Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán phản ánh chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
3.2.3.1. Hoàn thiện nội dung phân tích tình hình công nợ
Căn cứ thực trạng phân tích tình hình công nợ tại Công ty VMEP, công ty đã phân tích chi tiết về từng khoản phải thu, khoản phải trả, học viên kiến nghị sử dụng thêm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu công nợ như: hệ số các khoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả như bảng 3.4.
Bảng 3.4. Bảng hệ số phân tích tình hình công nợ của Công ty VMEP
1 2 3 4 ~ 5=4-3 6=5/3*100%
1 Tổng tài sản 2.305.703,39 2.290.093,12 (15.610,27) -0,68 2 Tài sản ngắn hạn 7 760.957,4 6 772.000,7 11.043,29 1,45 3 Tiền và các khoảntuơng đuơng tiền 1 29.405,1 8.304,11 (21.101,00) 71,76 - 4 Nợ phải trả 9 118.638,2 1 101.928,3 (16.709,97) 14,08 - 5 Nợ ngắn hạn 9 118.638,2 1 101.928,3 (16.709,97) 14,08 - 6 Hệ số thanh toán tổng quát ( 6 = 1/4) 19,43 22,47 3,03 15,61 7 Hệ số thanh toánnợ ngắn hạn (7=2/5) '_________ 6,4 1 7,57 1,16 18,08
8 Hệ số thanh toánnhanh (8 = 3/5) 0,25 0,08 -0,17 67,13 -
(Nguồn: Học viên xử lý dữ liệu từ BCTC Công ty VMEP năm 2016,2017)
Một vài nhận xét tham khảo vận dụng các hệ số phân tích tình hình công nợ của Công ty VMEP:
Hệ số các khoản phải thu của công ty đang ở mức cao, năm 2016 là 0,7 và năm 2017 là 0,71. Nguyên nhân của việc hệ số các khoản phải thu ở mức cao như vậy trong 2 năm liên tiếp là do các khoản phải thu nội bộ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của công ty. Công ty cần làm rõ nguyên nhân để phòng tránh các rủi ro có thể xảy ra.
Các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng năm 2017 so với 2016 tăng 19,78 %, tuy nhiên doanh thu thể hiện trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017 nhỏ hơn 2016, như vậy, doanh nghiệp cần xem xét lại chính sách thu hồi nợ từ khách hàng, rà soát các khoản phải thu quá hạn để
tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều.
Hệ số các khoản phải trả có giá trị thấp cho thấy Công ty luôn chú trọng tới thời hạn thanh toán nợ, không để các khoản nợ phát sinh quá nhiều gây ảnh huởng tới uy tín tài chính của Công ty. Năm 2017 hệ số các khoản phải trả vẫn đuợc duy trì ở mức thấp.
3.2.3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích khả năng thanh toán của Công ty VMEP
Xuất phát từ việc Công ty VMEP luôn có chính sách thanh toán đúng hạn, tránh để các khoản nợ kéo dài nên Công ty không phân tích khả năng thanh toán. Tuy nhiên, để hỗ trợ nội dung phân tích, thể hiện đầy đủ hơn tình hình tài chính công ty, học viên kiến nghị phân tích khả năng thanh toán thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu hệ số thanh toán nhu sau:
Bảng 3.5. Bảng phân tích khả năng thanh toán của Công ty VMEP
CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 So sánh Chênh lệch Tỷ lệ (%) 1 2 3 4=3-2 5=3/2*100% 1. Hệ số giá vốn hàng bán 0,9 2 0,9 5 0,0 3 3,00 2. Hệ số chi phí bán hàng 0,0 5 0,0 6 0,0 1 25,00 3. Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp______________ 0,0 2 3 0,0 1 0,0 29,00
Một vài phân tích mang tính chất tham khảo của học viên:
Các hệ số về khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty đều ở mức cao thể hiện rằng Công ty hoàn toàn đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ hiện có.
Tuy nhiên, hệ số khả năng thanh toán nhanh còn thấp, hệ số này tại năm 2017 la 0,08 và năm 2016 là 0,17 tương ứng giảm 67,13%. Kết hợp so sánh số dư tài khoản tiền và các khoản tương đương tiền, ta nhận thấy Công ty thường không giữ tài khoản này ở mức số dư cao, nhưng các khoản nợ ngắn hạn và nợ phải trả luôn được quản lí và thanh toán đúng hạn (không để phát sinh nợ dài hạn).
Điều này thể hiện sự chú trọng của nhà quản trị trong việc quản lý và theo dõi các khoản nợ, coi trọng việc cân đối khả năng thanh toán để đảm bảo uy tín cho Công ty.