Quy trình phân tích báo cáo tàichính

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHỤ TÙNG VÀ LẮP RÁP XE MÁY CÔNG TY VMEP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 27)

Ngoài việc tổ chức bộ phận phân tích một cách khoa học, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bổ máy quản lý, doanh nghiệp cũng cần thiết lập quy trình phân tích báo cáo tài chính cụ thể. Phân tích tình hình tài chính thường gồm 3 giai đoạn: lập kế hoạch phân tích, thực hiện phân tích, kết thúc phân tích.

- Lập kế hoạch phân tích:

Đây là giai đoạn chuẩn bị đầu tiên của quy trình phân tích, là giai đoạn quan trọng, có sức ảnh hưởng tới các bước phân tích sau này. Kế hoạch phân tích phải xác định rõ nội dung phân tích, phạm vi phân tích, thời gian tiến hành, phân công phụ trách phân tích. Giai đoạn lập kế hoạch phân tích cần thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích: Với mỗi đối tượng sử dụng sẽ có những mục tiêu riêng về việc phân tích, do vậy, đây là công việc quyết định chất lượng của báo cáo phân tích, đảm bảo mức độ hài lòng của đối tượng sử dụng.

+ Bước 2: Xây dựng chương trình phân tích: Sau khi xác định rõ mục tiêu phân tích, nhà phân tích sẽ xây dựng các nội dung tương ứng với mục

tiêu đã đề ra. Việc xác định đúng nội dung cần phân tích sẽ đảm bảo chất luợng của báo cáo sau này.

- Thực hiện phân tích:

+ Buớc 1: Thu thập dữ liệu phân tích. Căn cứ những yếu tố đã xác định đuợc tại giai đoạn lập kế hoạch phân tích, nhà phân tích sẽ tiến hành thu thập dữ liệu và xác minh tính tin cậy của dữ liệu. Việc thu thập đuợc càng nhiều dữ liệu cần thiết sẽ làm kết quả phân tích càng trở nên đáng tin cậy và chi tiết, tuy nhiên nhà phân tích cần chú ý tới sự tin cậy của dữ liệu thu đuợc, nên tiếp cận các dữ liệu có nguồn hợp pháp.

+ Buớc 2: Xử lí dữ liệu phân tích. Sau khi thu thập dữ liệu và đánh giá độ tin cậy, nhà phân tích tiến hành tính toán các chỉ tiêu phân tích và đánh giá chúng dựa trên các tiêu thức đã đề ra. Dữ liệu sau khi phân tích là nguồn thông tin để tổng hợp và nhận xét về đối tuợng phân tích.

- Kết thúc phân tích:

Đây là giai đoạn cuối cùng của một quy trình phân tích báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này, nhà phân tích lập báo cáo phân tích, báo cáo kết quả phân tích cho đối tuợng sử dụng, tiến hành luu trữ hồ sơ phân tích. Kết quả của phân tích báo cáo tài chính cần đuợc cung cấp kịp thời cho đối tuợng sử dụng.

1.3.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính

1.3.3.1. Phương pháp so sánh

Phuơng pháp so sánh là phuơng pháp đuợc sử dụng thuờng xuyên nhất trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích báo cáo tài tài chính nói riêng. Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng phuơng pháp so sánh:

- Một là tiêu chuẩn so sánh: Tiêu chuẩn để so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đuợc lựa chọn để so sánh, đó có thể là tài liệu của các năm truớc, các

tháng trước, các mục tiêu khi lập kế hoạch nhằm đánh giá tình hình kỳ nghiên cứu so với kỳ trước hoặc so với dự toán, định mức.

- Hai là điều kiện so sánh: Chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được cần đảm bảo tương đồng với nhau về mặt không gian và thời gian. Tương đồng về thời gian có nghĩa là các chỉ tiêu cần thống nhất về nội dung kinh tế, phương pháp phân tích và đơn vị đo lường. Tương đồng về không gian có nghĩa là các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và các điều kiện tương tự nhau.

- Ba là kỹ thuật so sánh: Các kỹ thuật so sánh cơ bản thường được sử dụng.

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả thu được là biểu hiện khối lượng quy mô tăng giảm của đối tượng nghiên cứu.

+ So sánh bằng số tương đối: So sánh bằng số tương đối sẽ thu được kết quả là tốc độ hay tỷ lệ tăng (giảm) bao nhiêu phần trăm của chỉ tiêu phân tích. Trong thực tế, so sánh bằng số tương đối thường sử dụng khi nghiên cứu các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp thông qua hệ tỷ lệ.

+ So sánh bằng số tương đối động thái: phản ánh tốc độ biến động của chỉ

tiêu và thường dùng dưới dạng số tương đối định gốc và số tương đối liên hoàn.

+ So sánh bằng số tương đối điều chỉnh: phản ánh mức độ, xu hướng biến động của mỗi chỉ tiêu khi điều chỉnh một số nhân tố nhất định của chi tiêu phân tích về cùng một thời kỳ nhằm giảm được sự chênh lêch do các yếu tố khác của phương pháp so sánh.

1.3.3.2. Phương pháp chi tiết

Đối với phương pháp chi tiết, quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh được chia thành những bộ phận cấu thành cụ thể để thấy rõ hơn sự biến

động, phù hợp với sự quan tâm của người sử dụng thông tin, thông thường, hoạt động của doanh nghiệp thường được chia theo yếu tố cấu thành, chia theo thời gian hoặc chia theo không gian.

- Chi tiết theo yếu tố cấu thành: Việc chia nhỏ các chỉ tiêu nghiên cứu theo các yếu tố cấu thành sẽ hỗ trợ việc đánh giá chỉ tiêu đó về mọi mặt.

- Chi tiết theo thời gian: là việc chia nhỏ quá trình hình thành chỉ tiểu để đánh giá sát hơn theo tiến độ thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể.

- Chi tiết theo không gian phát sinh: là chỉ tiêu nghiên cứu được chia nhỏ theo địa điểm phát sinh và hình thành, đặt chỉ tiêu nghiên cứu vào những hoàn cảnh cụ thể để đánh giá chính xác nhất.

1.3.3.3. Phương pháp phân tích nhân tố

Phương pháp phân tích nhân tố được dùng để xác định mức độ ảnh hưởng riêng của từng nhân tố tới chỉ tiêu nghiên cứu bằng cách khi xem xét mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Phương pháp phân tích nhân tố thường bao gồm ba dạng: Phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch và phương pháp cân đối.

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay lần lượt từng nhân tố từ giá trị ở kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định mức ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Trong khi đó, các nhân tố chưa được thay thế phải giữ nguyên ở kỳ gốc. Khi đó, chênh lệch giữa trị số của lần thay thế với giá trị của chỉ tiêu khi chưa có biến đối chính là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

Để áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần đảm bảo điều kiện và trình tự sau:

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Các nhân tố này phải có quan hệ chặt chẽ với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu dưới dạng tích số hoặc thương số.

+ Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu vào một công thức toán học theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu.

+ Thay thế lần lượt giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu nghiên cứu, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần, nhân tố nào đã thay thế thì giữ nguyên giá trị đã thay thế (kỳ phân tích) cho đến lần thay thế cuối cùng. Sau mỗi lần thay thế trị số của từng nhân tố, phải xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố vừa thay thế đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng (nếu có).

Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố chính là sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

- Phương pháp số chênh lệch: Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn nên cần đảm bảo đầy đủ các yêu cầu như phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích số, các nhân tố được xắp xếp theo thứ tự nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, từ nhân tố chủ yếu đến nhân tố thứ yếu. Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào, ta lấy chênh lệch giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của nhân tố đó, nhân với nhân tố đứng đằng trước nó ở kỳ phân tích, nhân với nhân tố đứng đằng sau ở kỳ gốc.

- Phương pháp cân đối: Đây là phương pháp được sử dụng khi chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ dưới dạng tổng hoặc hiệu. Xác định mức độ ảnh hưởng nhân tố nào đó đến chỉ tiêu phân tích ta xác định chênh lệch giữa thực tế với kỳ gốc của nhân tố ấy. Điểm chú ý khi sử dụng

phương pháp này là quan hệ thuận, nghịch giữa nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích. Phương pháp cân đối có thể được khái quát thông qua ví dụ sau:

Ví dụ: Mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích M với các nhân tố ảnh hưởng a,b,c thể hiện qua công thức:

M = a + b + c

Chênh lệch M1 - M0 = ∆M là đối tượng phân tích.

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định như sau:

+ Mức độ ảnh hưởngcủa nhân tốa:∆a = a1 - a0

+ Mức độ ảnh hưởngcủa nhân tốb:∆b = b1 - b0

+ Mức độ ảnh hưởngcủa nhân tốc:∆c = - (c1 - c0)

Tổng hợp lại: ∆M =∆a + ∆b + ∆c

1.3.3.4. Phương pháp Dupont

Phương pháp phân tích tài chính Dupont là phương pháp dựa trên mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để biến đổi chỉ tiêu ban đầu thành một chuỗi các hệ số. Việc thiết lập và sắp xếp quan hệ của mỗi tỷ số tài chính với các nhân tố ảnh hưởng tới nó theo một trình tự logic và chặt chẽ sẽ là cơ sở để tìm ra các cách tác động vào từng nhân tố một cách hợp lý, mang lại hiệu quả mong muốn.

Mô hình Dupont vận dụng trong việc phân tích hệ số sinh lời của tài

Hệ số Lợi nhuận sau Lợi nhuận sau

Doanh thu thuần

sinh lời thuê thuê

= =x của tài sản Tài sản bình

Doanh thu thuần Tài sản bình quân

(ROA) quân

Hệ số sinh lời , Hiệu suất sử

Hệ số sinh lời của

của tài sản = ___ x dụng tài sản

doanh thu (ROS) _

(ROA) (Hs)

Ta thấy rằng để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng tài sản doanh nghiệp đang sử dụng, doanh nghiệp phải nghiên cứu để tăng sức sinh lời của doanh thu và tăng hiệu suất sử dụng tài sản.

Phân tích tình hình tài chính dựa vào mô hình tài chính Dupont có ý nghĩa rất lớn đối với quản trị doanh nghiệp. Mô hình Dupont thể hiện rõ sự ảnh huởng định luợng, định tính của từng nhân tố đên chỉ tiêu phân tích, từ đó hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đuợc phản ánh sâu sắc và toàn diện. Đồng thời phuơng pháp còn giúp đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh huởng đên hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ sở đề ra các biện pháp tỉ mỉ và xác thực nhằm tăng cuờng công tác cải tiên tổ chức quản lý doanh nghiệp, góp phần không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở các kỳ kinh doanh tiêp theo.

1.3.3.5 Phương pháp hồi quy

Phương pháp hồi quy là phương pháp sử dụng các hàm số để khảo sát (các phương trình hồi quy) và đưa ra kêt luận về bản chất các mối quan hệ của các dữ liệu và xu hướng phát triển của hiện tượng trong tương lai.

Phương pháp hồi quy được phân chia làm hai loại:

- Phương pháp hồi quy đơn: dùng để xét mối quan hệ giữa một biên kêt quả và một biên giải thích.

-Phương pháp hồi quy bội: dùng để phân tích mối quan hệ giữa nhiều biến số độc lập ảnh hưởng đến một biến phụ thuộc.

1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính

1.4.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn

1.4.1.1. Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn

Khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đầu tư và huy động vốn kinh doanh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, có thể phân ra hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Vốn chủ sợ hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh còn phát sinh các khoản khác như: lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, các quỹ khác, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản...

Nợ phải trả là số vốn mà doanh nghiệp vay hoặc chiếm dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải cam kết và có trách nhiệm thanh toán đối với các khoản nợ này. Căn cứ vào thời hạn thanh toán mà nợ phải trả được phân chia thành các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.

Phân tích cơ cấu và sự biến động của nguồn vốn doanh nghiệp nhằm đánh giá quy mô vốn, mức độ đầu tư và việc phân bổ vốn của doanh nghiệp thông quá đó thấy được chính sách đang sử dụng hoặc những biến động trong chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá thực trạng và tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp ta thường sử dụng 2 nhóm chỉ tiêu:

+ Các chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn vốn: sử dụng giá trị tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán. Việc so sánh giá trị của tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc thông qua các số tuyệt đối và tương đối sẽ phản ánh sự biến động về quy mô và nguồn huy động vốn của doanh nghiệp.

+ Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: các chỉ tiêu về tỷ trọng từng bộ phận cấu thành nguồn vốn, đuợc xác định bằng công thức:

Tỷ trọng của từng loại NV = • ' ' x 1 Tổng giá trị NV

[2,tr154] Phân tích cơ cấu nguồn vốn đuợc tiến hành bằng cách xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu nguồn vốn chiếm trong tổng giá trị nguồn vốn tại kỳ so sánh và kỳ gốc; so sánh tỷ trọng của từng loại, từng chỉ tiêu; căn cứ vào kết quả xác định và kết quả so sánh để đánh giá cơ cấu nguồn vốn và sự thay đổi cơ cấu qua các kỳ nghiên cứu.

Phân tích cơ cấu và biến động nguồn vốn có thể đuợc trình bày thông qua bảng 1.1 tại phụ lục 2.

Từ phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn, các nhà phân tích sẽ nắm đuợc trị số và sự biến động của các chỉ tiêu cũng nhu những đặc trung trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, các nhà quản trị sẽ căn cứ các tỷ trọng đã xác định để quyết định sử dụng và huy động các nguồn thích hợp để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Một vài hệ số rất đuợc các nhà phân tích quan tâm khi nghiên cứu về nguồn vốn của doanh nghiệp:

- Hệ số tự tài trợ (tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn), hệ số này càng cao tức là doanh nghiệp càng ít phụ thuộc vào các nguồn vốn vay, mức độ độc lập tài chính càng tốt và nguợc lại.

- Hệ số nợ (tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn): Hệ số này càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và nguợc lại.

Tuy nhiên những tính toán trên chua phải kết luận cuối cùng của quá trình phân tích, để đánh giá chính xác và hợp lý về mức độ an toàn tài chính của DN, các nhà phân tích cần liên hệ với chính sách huy động vốn và chính sách đầu tu, phân phối lợi nhuận trong từng thời kỳ của doanh nghiệp, liên kết

với nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng loại nguồn vốn. Mặt khác, cũng cần liên hệ dữ liệu thu đuợc của các chỉ tiêu với trị số trung bình ngành

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT PHỤ TÙNG VÀ LẮP RÁP XE MÁY CÔNG TY VMEP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w