• Đối với Ngân hàng nhà nước
Mặc dù pháp luật về kế toán, nay luật kế toán đều có quy định chung là Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán cho các cấp, các ngành, nhưng xuất phát chung từ đặc thù hoạt động ngân hàng, yêu cầu quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này vẫn do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính. Vì vậy, NHNN có điều kiện nắm chắc được các cơ chế nghiệp vụ phát sinh và còn có bộ máy kinh nghiệm chuyên môn để xây dựng chế độ kế toán, có hướng dẫn kế toán phù hợp, kịp thời đáp ứng cả yêu cầu về kế toán và quản lý nghiệp vụ ngân hàng.
Việc xây dựng và hoàn thiện chế độ kế toán các tổ chức tín dụng phải xuất phát từ các yêu cầu sau:
Tuân thủ khuôn khổ pháp lý về kế toán và hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như đẩy mạnh việc hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ trong hoạt động ngân hàng;
Phân định rõ trách nhiệm của Bộ Tài chính và NHNN trong quản lý Nhà nước về kế toán đối với ngành Ngân hàng. Tức là, cụ thể hóa quy định tại điều 60 Luật Kế toán, về cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán.
Chế độ kế toán các Tổ chức tín dụng nói chung và hệ thống tài khoản các Tổ chức tín dụng nói riêng cần có tính phổ quát cao, phù hợp với mọi loại hình Tổ chức tín dụng. Việc ban hành cần có lộ trình rõ ràng và khả thi.
• Hiệp hội Ngân hàng
Hiệp hội Ngân hàng là một tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, hợp tác, hỗ trợ các thành viên trong trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, chia sẻ thông tin để triển khai các chủ trương chính sách của Chính phủ và NHNN. Để hỗ trợ tốt hơn cho các Tổ chức tín dụng nói chung và Ngân hàng Chính sách nói riêng, tác giả đề xuất một số kiến nghị như sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với NHNN trong việc ban hành các Bộ tiêu chuẩn hoạt động của ngành ngân hàng (như tiêu chuẩn quản trị rủi ro, chuẩn mực kế toán...)
+ Hiệp hội ngân hàng cần tiếp tục đổi mới để làm tốt hơn vai trò cầu nối của mình trong việc liên kết các tổ chức hội viên cùng nhau hợp tác và phát triển; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chia sẻ thông tin với các tổ chức hội viên.
+ Hiệp hội cần tư vấn, hỗ trợ, đưa ra các giải pháp cho ngân hàng trong việc tiếp cận và phát triển các lĩnh vực trọng tâm kinh tế
+ Tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trong việc kết nối các thành viên, tạo nên sức mạnh tập thể của hệ thống Ngân hàng trong nước.