Nguyên nhân tồn tại

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 74 - 78)

Sau quá trình nghiên cứu từ lý luận tới thực tiễn của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái nguyên, và qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý liên quan, tác giả đưa ra những đánh giá về những tồn tại. Những tồn tại này xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Các nguyên nhân chủ quan như:

+ Chế độ kế toán của các tổ chức tín dụng còn gặp nhiều hạn chế mà nguyên nhân là do hành lang pháp lý về kế toán và cơ chế tài chính, cơ chế nghiệp vụ đối

với tổ chức nghiệp vụ còn nhiều bất cập và vướng mắc (chưa có hoặc chưa được hoàn thiện).

+ Sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ của các cơ quan hữu quan cũng như Hiệp hội Ngân hàng chưa được thường xuyên và cụ thể.

+ Do đặc thù công việc của NHCSXH, số lượng khách hàng là đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của chính phủ nên việc giao dịch tại điểm giao dịch xã (tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn). Vì những đối tượng khách hàng này với số lượng lớn và trình độ hạn chế nên khối lượng giao dịch là tương đối lớn. Việc giao dịch chủ yếu tập trung tại điểm giao dịch, với kiểm soát là cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn là chủ yếu, còn các giao dịch viên là nhân viên kế toán, tín dụng, thủ quỹ nên trình độ không đồng đều là một khó khăn không thể tránh khỏi. Ảnh hưởng của khách hàng, giao dịch viên và kiểm soát tới chất lượng giao dịch, chứng từ kế toán là rất lớn, nên đây là một tồn tại cần tìm cách khắc phục.

+ Trong những năm qua, các chính sách kinh tế tài chính vĩ mô của nước ta đang dần ổn định và hội nhập với kinh tế thế giới. Theo đó, các thay đổi trong kế toán cũng thường xuyên diễn ra nhằm phù hợp với quá trình phát triển và theo yêu cầu quản lý từng thời kỳ nhất định. Vì vậy, hệ thống kế toán Việt Nam đang trong quá trình đổi mới theo hướng phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập khu vực, thế giới. Để đáp ứng những yêu cầu mới cần có những trải nghiệm, trong quá trình cải cách khó tránh khỏi những hạn chế dẫn tới việc vận dụng chế độ kế toán ngân hàng còn nhiều vướng mắc.

+ Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Ban Giám đốc, công tác tín dụng được coi là mũi nhọn của NHCSXH, nên việc quan tâm và đầu tư giành cho công tác kế toán đôi khi vẫn còn hạn chế. Nhận thức về tầm quan trọng cũng như vai trò của thông tin kế toán trong công tác quản lý còn hạn chế vì vậy công tác kế toán còn mang nặng tính hình thức, chủ yếu nhằm mục đích chấp hành chế độ, chính sách theo quy định. Các thông tin kế toán chưa thực sự trở thành cơ sở hữu ích cho các quyết định điều hành, các nhà quản trị chưa đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với hệ thống kế toán

ngân hàng nói chung và kế toán quản trị nói riêng tại các tổ chức tín dụng. Những tồn tại nêu trên vừa mang tính chủ quan vừa mang tính khách quan cần khắc phục, sửa đổi, đánh giá đúng vai trò để đáp ứng yêu cầu công việc trong điều kiện mới tại chi nhánh.

Các nguyên nhân khách quan như:

+ Khối lượng công việc nhiều, nhưng con người tại Hội sở Tỉnh cũng như tại các Phòng giao dịch lại hạn chế nên một người phải đảm nhiệm nhiều công việc, vị trí, vì vậy việc đầu tư nghiên cứu thêm, cũng như tập trung vào công việc cũng bị hạn chế. Công việc nhiều nên sai sót nhỏ không như ý muốn là khó có thể tránh khỏi.

+ Do chứng từ do khách hàng, cán bộ tín dụng lập tại các điểm giao dịch xã lập. Vì khối lượng công việc, cũng như lượng khách hàng quá nhiều nên sai sót là không thể tránh khỏi. Ngoài ra còn xuất phát từ phía Ngân hàng trong kiểm tra, kiểm soát chứng từ chưa chặt chẽ.

+ Hàng năm, việc đi học các lớp nghiệp vụ kế toán là ít, do đặc thù công việc. Mỗi năm, chỉ có cán bộ thủ quỹ và lãnh đạo được học lớp bồi dưỡng nghiệp vụ kho, quỹ, nhưng thời gian hạn chế (Hai ngày cuối tuần). Đây cũng là một khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện nghiệp vụ kế toán, thuế của đơn vị.

+ Ngoài ra, do sự điều động, luân chuyển liên tục giữa các Phòng ban, Phòng giao dịch hay các cán bộ mới tuyển dụng cũng gây ra khó khăn trong công tác tiếp cận và thực hiện công việc.

Do sự phối hợp giữa phòng Kế toán - Ngân quỹ và phòng Kế hoạch nghiệp vụ tín dụng đôi khi còn chưa được tốt. ví dụ như:

+ Do việc nghiên cứu văn bản của mỗi cá nhân lại có một số ý hiểu khác nhau, nên việc thực hiện đôi khi gặp khó khăn.

+ Do việc phối hợp trong các công việc chung như việc đi giao dịch xã, trong công tác xử lý rủi ro và trong các công tác khác. Cán bộ tín dụng mặc dù ít được học các nghiệp vụ kế toán, nhưng cũng phải thực hiện giao dịch xã nên đôi khi xảy ra sai sót.

Ket luận Chương 2

Chương 2 đã giới thiệu về NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, làm rõ thực trạng công tác kế toán tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái nguyên, từ bộ máy kế toán tới tổ chức hạch toán nghiệp vụ kế toán tại Ngân hàng. Qua đánh giá thực trạng tại Ngân hàng, Chương 2 đã chỉ ra những mặt đạt được và hạn chế trong công tác kế toán tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, những nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong công tác kế toán tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Những hạn chế này là cơ sở để đưa ra những giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tại NHCSXH Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên .

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 74 - 78)