NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được tách ra từ Ngân hàng phục vụ người nghèo thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên. Khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng người nghèo và các đối tượng chính sách thì Ngân hàng người nghèo tỉnh được tách ra và thành lập NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái nguyên theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị, khai trương đi vào hoạt động ngày 17/03/2003.
NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được thành lập góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung.
Sau 15 năm thực hiện tín dụng chính sách ưu đãi theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng người nghèo và các đối tượng chính sách khác, từ 3 chương trình tín dụng triển khai thời điểm đầu năm 2003, đến nay đã triển khai thêm 10 chương trình tín dụng chính sách mới theo các Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ. Đến 30/6/2017, tổng dư nợ 13 chương trình tín dụng chính sách đạt 2.901.109 triệu đồng, tăng 2.726.105 triệu đồng so với đầu năm 2003; doanh số cho vay đạt 7.035.160 triệu đồng với 476.200 lượt khách hàng được vay vốn. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2002-2017 là 21,38% năm; doanh
số thu nợ trong 15 năm đạt 4.240.996 triệu đồng, chiếm 60,28% doanh số cho vay. Mức cho vay bình quân/hộ qua các năm đã tăng lên, cụ thể: Năm 2003 mức cho vay bình quân là 3,3 triệu đồng/hộ; đến 30/6/2017, mức cho vay bình quân tăng lên là 33,1 triệu đồng/hộ. Kết quả tăng trưởng qua các năm tập trung chủ yếu ở một số chương trình tín dụng như: Chương trình cho vay hộ nghèo tăng 882.779 triệu đồng; hộ cận nghèo tăng 520.736 triệu đồng; hộ mới thoát nghèo tăng 142.053 triệu đồng; cho vay học sinh sinh viên tăng 191.934 triệu đồng; cho vay giải quyết việc làm, hỗ trợ và duy trì việc làm tăng 70.797 triệu đồng; cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tăng 276.030 triệu đồng; cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn tăng 384.247 triệu đồng.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được tập trung cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó trên 92% dư nợ tín dụng chính sách được tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, giáo dục và đào tạo. Chú trọng ưu tiên tập trung vốn cho vay hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, cho vay đối với các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tạo điều kiện có vốn sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống từ đó vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong 15 năm qua, đã có 476.200 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh với tổng số tiền 7.035.160 triệu đồng. Trong đó: 236.910 lượt hộ nghèo vay vốn với số tiền 3.122.628 triệu đồng; 20.325 lượt hộ cận nghèo được vay vốn với số tiền 702.423 triệu đồng; 51.108 lượt hộ vay vốn học sinh sinh viên với số tiền 673.276 triệu đồng; 59.679 lượt hộ vay vốn chương
trình nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn với số tiền 499.767 triệu đồng... [7]
Hiện NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái nguyên có 8 Phòng giao dịch cấp huyện đặt
tại 8 huyện, thành phố, thị xã của Tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nhân dân, gồm: + PGD NHCSXH huyện Đồng Hỷ + PGD NHCSXH huyện Đại Từ + PGD NHCSXH huyện Định Hóa + PGD NHCSXH huyện Phú Bình + PGD NHCSXH huyện Phú Lương + PGD NHCSXH thị xã Phổ Yên + PGD NHCSXH thành phố Sông Công + PGD NHCSXH huyện Võ Nhai
Ket quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng qua 3 năm gần đây thể hiện tại Bảng 2.1
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Số lượng khách hàng (người) 114.53 0
117.57
0 119.084
Số lượng nhân viên 127 129 131
cho vay và thu nợ, thanh toán và các dịch vụ khác đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc tỉnh.
Hội sở tỉnh đặt ở thành phố Thái Nguyên có chức năng vừa giao dịch trực tiếp vừa là trung tâm điều hành và quản lý.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thể hiện ở Sơ đồ 2.1: Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức điều hành
Nguồn: Phòng Hành chính - Tổ chức
*Giám đốc: Quản lý và điều hành mọi hoạt động theo quy định của pháp
luật và các văn bản dưới luật khác:
-Quyết định các vấn đề hoạt động thường xuyên của chi nhánh. -Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng Quản trị.
-Tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược hoạt động của Chi nhánh.
-Kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Chi nhánh.
-Bổ nhiệm miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý tại Chi nhánh trừ các chức danh thuộc quản lý của cấp trên.
-Tuyển dụng, cắt giảm nhân sự theo yêu cầu hoạt động. -Kiến nghị các phương án xử lý hoạt động tài chính.
Giám đốc còn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, điều lệ của ngân hàng và quyết định của HĐQT.
Nếu điều hành trái với quy định, gây thiệt hại thì Giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại theo quy định.
*Phòng Ke hoạch nghiệp vụ tín dụng: là một phòng chuyên môn nghiệp vụ
thuộc cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Tổ chức thực hiện các chương trình tín dụng trong toàn tỉnh, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc trong việc tổng hợp về kế hoạch nguồn vốn trên địa bàn. Là nơi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của tất cả khách hàng có nhu cầu, tiến hành thẩm định dự án, phương án vay vốn và thực hiện các thủ tục trong quy trình vay vốn trình lãnh đạo xét duyệt cho vay.
*Phòng Ke toán - Ngân quỹ: chịu sự điều hành trực tiếp của Ban Giám đốc
Chi nhánh. Thực hiện công tác hạch toán kế toán theo quy định của luật kế toán, và các nghiệp vụ huy động vốn, quản lý tài sản, hạch toán cho vay, thu nợ, xây dựng kế hoạch tài chính, lưu giữ hồ sơ, chứng từ kế toán, thực hiện chức năng trung tâm thanh toán và các nghiệp vụ phát sinh theo sự phân công của Giám đốc Chi nhánh. Lập dự toán về chi phí hoạt động. Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về tính chính xác, trung thực và kịp thời của các số liệu đã xác lập trong sổ sách và báo cáo kế toán hàng năm. Đảm bảo an ninh tài chính và giữ gìn bí mật nội bộ.
Tham mưu cho Giám đốc về chính sách tiền lương, thưởng, chính sách về BHYT, BHXH, BHTN đặc biệt với lao động nữ theo đúng quy định của pháp luật.
*Phòng Hành chính - Tổ chức: Tham mưu Ban Giám đốc tổ chức quản lý
về công tác tổ chức, cán bộ, hành chính tổng hợp, thi đua khen thưởng, bảo vệ nội bộ, quản lý cán bộ, nhân viên trong phòng theo sự phân công của Giám đốc. Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của phòng và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc theo quy định của pháp luật.
*Phòng Công nghệ thông tin: thực hiện công tác tin học hóa toàn bộ hệ
thống của Chi nhánh nối mạng với toàn hệ thống để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực tin học.
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCHXÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được bố trí theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.
Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Đơn vị kế toán cấp trên Ke toán trưởng
hợp toán hợp tiền lương toán chi tiêu tài sản giao dịch
Trưởng kế toán phòng giao dịch huyện Kế toán giao dịch tại các điểm giao dịch xã Kế toán tiền lương Kế toán chi tiêu Kế toán
tài sản Kế toángiao dịch
Trưởng phòng kế toán của chi nhánh là người có năng lực tổ chức công tác kế toán trong phạm vi đảm nhiệm.
- Trưởng phòng kế toán của Chi nhánh phụ trách quản lý chung, là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Chi nhánh về công tác tài chính, kế toán theo
quy định của Nhà nước.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chế độ chính sách về tài chính của Chi nhánh.
- Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch thu chi của Chi nhánh.
- Phân tích đánh giá hoạt động kinh tế của chi nhánh, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm giảm chi phí mang lại hiệu quả kinh tế.
• Phó trưởng Phòng Kế toán
Phó trưởng phòng thực hiện quyền và nhiệm vụ của trưởng phòng khi trưởng phòng đi vắng.
- Thực hiện kế toán tổng hợp toàn chi nhánh, lập đầy đủ các báo cáo tài chính của chi nhánh theo quy định.
Thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Kế toán trưởng và Ban Giám đốc.
Nội dung công việc kế toán ở NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên bao gồm: (1) . Kế toán nội bộ: Theo dõi toàn bộ các tài khoản thu nhập, chi phí, lập chứng từ, hạch toán thu nhập, chi phí nội bộ ngân hàng từ các khoản thu nhập hoặc chi phí hoạt động kinh doanh được các bộ phận khác hạch toán. Theo dõi, phân bổ các khoản chi phí liên quan đến chi nhánh, các phòng giao dịch trực thuộc. Theo dõi các khoản tạm ứng, phải thu chi tiết theo từng cá nhân, đơn vị ...
(2) . Kế toán tài sản: Hạch toán, theo dõi và quản lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vật liệu, tính và phân bổ khấu hao, chi phí công cụ dụng cụ chờ phân bổ.
(3) . Kế toán thuế: Theo dõi, tính và nộp thuế thuế TNCN, thuế nhà đất và các nghĩa vụ phải nộp ngân sách nhà nước khác.
(4) . Kế toán tiền lương: Thanh toán các khoản chi phí cho nhân viên như chi phí tiền lương và các khoản đóng góp theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, ngoài giờ, ăn ca.
(5) . Kế toán liên ngân hàng: Hạch toán tiền gửi, tiền vay, thu chi điều vốn nội bộ với trụ sở chính hoặc các chi nhánh, quản lý tài khoản tiền gửi thanh toán của Chi nhánh tại NHNN và các TCTD khác trong nước.
(6) . Kế toán tổng hợp: Lập, kiểm tra các báo cáo kế toán, báo cáo thống kê, tham gia xây dựng và theo dõi kế hoạch hoạt động kinh doanh.
phòng/bộ phận khác, các Phòng giao dịch tham gia hạch toán kế toán, quản lý chứng từ kế toán của toàn đơn vị.
(8) . Phân tích tài chính: Phân tích hoạt động tài chính ngân hàng, phân tích các
chỉ số hoạt động của ngân hàng, phân tích sự biến động tài sản hoặc công nợ hàng ngày, phân tích nguyên nhân tăng giảm thu nhập, chi phí của ngân hàng, phân bổ thu nhập, chi
phí đến từng bộ phận để xác định kết quả kinh doanh của từng bộ phận.
Hiện tại trong tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên áp dụng cả hai mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Mô hình kế toán một của áp dụng với việc giao dịch tại các điểm giao dịch xã, tại Phòng kế toán tại trụ sở NHCSXH, Phòng giao dịch cấp huyện áp dụng mô hình kế toán nhiều cửa.
2.2.2. Thực trạng công tác hạch toán kế toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
2.2.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Chi nhánh thực hiện theo các quy định pháp luật về chứng từ kế toán, tuân thủ các nguyên tắc về lập và phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính trên chứng từ kế toán; kiểm tra chứng từ kế toán; ghi sổ và lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán; xử lý vi phạm đã được quy định trong Luật kế toán và Chế độ về chứng từ kế toán.
Ngoài ra, hệ thống chứng từ kế toán của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Thái nguyên thực hiện theo các văn bản quy định trong hệ thống như:
+ Quyết định số 2517/QĐ-NHCS ngày 23 tháng 7 năm 2015, Quyết định về việc ban hành Quy định chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống NHCSXH.
+ Quyết định số 2690/QĐ-NHCS, ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc ban hành Danh mục chứng từ, báo cáo phát sinh trong giao dịch áp dụng trong hệ thống NHCSXH.
+ Văn bản 3358/NHCS-KTTC ngày 1 tháng 9 năm 2016, Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính trong hệ thống NHCSXH
+ Văn bản 4038/NHCS-KTTC, ngày 24 tháng 10 năm 2016, Hướng dẫn quy trình mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong hệ thống NHCSXH.
Căn cứ vào các quy định tại văn bản của hệ thống NHCSXH, Phòng Ke toán tại Chi nhánh cũng ban hành các văn bản cụ thể, phù hợp với đặc thù của Chi nhánh như:
+ Văn bản 829/NHCS-KTNQ, ngày 22 tháng 9 năm 2016, cụ thể hóa một số nội dung quy định tại Văn bản 3358/NHCS-KTTC ngày 1 tháng 9 năm 2016.
+ Văn bản 834/NHCS-KTNQ, ngày 23 tháng 9 năm 2016, sửa đổi thay thế một số nội dung quy định tại Văn bản 454/NHCS-KTNQ ngày 8/5/2015 của Giám đốc NHCSXH tỉnh.
+ Văn bản 977/NHCS-KTNQ, ngày 11 tháng 11 năm 2016, sửa đổi, thay thế một số nội dung về thủ tục thanh toán quy định tại Văn bản 454/NHCS-KTNQ ngày 8/5/2015 của Giám đốc NHCSXH Tỉnh
• Tổ chức lập, ký chứng từ kế toán:
Tại NHCSXH ngoài các nghiệp vụ: thu nợ gốc, thu lãi, thu tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm, chi tiêu nội bộ... tương tự tại các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn có một số nghiệp vụ khác biệt như: Thu lãi theo bảng kê 13/TD, chi hoa hồng cho tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn, chi phí ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội, chi thù lao xã, phường, thị trấn, chi phụ cấp Ban Đại diện các cấp...
Mỗi nghiệp vụ kế toán phát sinh thực hiện theo đúng quy trình quy định, nội dung chứng từ từ chứng từ kèm đến chứng từ giao dịch đều phải đúng quy định.
Chứng từ kế toán sử dụng tại Chi nhánh bao gồm:
+ Chứng từ tiền mặt: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy nộp tiền, Giấy lĩnh tiền. + Chứng từ chuyển khoản: Phiếu chuyển khoản, Ủy nhiệm thu, Ủy nhiệm chi. + Bảng kê các loại: Bảng kê các loại tiền nộp, Bảng kê các loại tiền lĩnh
+ Chứng từ hạch toán tài sản và chứng từ ngoại bảng (phiếu xuất tài sản, phiếu nhập tài sản).
Tổ chức lập và ký chứng từ kế toán phải căn cứ vào các nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh.
Hàng ngày, kế toán viên giao dịch tại trung tâm thường thực hiện các nghiệp vụ như:
+ Giao dịch với ngân hàng khác: Gửi, rút tiền, chuyển tiền, nhận chuyển tiền theo ủy nhiệm chi...
Ví dụ Nghiệp vụ điều chuyển tiền từ Phòng giao dịch về Hội sở tỉnh (xem Phụ lục 2.1)
+ Thu nợ gốc, lãi, tiền gửi tiết kiệm của cá nhân, tổ chức,
Ví dụ: chứng từ thu nợ gốc của khách hàng (xem tại Phụ lục 2.2)
+ Chi tiêu nội bộ như: chi tiếp khách, chi hội nghị, mua sắm văn phòng phẩm, công cụ dụng cụ, chi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, chi các khoản phí lệ phí.
Ví dụ: Chứng từ Hạch toán phí đăng kiểm xe ô tô Navara BKS 20C 123.21 (xem tại Phụ lục 2.3)
+ Đặc biệt, vào những ngày có điểm giao dịch xã, các giao dịch viên thực hiện giao dịch tại các điểm giao dịch theo lịch cố định đã được niêm yết. Tại điểm giao dịch, các giao dịch viên thực hiện các nghiệp vụ như:
+ Thu lãi, tiết kiệm tổ theo bảng kê 13/TD, thu nợ gốc, giải ngân.