1.3.1.1. Hiệu quả kinh tế a. về phía hộ nghèo
- Hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo được thể hiện ở doanh số vay, trả (gốc, lãi) đúng hạn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp, rủi ro trong sử dụng vốn thấp. Nếu doanh số vay của hộ lớn, hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ (gốc, lãi) đầy đủ, đúng hạn cho Ngân hàng, trong quá trình sử dụng vốn không gặp các rủi ro gây thất thoát vốn, sau khi trừ đi các khoản chi phí vẫn còn có lãi, thể hiện vốn sử dụng có hiệu quả.
- Biểu hiện qua việc sử dụng vốn của hộ nghèo vào SXKD như thế nào? Nếu hộ nghèo vay vốn về SXKD thuận lợi, sản xuất nhiều hàng hoá bán thu được lợi nhuận cao, sau khi trừ đi phần trả nợ cho Ngân hàng (gốc, lãi), trả tiền công lao động mà vẫn có lãi thì đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cao. Ngược lại, nếu vay vốn về SXKD thua lỗ thì hiệu quả thấp, thậm chí mất vốn. Có nhiều trường hợp vay vốn Ngân hàng về chăn nuôi, trồng trọt; tuy đã trả hết nợ cho Ngân hàng đúng kỳ hạn nhưng vẫn bị đánh giá là hiệu quả thấp vì nguồn để trả nợ cho Ngân hàng phải đi vay chỗ khác chứ không phải từ nguồn thu nhập của người vay. Trường hợp này, nếu không đi vay chỗ khác thì hộ nghèo phải bán tài sản hình thành từ vốn vay để trả nợ. Cho nên, nếu chỉ nhìn một mặt trả nợ của hộ vay cho Ngân hàng để đánh giá hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả là chưa đủ.
- Hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo cũng được đánh giá thông qua tiêu chí: tỷ suất lợi nhuận và mức sống của hộ nghèo. Nếu tỷ suất lợi nhuận được tăng lên, mức sống hộ nghèo được cải thiện tốt thì hiệu quả tín dụng tốt.
hộ nghèo đã nghèo nghèo nghèo nghè o chuyển chuyển đi địa + đến bàn trong khác kỳ 27
- Thông qua việc sử dụng vốn vào SXKD, trình độ quản lý kinh tế của người vay được nâng lên. Người nghèo có điều kiện tiếp cận được với kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến, có điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Đây cũng là một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả tín dụng mang lại cho hộ nghèo.
- Số hộ thoát nghèo bền vững, vươn lên thành hộ giàu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của tín dụng đối với hộ nghèo. Hộ đã thoát khỏi ngưỡng đói nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn mực đói nghèo hiện hành, không còn nằm trong danh sách hộ nghèo do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị, thành phố lập theo từng năm.
chính trị - xã hội. Do vậy, số hộ thoát khỏi nghèo đói hàng năm cao; trong đó có hộ vay vốn NHCSXH, có nghĩa là vốn của NHCSXH đã được hộ nghèo sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay tại một số địa phương việc đánh giá hộ thoát nghèo không chính xác, vì nhiều lý do khác nhau.
- Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng. Tỷ lệ này càng cao, một mặt thể hiện nguồn vốn tín dụng lớn để phục vụ hộ nghèo; mặt khác, đánh giá khả năng SXKD của hộ
nghèo ngày càng lớn, nguồn vốn có hiệu quả (nếu sử dụng vốn không hiệu quả, thì hộ nghèo sẽ không có nhu cầu vay).
Tổng số hộ nghèo được vay vốn Tỷ lệ hộ nghèo
, = --- X 100%
được vay vốn
Tổng số hộ nghèo trong danh sách
- Luỹ kế số hộ thoát nghèo lớn cũng là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo qua cả một thời gian.
b. về phía Ngân hàng
NHCSXH là TCTD của nhà nước, hoạt động vì mục tiêu XĐGN, phát triển kinh tế và ổn định xã hội, không vì mục đích lợi nhuận. Hiệu quả tín dụng NHCSXH được thể hiện:
- Thứ nhất, quy mô tín dụng: Quy mô tín dụng đối với hộ nghèo được thể hiện ở số tuyệt đối dư nợ tín dụng đối với hộ nghèo và tỷ trọng dư nợ tín dụng hộ nghèo trong tổng số dư nợ tín dụng của NHCSXH. Số tuyệt đối lớn và tỷ trọng dư nợ cao thể hiện hoạt động tín dụng Ngân hàng đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của hộ nghèo.
, Dư nợ tín dụng hộ nghèo
Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối
’ = --- x 100% với hộ nghèo
Tổng dư nợ tín dụng Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm sau Tăng trưởng dư nợ tín
∖ ‘ = x 100%
dụng hộ nghèo
Dư nợ tín dụng hộ nghèo năm trước - Thứ hai, chất lượng tín dụng:
+ Có 03 tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng là: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích và tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay.
+ Tỷ lệ nợ quá hạn: là chỉ tiêu cơ bản mà Ngân hàng đang dùng để đánh giá chất lượng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ % giữa nợ quá hạn và
tổng dư nợ của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định (thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Khi một khoản vay không được hoàn trả đúng hạn như đã cam kết mà không có lý do chính đáng thì nó đã vi phạm nguyên tắc tín dụng và bị chuyển sang nợ quá hạn, với lãi suất quá hạn cao hơn lãi suất bình thường (lãi suất nợ quá hạn hiện nay bằng 130% lãi suất cho vay). Trên thực tế, các khoản nợ quá hạn thường là các khoản nợ có vấn đề (nợ xấu), có khả năng mất vốn (có nghĩa là tính an toàn thấp). Trong kinh tế thị trường, nợ quá hạn đối với Ngân hàng là khó tránh khỏi, vấn đề là làm sao để giảm thiểu nợ quá hạn. Những Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp được đánh giá chất lượng tín dụng tốt, hiệu quả tín dụng cao và ngược lại.
Dư nợ quá hạn cho vay hộ nghèo Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay
^ ■ = --- x 100% hộ nghèo
Tổng dư nợ hộ nghèo
+ Tỷ lệ sử dụng vốn sai mục đích: Người vay sử dụng vốn đúng mục đích đã trở thành nguyên tắc quan trọng của Ngân hàng nói chung. Tuy vậy, trong thực tế đã không ít khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã cam kết với Ngân hàng, với động cơ thiếu lành mạnh và do đó dễ bị rủi ro; trong trường hợp này người ta gọi là rủi ro đạo đức. Những khoản vay bị sử dụng sai mục đích phần lớn đều không đem lại hiệu quả kinh tế xã hội như mong muốn của Ngân hàng. Chỉ tiêu này có thể xác định theo công thức:
Số tiền sử dụng sai mục đích Tỷ lệ sử dụng
A . " = --- x 100% vốn sai mục đích
Tổng dư nợ
Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.
+ Tỷ lệ thanh toán nợ do bán tài sản của người vay: Nguồn trả nợ cho Ngân hàng về nguyên tắc là được trích ra từ phần thu nhập của người vay. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp do sử dụng vốn kém hiệu quả bị mất vốn nên
người vay phải bán tài sản để trả nợ, trong trường hợp này đánh giá chất lượng tín dụng thấp:
Tỷ lệ thanh toán nợ Số tiền nợ thu được do khách hàng bán
do bán tài sản = ---x 100% Tổng doanh số thu nợ
- Thứ ba, khả năng sinh lời: NHCSXH là một TCTD Nhà nước, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng phải bảo toàn vốn. Muốn duy trì hoạt động bền vững thì NHCSXH phải có chênh lệch dương về thu, chi nghiệp vụ. Các khoản thu chủ yếu là thu lãi tiền vay; chi chủ yếu trả phí ủy thác, hoa hồng, trả lãi tiền vay. NHCSXH cho hộ nghèo vay vốn phải thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, hạn chế thấp nhất về rủi ro xảy ra (kể cả rủi ro bất khả kháng).
- Thứ tư, mức độ đáp ứng nhu cầu vốn hợp lý của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, vượt lên thoát đói nghèo. Nếu nguồn vốn của Ngân hàng đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn ngày càng tăng của hộ nghèo thì đánh giá hiệu quả của NHCSXH đối với tín dụng hộ nghèo cao và ngược lại.
- Thứ năm, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp nhanh chóng, giảm bớt chi phí trong hoạt động cho vay nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc tín dụng.
1.3.1.2. Hiệu quả xã hội a. Đối với hộ nghèo
- Thu nhập bình quân 1 năm sau khi vay vốn: Phản ánh mức thu nhập bình quân hàng năm của hộ gia đình sau khi vay vốn, chỉ tiêu này cho thấy mức thu nhập tăng lên hay giảm xuống khi sử dụng vôn vay. Mức tăng lên cho thấy hộ vay đã sử dụng vốn có hiệu quả, mức tăng càng cao thì hộ vay càng có khả năng thoát nghèo bền vững và đảm bảo khả năng hoàn trả vốn cho NHCSXH. Ngược lại, mức thu nhập bình quân sau khi vay vốn thấp hơn
trước khi vay vốn, chứng tỏ hộ vay đã sử dụng vốn không có hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ có khả năng mất vốn, cần phải được hỗ trợ khôi phục sản xuất kinh doanh hoặc khả năng làm ăn tránh làm mất vốn. Chỉ tiêu này khuyến cáo tính trong 3 hoặc 5 năm sau khi vay vốn.
- Chi tiêu bình quân 1 năm sau khi vay vốn: Phản ánh mức độ sẵn sàng chi tiêu của hộ gia đình trong việc phục vụ các nhu cầu để nâng cao mức sống hoặc tiếp tục đầu tư vào sản xuất kinh doanh; trường hợp mức chi tiêu sau khi vay vốn cao hơn trước khi vay vốn chứng tỏ hộ vay đã có được nguồn thu nhập nên sẵn sàng chi tiêu cho việc nâng cao mức sống của gia đình, đầu tư cho học tập của các thành viên hoặc tăng cường đầu tư cho sản xuất kinh doanh, như vậy vốn vay đã phát huy hiệu quả, hộ vay có khả năng thoát nghèo bền vững. Ngược lại, mức chi tiêu giảm đi do thu nhập thấp hơn làm cho hộ vay phải tiết kiệm hơn, mức sống thấp hơn, sản xuất kinh doanh không được đầu tư mở rộng, hộ vay khó có khả năng thoát nghèo. Chỉ tiêu này khuyến cáo tính trong 3 hoặc 5 năm liên tiếp sau khi vay vốn và kết hợp với chỉ tiêu mức thu nhập bình quân 1 năm sau khi vay vốn để có nhận định phù hợp và chính xác hơn.
- Nghề nghiệp của chủ hộ sau khi vay vốn (gắn với mục đích sử dụng vốn): So sánh với nghề nghiệp của chủ hộ trước khi vay vốn và mục đích sử dụng vốn ghi trong dự án, nếu chủ hộ phát huy được sở trường (nghề nghiệp giống như trước khi vay vốn) đúng với mục đích sử dụng vốn và đây là xu hướng chung của cả các hộ vay vốn trong vùng thì có thể phát huy được lợi thế so sánh của vùng và lợi thế cá biệt của từng hộ. Trong trường hợp phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì đây sẽ là mô hình tốt, phát huy được sức mạnh tập thể, đồng thời cũng là căn cứ để xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, căn cứ để tiếp tục phát huy lợi thế hoặc cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trông vật nuôi cho địa phương. Chỉ
tiêu này mang tính định hướng phát triển kinh tế xã hội.
- Tạo việc làm cho người lao động: Thông qua công tác cho vay hộ nghèo, đã thu hút được một bộ phận con, em của hộ nghèo có việc làm ổn định, tạo thêm nhiều của cải cho gia đình và xã hội, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội, ổn định trật tự chính trị và an toàn xã hội.
- Các vùng nghèo, xã nghèo: nhờ nguồn vốn tín dụng; đặc biệt là vốn tín dụng của Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây, nay là NHCSXH đã xoá bỏ được tình trạng vay nặng lãi và bán nông sản non, góp phần thay đổi bộ mặt đời sống nhân dân nông thôn; tạo niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hộ nghèo.
b. Đối với Ngân hàng
* Vòng quay của vốn:
- Là chỉ tiêu phản ánh tần suất dư nợ bình quân trong kỳ được thu hồi bao nhiêu lần trong một chu kỳ cho vay hoặc phản ánh khoảng thời gian để thu hồi vốn sau khi phát tiền vay.
- Dư nợ bình quân trong kỳ là số tiền chưa thu hồi bình quân tại thời điểm thống kê và được xác định bằng phương pháp bình quân gia quyền.
- Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thu hồi nợ khi đến hạn. Tần suất thu hồi vốn trong một khoảng thời gian càng lớn, các món vay càng được đánh giá có khả năng thu hồi, nói cách khác số khoảng thời gian thu hồi vốn càng nhỏ thì chất lượng tín dụng càng tốt.
* Tỷ lệ mất vốn:
- Là tỷ lệ của tổng số nợ đã được các cấp có thẩm quyền quyết định xóa
nợ so với tổng dư nợ (tính cả số nợ đã xóa) đến thời điểm báo cáo.
- Chỉ tiêu này phản ánh số nợ bị mất vốn do các cấp có thẩm quyền xóa nợ so với tổng dư nợ của NHCSXH. Chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng xấu.
* Nợ đến hạn được xử lý nghiệp vụ
- Là tỷ lệ nợ đến hạn của các món vay không trả được nợ theo cam kết và phải chuyển nợ quá hạn hoặc được gia hạn nợ so với tổng số tiền được giải ngân của các món vay đến hạn.
- Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ các món nợ khi đến hạn được ngân hàng thực
hiện các giải pháp nghiệp vụ để xử lý gồm chuyển sang nợ quá hạn và gia hạn nợ cho món vay. Chỉ tiêu này càng lớn thì chất lượng tín dụng càng xấu.
* Nếu hiệu quả tín dụng của NHCSXH được nâng lên thì không chỉ các hộ nghèo được vay vốn, mà Ngân hàng còn có điều kiện để phục vụ các hộ thuộc vùng khó khăn trong các khoản vay thương mại; phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, của địa phương. Đây chính là sự tồn tại và phát triển bền vững của NHCSXH.
* Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương: Nếu hiệu quả tín dụng cao, Ngân hàng sẽ có thêm điều kiện để phục vụ tốt hơn nhu cầu vay vốn của các đối tượng; từ đó sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển.
* Thông qua cho vay của NHCSXH đã kéo theo một đội ngũ cán bộ ở cấp xã, huyện vào cuộc cùng Ngân hàng, số tiền hoa hồng tổ nhóm, phí ủy thác đã là nguồn thu đáng kể đối với ban quản lý Tổ TK&VV và tổ chức Hội.
* Thông qua vay vốn hộ nghèo, nội dung hoạt động của các tổ chức Hội
càng thêm phong phú, số lượng hội viên tham gia sinh hoạt ngày càng đông.