sự ủng hộ của các cấp các nghành đặc biệt là sự chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên cũng như sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống, hoạt động của NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ tiếp tục phát triển ổn định, toàn diện, tăng trưởng vững chắc hơn.

Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của chi nhánh:

• Huy động vốn nội tệ và ngoại tệ từ các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội và mọi tầng lớp dân cư thông qua nhiều thể loại và hình thức phong phú, hấp dẫn theo quy định của nghành. Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác... để phục vụ quá trình phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ nói riêng của tỉnh Điện Biên nói chung.

• Thực hiện bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng thi công các công trình, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành công trình.

• Thực hiện dịch vụ kiểm đếm, thu tiền tại trụ sở khách hàng, hộ gia đình, dịch vụ chi trả tiền lương, mở và thanh toán qua tài khoản cá nhân. nhận vốn ủy thác, đầu tư các tổ chức tài chính tín dụng khác.

• Thực hiện chức năng thanh toán trong nước và quốc tế, chuyển tiền điện tử và các dịch vụ thanh toán thông qua hệ thống máy tính hiện đại và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, với tinh thần trách nhiệm cao và phong cách phục vụ tận tình chu đáo.

đoi g

đồi đổi đồi

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Với mạng lưới hoạt động gồm :

Trụ sở chính NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ là chi nhánh cấp III trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Điện Biên bao gồm ban giám đốc và hai phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng kế hoạch kinh doanh và Phòng kế toán - ngân quỹ.

Phòng kế hoạch kinh doanh: Là nơi nghiên cứu và đề xuất các chiến lược khách hàng, huy động vốn tại địa phương cũng như xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hướng kinh doanh của ngân hàng, tiến hành theo dõi các kế hoạch và quyết toán, cân đối vốn; sử dụng và điều hoà vốn kinh doanh của chi nhánh.

Phòng kế toán- ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, thống kê và thanh toán theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch tài chính, quyết toán thu, chi quỹ tiền lương. Đồng thời tổng hợp và lưu trữ hồ sơ tài liệu và các báo cáo, cũng như thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định

Chi nhánh có 5 Phòng giao dịch trực thuộc NHNN&PTNT Việt Nam - chi nhánh thành phố Điện Biên Phủ :

+ Phòng giao dịch Him Lam. + Phòng giao dịch Mường Thanh. + Phòng giao dịch Thanh Bình. + Phòng giao dịch Noong Bua + Phòng giao dịch số 02.

Cơ sở vật chất hạ tầng

Trụ sở đóng tại đường 7/5 P.Tân Thanh thành phố Điện Biên Phủ. Tại trụ sở chính và các phòng giao dịch đều được trang bị hệ thống máy móc mới nhất để thực hiện nhiệm vụ phát sinh một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Nhìn chung, cơ sở vật chất thiết bị đã được ngân hàng cấp và trang bị đầy đủ, hiện đại để đáp ứng một cách nhanh nhất cho một hoạt động của chi nhánh.

2.1.4. Kết quả kinh doanh chủ yếu

Bảng 2.1: Hoạt động huy động vốn và cho vay của NHNN&PTNT chi nhánh tp. Điện Biên Phủ giai đoạn 2015-2017.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sồ tiền Tỷ Sồ Tỷ trọng Sồ Tỷ Vồn huy động tiền gửi 617.195 91,99 674.680 91,44 720.851 91,72 + Tiền gửi từ dân cư 558.397 83,23 612.670 83 630.638 80,2 + Tiền gửi từ các tô chức KT-XH 58.816 8,76 62.011 8,44 90.21 3 11,52 Vồn khác 53.678 801 63.118 856 65.07 8,28 Tông nguồn ______vồn______670.873 100 737.798 100 785.921 100

( Nguồn: Tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2015,2016,2017 -

NHNN&PTNT Chi nhánh: TP Điện Biên Phủ )

2.1.5 Công tác huy động vốn

Trong kinh doanh ngân hàng, giữa huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ không thể tách rời, tác động qua lại với nhau. Một nguồn vốn mạnh, cơ cấu nguồn hợp lý là điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Bởi vậy, NHNN&PTNT Việt Nam Chi nhánh Tp. Điện Biên Phủ luôn đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.Tổng nguồn vốn huy động (tính cả nguồn vốn ngoại tệ quy đổi) của từng năm từ năm 2015 đến 2017 như sau :

Bảng 2.2 Hoạt động huy động vốn của NHNN&PTNT chi nhánh tp. Điện Biên Phủ giai đoạn 2015-2017.

Nhìn chung trong giai đoạn 2015 - 2017 tổng nguồn vốn huy động đuợc của NHNN&PTNN chi nhánh tp. Điện Biên Phủ tăng đều qua các năm. Năm 2015 huy động vốn chỉ đạt 670.873 triệu đồng thì đến 2016 đã lên đến 737.798 triệu đồng tăng 66.925 triệu đồng tuơng đuơng tăng 9.9% so với năm 2015. Đến năm 2017 tổng số vốn huy động đạt 785.921 triệu đồng tăng 6.5% so với 2016 nhung tốc độ tăng chậm hơn truớc)

Từ bảng trên cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tp. Điện Biên chủ yêú đến từ huy động từ tiền gửi,giữ tỷ trọng trên 90%, đặc biệt là tiền gửi từ dân cu, chiếm trên 80% tổng nguồn vốn ( năm 2015 là 83,23%, năm 2016 là 83%, năm 2017 là 80,2%), tiền gửi từ dân cu tăng dần qua các năm nhung tốc độ không ổn định, mức độ tăng không lớn. So với các nguồn huy động vốn khác nhu tiền gửi từ tổ chức KT-XH, huy động vốn từ phát hành giấy tờ có giá, vốn vay DCTC, vốn khác thì sự chênh lệch thể hiện rất rõ ràng. Huy động vốn từ các tổ chức KT-XH chiếm tỷ trọng rất nhỏ, năm 2016 giảm nhẹ so với năm 2015 ( 0,55%) và tăng 2,76% tại năm 2017. Huy động vốn từ các nguồn khác cũng gặp tình trạng tuơng tự, chiếm tỷ trọng rất thấp và sự biến đổi duờng nhu rất nhỏ. Thực trạng trên phản ánh rõ nét đặc điểm môi truờng kinh doanh của tỉnh Điện Biên, mặc dù ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng có quy mô cũng nhu uy tín đứng đầu tại địa bàn tỉnh nhung nguồn huy động vốn tại địa bàn còn hạn chế cả về số luợng lẫn chất luợng.

2.1.6 Đầu tư tín dụng

“Trong các hoạt động đầu tu, kinh doanh thì vốn là nhân tố quan trọng nhất quyết định khả năng đầu tu, kinh doanh, mở rộng các hoạt động, dịch vụ của một ngân hàng thuơng mại. Là một chi nhánh thuộc NHNN&PTNT Việt Nam - Ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ 2 trong các ngân hàng thuơng mại hiện nay (chỉ sau Viettinbank) chi nhánh tp. Điện Biên Phủ nhận đuợc sự đầu tu lớn nguồn vốn đủ để ngân hàng cung cấp tín dụng cho khách hàng. Tình hình cấp tín dụng của chi nhánh trong giai đoạn 2015 - 2017 nhu sau:

về tổng dư nợ: tăng đều qua các năm trung bình mỗi năm tăng khoảng 100.000 triệu đồng từ 480.333 triệu đồng năm 2015 đến đầu năm 2018 tổng dư nợ lên đến 650.207 triệu đồng.”

Là một ngân hàng có truyền thống lâu đời từ lâu trong các hoạt động cho vay, đặc biệt là cho vay phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh- 1 tỉnh phát triển mạnh về nông nghiệp, chi nhánh tp. Điện biên cũng như cả hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung rất có uy tín trong hoạt động tín dụng, luôn chiếm trên 30% thị phần( hiện nay tỉnh có 5 tổ chức tín dụng trên địa bản tỉnh Điện Biên), hầu hết các doanh nghiệp lớn kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, nông sản... đều có dư nợ vay tại chi nhánh

Ngoài ra là tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh qua các năm đều tăng nhưng vẫn nằm trong khả năng nguồn vốn và giới hạn tín dụng của ngân hàng trung ương giao. Điều này giúp hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu qủa hoạt động tín dụng, nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo an toàn, phát triển bền vững và từng bước vươn xa của chi nhánh.

2.1.7 Dịch vụ khác

Phát hành thẻ ATM

thẻ (chiếc) 2.706 2.891 3.122 Số dư (triệu đồng) 12.088 13.296 16.354 1.028 8,5 3.058 23

- Thu dịch vụ___________________ 1.772 1.836 1.57

Chi phí_______________________ 50.77 54.58 49.94

Lợi nhuận_____________________ 19.11 18.38 19.74

Lợi nhuận tăng (giảm) tuyệt đối so với năm liền trước_____________

-727 1.35

1 Lợi nhuận tăng (giảm) tương đối

so với năm liền trước____________

-3,803% 7,347%

( Nguôn: Tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2015,2016,2017 -

NHNN&PTNT Chi nhánh: TP Điện Bbiên Phủ )

Số lượng thẻ phát hành tăng đều qua các năm, năm 2016 tăng 185 thẻ so với 2015( tăng 6,8%), đi kèm theo đó là sự tăng lên về số dư thẻ ATM,

2016 tăng 1.028 triệu đồng, tương đương với 8,5%. Bước sang năm 2017, số lượng thẻ phát hành tăng 231 chiệc( 7,8%) kèm theo là tăng mạnh của số dư thẻ , tăng 3058 triệu, tương đương 23%. Nguồn vốn từ thẻ, đặc biệt là vốn không kỳ hạn tuy còn dừng ở con số nhỏ nhưng cũng mang lại cho chi nhánh nhiều lợi nhuận. Đặc biệt, đây còn là xu hướng phát triển chi nhánh chú trọng, tập trung phát hành thẻ, trả lương qua thẻ sẽ giúp ngân hàng không những mở rộng tệp khách hàng, tận dung nguồn vốn mà còn mang lại nhiều cơ hội phát triển hơn nữa.

Tính đến năm 2017 toàn chi nhánh có 3 máy ATM, phát hành thẻ tăng 416 thẻ so với năm 2015

Dịch vụ chi trả lương qua tài khoản cho CBNV hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo chỉ thị 20 của Chính Phủ tiếp tục được thực hiện;

Các sản phẩm dịch vụ Mobile Banking, SMS banking.. .tiếp tục được triển khai; dịch vụ bảo hiểm ABIC được chi nhánh quan tâm trú trọng, đặc biệt là triển khai tốt việc bán bảo an tín dụng; tổng thu dịch vụ đạt 1.573 triệu đồng, tăng 381 triệu đồng (tăng 32%) so với năm 2016.

2.1.8Ket quả kinh doanh chung giai đoạn 2015 - 2017

Bảng 2.4: Bảng kết quả kinh doanh chi nhánh tp. Điện Biên Phủ giai đoạn 2015 -2017

TP.Điện Biên Phủ ( triệu đồng)_______

Theo bảng kết quả kinh doanh giai đoạn 2015 - 2017 của

NHNN&PTNT chi nhánh tp.Điện Biên Phủ thì cả doanh thu và chi phí đều giảm qua từng năm. Doanh thu năm 2015 đạt 64.911 triệu đồng giảm 4.975 triệu đồng so với năm 2013 giảm cả doanh thu từ hoạt động tín dụng và thu từ dịch vụ; đồng thời chi phí năm 2017 cũng giảm tương đương khoảng 4.513 triệu đồng so với năm 2015. Lợi nhuận năm 2016 giảm gần 4% so với năm 2015 tuy nhiên đến 2017 lợi nhuận thu được đã tăng 7,3%. Chi phí giảm chủ yếu do nguồn thu giảm, Iiuv động vốn giảm dẫn đến chi phí sử dụng vốn giảm; Điều Iiav cho thấy khả năng Iiuv động vốn của chi nhánh còn rất nhiều hạn chế. Trong bối cảnh có rất nhiều các NHTM cạnh tranh trên địa bàn ngày càng cao khiến việc huy động vốn nhất là các nguồn vốn rẻ càng khó khăn hơn; một phần do chi nhánh chưa chủ động trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng.

2.2. Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNN&PTNNchi nhánh thành phố Điện Biên Phủ

2.2.1 Tong quan về nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Điện Biên Phủ

Từ kết quả bảng tỷ trọng các nguồn vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Điện Biên Phủ cho thấy nguồn vốn huy động tại chỗ( huy động dân cư + huy động TCKT) chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy mặc dù huy động vốn tại chỗ trong điều kiện cạnh tranh ngân hàng gay gắt nhưng chi nhánh TP. Điện Biên Phủ đã dẫn cải thiện về chất và lượng , cho thấy hoạt động huy động vốn của chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn.

Thị phần huy động vốn của Agribank TP. Điện Biên trước năm 2015 trở về trước chiếm 15-18% trên địa bàn, từ năm 2015 đến 2017 thị phần chỉ chiếm 13% trong tổng nguồn vốn huy động từ các TCTD trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Sự sụt giảm về thị phần ngoài các hạn chế về công tác huy động,

còn có nguyên nhân là do có nhiều chi nhánh NHTMCP mới mở trên điạ bàn. Các ngân hàng TMCP mởi khai truơng hoạt động áp dụng nhiều chính sách

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w