Bộ máy kế toán là tập hợp những người làm kế toán tại tại đơn vị cùng với các phương tiện trang thiết bị dùng để ghi chép, tính toán xử lý toàn bộ thông tin liên quan đến công tác kế toán tại đơn vị từ khâu thu nhận, kiểm tra, xử lý đến khâu tổng hợp, cung cấp những thông tin kinh tế về các hoạt động của đơn vị.
Tổ chức bộ máy kế toán chính là tổ chức đội ngũ cán bộ làm kế toán của Ngân hàng. Trong hệ thống các ngân hàng, việc tổ chức hợp lý và khoa học bộ máy kế toán nhằm thực hiện đầy đủ chức năng của kế toán, đảm bảo cung cấp kịp thời, trung thực các thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản phục vụ cho công tác điều hành, quản trị ngân hàng là cần thiết khách quan. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ xác định khối lượng và chất lượng công tác kế toán để đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời. Khối lượng công tác kế toán của ngân hàng gắn liền với các phần hành kế toán cụ thể và được thực hiện bởi người làm kế toán cụ thể.
• Nhiệm vụ của tổ chức bộ máy kế toán trong NHCSXH
+ Tiến hành công tác kế toán theo theo đúng quy định của Nhà nước và NHCSXH.
+ Lập báo cáo kế toán theo quy định và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban khác lập.
+ Giúp Giám đốc hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng, Ban và các Phòng giao dịch trực thuộc thực hiện ghi chép ban đầu theo đúng chế độ, phương pháp.
+ Lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống kê và cung cấp các số liệu đó cho các bộ phận liên quan trong Ngân hàng và các cơ quan quản lý cấp trên theo đúng quy định.
• Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bộ máy kế toán của NHCSXH bảo đảm sự phân công, phân nhiệm, sử dụng nguồn lực hiệu quả.
Bộ máy kế toán NHCSXH gồm: Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán tài sản
cố định, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, kế toán giao dịch, kế toán chuyển tiền.
• Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
NHCSXH thực hiện hình thức kế toán vừa tập trung vừa phân tán. Đây là hình thức tập hợp ưu điểm của cả hình thức kế toán tập trung và phân tán.
Theo hình thức tổ chức này, công việc kế toán của các đơn vị trực thuộc thì do các đơn vị trực thuộc đó thực hiện, định kỳ tập hợp số liệu gửi về phòng kế toán.
• Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
Hiện tại trong hệ thống NHCSXH áp dụng cả hai mô hình. Mô hình kế toán một của áp dụng với việc giao dịch tại các điểm giao dịch xã, còn tại phòng kế toán tại trụ sở NHCSXH thì áp dụng mô hình kế toán nhiều cửa.
• Mô hình giao dịch nhiều cửa
Đây là mô hình tổ chức truyền thống của các ngân hàng, đặc biệt trong điều kiện trình độ ứng dụng công nghệ tin học trong công tác kế toán còn thấp. Theo mô hình này kế toán chỉ làm nhiệm vụ kiểm soát chứng từ và hạch toán vào sổ sách kế toán theo quy định, tất cả các giao dịch liên quan đến tiền mặt khách hàng nộp (nhận) từ quỹ chính của ngân hàng.
•Mô hình giao dịch một cửa
Mô hình giao dịch một cửa là mô hình cho phép khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng chỉ giao dịch với một cán bộ ngân hàng vẫn có thể giải quyết toàn bộ các nhu cầu của mình về tiền gửi, tiền vay, thanh toán, mua bán ngoại tệ
...Can bộ ngân hàng tiếp khách trong mô hình giao dịch một cửa gọi là giao dịch viên vừa làm nhiệm vụ kế toán viên, vừa làm nhiệm vụ thủ quỹ thực hiện thu, chi tiền và có hạn mức thu, chi tiền, hạn mức xử lý nghiệp vụ (đối với nghiệp vụ cho vay, mua bán ngoại tệ ..) phù hợp với trình độ, kinh nghiệm làm việc của mình.
Phương pháp kế toán một cửa là một phương pháp đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam trong đó có NHCSXH.
Ưu điểm quan trọng của mô hình kế toán một cửa là mang tính phục vụ khách hàng cao, khả năng hỗ trợ tác nghiệp giữa các giao dịch viên cao (chia sẻ thông tin, hỗ trợ nghiệp vụ ..), ngoài ra mô hình kế toán một cửa còn góp phần thu gọn bộ máy kế toán, mô hình tổ chức mang tính cạnh tranh cao, phù hợp với việc giao dịch tại các điểm giao dịch của NHCSXH.