Quy định nghiệp vụ tín dụng của Ngânhàng Chính sách xã hội đối vớ

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 36)

với hộ nghèo

1.2.3.1. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi là nguồn vốn được động viên từ các nguồn trong và ngoài nước để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phát triển SXKD dịch vụ, tạo việc làm, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội.

Nguồn tín dụng ưu đãi gồm: - Thứ nhất: Nguồn từ NSNN + Vốn điều lệ.

+ Vốn cho vay XĐGN, tạo việc làm và chính sách xã hội khác.

+ Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp được trích một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm để tăng nguồn vốn cho vay XĐGN trên địa bàn.

+ Vốn ODA được Chính phủ giao. - Thứ hai: Vốn huy động

+ Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

+ Phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác.

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm trong các hộ nghèo. - Thứ ba: Vốn đi vay

+ Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước. + Vay tiết kiệm Bưu điện, Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Vay Ngân hàng Nhà nước.

- Thứ tư: Vốn góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước.

- Thứ năm: Các nguồn vốn khác.

1.2.3.2. Lãi suất cho vay

Tín dụng phục vụ người nghèo là loại hình tín dụng đặc thù vì đối tượng cho vay là các hộ nghèo đói và các hộ gia đình chính sách khác; do đó cần có sự ưu đãi về thủ tục cho vay vốn, lãi suất cho vay và các chính sách hỗ trợ để tạo cơ hội làm ăn cho người nghèo.

Thực tế các chương trình tín dụng người nghèo thành công ở các nước trên

thế giới. Trong chính sách tín dụng với người nghèo, người ta thường quan tâm

đến thủ tục vay, các chính sách hỗ trợ, hạn chế và thường không áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi vì cho rằng lãi suất ưu đãi sẽ dẫn đến bao cấp, làm suy yếu và

giảm vai trò đòn bẩy tín dụng dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay vẫn thực hiện ưu đãi về lãi suất cho các hộ nghèo. Đối tượng nghèo ở Việt Nam có điều kiện và hoàn cảnh riêng so với người nghèo trên thế giới. Nếu ngay từ đầu thực hiện cho vay người nghèo theo lãi suất thị trường thì người nghèo khó có thể tiếp cận vốn và gặp khó khăn trong việc hoàn trả đủ vốn và lãi.

Lãi suất tín dụng ưu đãi thống nhất một mức trong phạm vi toàn quốc, do Thủ tướng Chính phủ quyết định từng thời kỳ, chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay được Bộ Tài chính cấp bù.

1.2.3.3. Đối tượng cho vay

cư trú hợp pháp, có tên trong danh sách hộ nghèo được UBND cấp xã quy định theo chuẩn nghèo do Bộ lao động - Thương binh và Xã hội công bố, được Tổ TK&VV bình xét, phải là hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức SXKD nhưng thiếu vốn và có khả năng hoàn trả vốn.

Vốn vay phải được sử dụng vào việc mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi, thanh toán các dịch vụ phục vụ SXKD, mua sắm các công cụ lao động, đầu tư làm các nghề thủ công, chi phí nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, góp phần thực hiện các dự án hợp tác sản xuất, kinh doanh được cấp thẩm quyền phê duyệt, giải quyết một phần nhu cầu tất yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch, học tập.

Trên thực tế, việc lập danh sách hộ nghèo do cộng đồng dân cư địa phương

thực hiện phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương nên mang tính tương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo của từng địa phương.

1.2.3.4. Loại cho vay, thời hạn cho vay và mức cho vay

- Loại cho vay: gồm cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn.

+ Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn vay đến 12 tháng, áp dụng cho khoản vay vào việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây lương thực hoa màu, ... có thời hạn sinh trưởng dưới 12 tháng, chi phí dịch vụ, kinh doanh nhỏ.

+ Vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng, áp dụng cho những khoản vay sử dụng vào việc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi trồng thủy hải sản, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, chăn nuôi gia súc sinh sản, lấy sữa, lấy lông, lấy sừng, .

- Thời hạn cho vay: Bên cho vay và hộ vay thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, chu kỳ SXKD, khả năng trả nợ của hộ vay và nguồn cho vay của NHCSXH.

và khả năng hoàn nợ của hộ vay. Mỗi hộ vay có thể vay nhiều lần nhưng tổng dư nợ không được vượt quá dư nợ cho vay tối đa với một hộ nghèo được quy định theo từng thời kỳ. Hiện nay, cho vay tối đa hộ nghèo là 50 triệu đồng/hộ.

1.2.3.5. Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay

Quy trình cho vay tại NHCSXH đã được thực hiện theo một trình tự đã định sẵn.

Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay tại NHCSXH

Quy trình cho vay:

- Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của Nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ TK&VV.

- Bước 2: Tổ TK&VV nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ. Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ TK&VV thì Tổ TK&VV tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới (nếu đủ điều kiện); sau đó lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn, Giấy xác nhận của Nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình UBND cấp xã xác nhận.

bộ hồ sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay. - Bước 4: NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ TK&VV gửi đến, cán bộ NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng tín dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông báo kết quả phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.

- Bước 5: UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận uỷ thác cho vay)

- Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV. - Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho người vay đến điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.

- Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân trực tiếp cho người vay.

1.2.3.6. Xử lý rủi ro

Rủi ro tín dụng phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng với Ngân hàng và các TCTD khác thường gặp, nhất là tình trạng khách hàng không thanh toán được nợ khi đến hạn, bao gồm cả gốc và lãi.

Do đối tượng hộ nghèo phần lớn thiếu kinh nghiệm trong SXKD nên cho vay đối với hộ nghèo là loại hình cho vay chứa đựng nhiều rủi ro nhất, khả năng không thu hồi được món vay cao hơn nhiều so với các đối tượng khác. Chính vì vậy, việc xử lý rủi ro được phân ra như sau:

- Thứ nhất là xử lý rủi ro do nguyên nhân khách quan gây ra như: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chính sách Nhà nước thay đổi, biến động giá cả thị trường không có lợi cho hộ vay. Nếu xảy ra trên diện rộng, việc xử lý được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nếu xảy ra đơn lẻ, cục bộ được cho gia hạn nợ, giãn nợ hoặc xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro.

nhận ủy thác hay cán bộ tín dụng thì xử lý theo mức độ vi phạm.

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 31 - 36)