toán cho các đối tượng quan tâm. Thông qua báo cáo sẽ thể hiện chính xác kết quả hoạt động của đơn vị. Do đó, hệ thống báo cáo phải được lập dựa trên tình hình thực tế hoạt động của đơn vị và phải tuân theo các nguyên tắc, chế độ kế toán hiện hành.
Việc lập báo cáo kịp thời, đầy đủ và chính xác là yêu cầu hết sức quan trọng. Nên để khắc phục tình trạng chậm, muộn, thiếu chính xác, các báo cáo cần được phân công đến các cán bộ sớm, hợp lý, và quy rõ trách nhiệm nếu không hoàn thành báo cáo.
Mặc dù hệ thống báo cáo đã được thực hiện phần lớn bởi hệ thống phần mềm, nên việc kết,xuất báo cáo chính xác, kịp thời là hết sức quan trọng. Với thời điểm quyết toán cuối năm, với số lượng báo cáo nhiều và cán bộ ít, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa các kế toán viên, sự hỗ trợ đến từ hệ thống phần mềm thông tin báo cáo là điều kiện tiên quyết đến chất lượng, thời gian hoàn thành báo cáo.
Phân tích báo cáo có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về thực trạng tài chính của ngân hàng cho công tác quản trị và các đối tượng quan tâm đến ngân hàng. Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính chủ yếu là báo cáo kế toán và các tài liệu thực tế khác có liên quan. Do đó, hoàn thiện phân tích tài chính trước hết phải hoàn thiện tổ chức công tác phân tích, hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích...
Để nâng cao chất lượng phân tích theo tôi có một số biện pháp sau:
Tham mưu cho cơ quan cấp trên bằng các công trình nghiên cứu về nội dung và phương pháp phân tích trong nội bộ ngân hàng. Từ đó, giúp cán bộ kế toán có hệ thống cơ sở tài liệu hưu ích trong việc phân tích báo cáo tài chính kế toán.
Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng công tác kế toán, kiểm toán nội bộ nhằm đảm bảo tính xác thực và độ tin cậy cần thiết của các thông tin và chi tiêu tài chính. Tính chính xác và đầy đủ của thông tin là điều kiện tiên quyết để có các kết luận phân tích thực sự có ý nghĩa cho công tác kế toán quản trị điều hành.
Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác phân tích số liệu báo cáo giúp cho việc phân tích số liệu chính xác. Trên thực tế, nhiều phương pháp phân tích được viết thành phần mềm phục vụ công tác phân tích báo cáo, chúng ta có thể lựa chọn
phương pháp phù hợp nhằm ứng dụng vào thực tế ngân hàng. Phần mềm tin học sẽ khắc phục được tình trạng không chính xác và kịp thời trong phân tích số liệu.
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP
Hoàn thiện công tác kế toán trong NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với việc tăng cường quản lý với hoạt động của Ngân hàng. Việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại NHCSXH tỉnh Thái Nguyên là dựa trên cơ sở lý luận về tổ chức công tác kế toán ngân hàng và từ thực trạng công tác kế toán của đơn vị. Tuy nhiên để thực hiện được giải pháp cần có sự phối hợp từ phía Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng, NHCSXH và NHCSXH Chi nhánh tỉnh.
3.3.1. về phía Nhà nước
Những năm qua, hệ thống kế toán ngân hàng tại Việt Nam đã có nhiều đổi mới nhằm đáp ứng và phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Hàng loạt các văn bản pháp quy hướng dẫn về kế toán ngân hàng đã được ban hành và đi vào cuộc sống. Các chế độ kế toán này, trong quá trình thực hiện đã có những bổ sung, sửa đổi phù hợp. Đặc biệt, luật kế toán và hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đã đánh dấu bước ngoặt về đổi mới công tác kế toán cả về mặt tư duy và tính pháp lý, tạo thuận lợi cho hệ thống các ngân hàng ở Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách của nhà nước thay đổi thường xuyên. Do đó, để đảm bảo hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán áp dụng cho các ngân hàng có thể phù hợp và thích ứng được với điều kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất như luật kế toán Việt Nam, các văn bản dưới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới theo hướng tạo dựng đầy đủ và hoàn thiện khung pháp lý về kế toán, đảm bảo cho công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện theo đúng luật pháp và điều chỉnh chế tài bằng pháp luật
Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán là công việc hết sức cần thiết, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh, và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán. Để làm được điều đó,
đòi hỏi Nhà nước ta cần tiếp tục rà soát, cập nhật và hoàn thiện nội dung của các chuẩn mực kế toán đã ban hành; hoàn chỉnh, bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất do các Chuẩn mực được ban hành. Những điểm chưa phù hợp còn do trong thời gian vừa qua Chuẩn mực kế toán quốc tế đã có những thay đổi, đòi hỏi đảm bảo sự nhất quán với Chuẩn mực kế toán quốc tế mới nhất. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, soạn thảo, ban hành mới các Chuẩn mực kế toán trong hệ thống các ngân hàng của Việt Nam cần thiết cho nền kinh tế trên cơ sở Chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.
Bên cạnh đó tiếp tục triển khai việc hướng dẫn Luật kế toán thông qua các văn bản cụ thể để các cơ quan, đơn vị dễ thực hiện hoặc có những buổi tập huấn hướng dẫn chi tiết và kèm theo thực hành. Đồng thời, định kỳ hàng năm phải có sự kiểm tra, tổng kết của các cơ quan chức năng đối với việc chấp hành luật của các doanh nghiệp nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật.
3.3.2. Đối với Ngân hàng nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng
• Đối với Ngân hàng nhà nước
Mặc dù pháp luật về kế toán, nay luật kế toán đều có quy định chung là Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán cho các cấp, các ngành, nhưng xuất phát chung từ đặc thù hoạt động ngân hàng, yêu cầu quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này vẫn do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính. Vì vậy, NHNN có điều kiện nắm chắc được các cơ chế nghiệp vụ phát sinh và còn có bộ máy kinh nghiệm chuyên môn để xây dựng chế độ kế toán, có hướng dẫn kế toán phù hợp, kịp thời đáp ứng cả yêu cầu về kế toán và quản lý nghiệp vụ ngân hàng.
Việc xây dựng và hoàn thiện chế độ kế toán các tổ chức tín dụng phải xuất phát từ các yêu cầu sau:
Tuân thủ khuôn khổ pháp lý về kế toán và hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như đẩy mạnh việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng;
Phân định rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính và NHNN trong quản lý Nhà nước về kế toán đối với ngành Ngân hàng. Tức là, cụ thể hóa quy định tại điều 60 Luật Kế toán, về cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán.
Chế độ kế toán các Tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống tài khoản các Tổ chức tín dụng nói riêng cần có tính phổ quát cao, phù hợp với mọi loại hình Tổ chức tín dụng. Việc ban hành cần có lộ trình rõ ràng và khả thi.
• Hiệp hội Ngân hàng
Hiệp hội Ngân hàng là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, hợp tác, hỗ trợ các thành viên trong trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, chia sẻ thông tin để triển khai các chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN. Để hỗ trợ tốt hơn cho các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Chính sách nói riêng, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc ban hành các Bộ tiêu chuẩn hoạt động của ngành ngân hàng (như tiêu chuẩn quản trị rủi ro, chuẩn mực kế toán...)
+ Hiệp hội ngân hàng cần tiếp tục đổi mới để làm tốt hơn vai trò cầu nối của mình trong việc liên kết các tổ chức hội viên cùng nhau hợp tác và phát triển; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chia sẻ thông tin với các tổ chức hội viên.
+ Hiệp hội cần tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các giải pháp cho ngân hàng trong việc tiếp cận và phát triển các lĩnh vực trọng tâm kinh tế
+ Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc kết nối các thành viên, tạo nên sức mạnh tập thể của hệ thống Ngân hàng trong nước.
3.3.3. về phía Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Chính sách xã hộiChi nhánh tỉnh Thái nguyên Chi nhánh tỉnh Thái nguyên
• về phía Ngân hàng Chính sách xã hội
Ngân hàng cần nhận thức rõ tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong hoạt động quản lý. Đồng thời, cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như những chuẩn mực, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Bên cạnh đó, trên cơ sở những bất cập trong thực tế hoạt động đơn vị
phải kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước.
Tuyển dụng và đào tạo những kế toán có trình độ, năng lực và chuyên ngành kế toán quản trị, các nhà quản trị cần quan tâm hơn nữa trong công tác kế toán quản trị, nhân viên kế toán quản trị phải là một bộ phận của nhân viên quản lý, để thực hiện công việc của mình.
• về phía NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Ban Giám đốc của Chi nhánh cần quan tâm hơn nữa tới công tác kế toán, để giúp công tác kế toán phát huy được hết vai trò của nó.
Bên cạnh đó, đơn vị cũng cần có thái độ nghiêm chỉnh chấp hành những quy định của pháp luật cũng như những chuẩn mực, chế độ tài chính kế toán của Nhà nước. Đồng thời trên cơ sở những bất cập trong thực tế hoạt động, Ngân hàng phải kiến nghị, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách, chế độ kế toán của Nhà nước và các văn bản của NHCSXH.
KẾT LUẬN
Sau 15 năm thành lập (2002 - 2017), NHCSXH thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH triển khai thực hiện 15 năm qua đã trở thành một kênh tín dụng quan trọng, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhưng công tác kế toán Ngân hàng có vai trò quan trọng. Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ có hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, trung thực, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ chức, quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân.
Qua quá trình nghiên cứu Đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên” Luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là:
- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công tác kế toán trong Ngân hàng Chính sách xã hội, theo đó làm rõ các đặc điểm hoạt động của NHCSXH ảnh hưởng tới công tác kế toán.
- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ rõ tồn tại và phân tích nguyên nhân của những tồn tại.
- Đưa ra các nguyên tắc và đề xuất nhóm các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.
Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hoàn thiện công tác kế toán tại NHCSXH chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Từ những nghiên cứu đó góp phần giúp NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tổ chức kế toán khoa học, hợp lý và hiệu quả hơn, đáp ứng những yêu cầu quản lý đặt ra.
Do điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế nên Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Học viên mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô để Luận văn được hoàn thiện và có thể tiếp tục nghiên cứu ở mức độ cao hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáotài chính NHCSXH Chi nhánh tỉnh TháiNguyên năm 2015
2. Báo cáotài chính NHCSXH Chi nhánh tỉnh TháiNguyên năm 2016
3. Báo cáotài chính NHCSXH Chi nhánh tỉnh TháiNguyên năm 2017
4. Báo cáotổng kết hoạt động NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên năm 2015, phương hướng nhiệm vụ năm 2016
5. Báo cáo tổng kết hoạt động NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017
6. Báo cáo tổng kết hoạt động NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018
7. Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2002-2017 .
8. Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2015
9. Nguyễn Thị Hương (2014): Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Công ty TNHH
MTV Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học lao
động - xã hội, Hà Nội.
10. Đào Diệu Liên (2017), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại trường
đại
học công nghiệp Việt-Hưng, Trường đại học lao động - xã hội, Hà Nội.
11. Bùi Thị Cẩm Nhung (2012), Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
tổ chức hạch toán kế toán tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hòa.
12. Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Hồng Yến (2011) ’’Kế toán ngân hàng”, trường Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
13. Quyết định số 2517/QĐ-NHCS ngày 23 tháng 7 năm 2015, Quyết định về
việc ban hành Quy định chế độ chứng từ kế toán áp dụng trong hệ thống NHCSXH. 14. Quyết định số 2690/QĐ-NHCS, ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Tổng Giám đốc NHCSXH về việc ban hành Danh mục chứng từ, báo cáo phát sinh trong giao dịch áp dụng trong hệ thống NHCSXH.
Số hiệu tài khoản Loại tiền Số hiệu
GLSL Tên tài khoản
TK NHNN
9100 Tiền mặt tại đơn vị
9100007043 704 10000 Tiền mặt tại quỹ chính 1011
9100017046 704 10001 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 01 1011
9100027049 704 10002 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 02 1011
9100037042 704 10003 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 03 1011
9100047045 704 10004 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 04 1011
9100057048 704 10005 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 05 1011
9100067041 704 10006 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 06 1011
9100077044 704 10007 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 07 1011
9100087047 704 10008 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 08 1011
9100097040 704 10009 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 09 1011
9100107040 704 10010 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 10 1011
9100997043 704 10099 Tiền mặt thu theo túi niêm phong tại quỹ chính 1011
9101 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên đi giao dịch lưu động(online)________________________________________
9101017045 704 10101 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 01 đi giao dịch lưuđộng (online)____________________________________ 1012 9101027048 704 10102 Tiền mặt tại quỹ Giao dịch viên 02 đi giao dịch lưuđộng (online)____________________________________ 1012