Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44 - 48)

1.3.2.1. Nhân tố khách quan

- Môi trường tự nhiên: Do đặc điểm hộ nghèo là đa phần hoạt động sản xuất trong nghành nông nghiệp. Với 90% hộ nghèo ở Việt Nam sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn nên môi trường tự nhiên là nhân tố quan trọng tác động tới những rủi ro trong SXKD của hộ nghèo. Môi trường tự nhiên

thuận lợi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc SXKD, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ nghèo. Nếu môi trường tự nhiên không thuận lợi sẽ tác động xấu tới hoạt động SXKD của hộ nghèo; từ đó tác động xấu đến hiệu quả vốn vay ưu đãi và khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng.

- Môi trường kinh tế: Nếu trong môi trường kinh tế có tỷ lệ hộ nghèo cao thì mặc dù mức cho vay tăng cao nhưng chất lượng các khoản tín dụng ưu đãi sẽ bị ảnh hưởng xấu. Môi trường kinh tế lành mạnh tạo điều kiện cho Ngân hàng có thể huy động được nhiều hơn các nguồn vốn khác ngoài nguồn từ NSNN bổ sung vào nguồn tín dụng ưu đãi của mình. Mặt khác, môi trường kinh tế lành mạnh là điều thuận lợi để các hộ nghèo, với đặc trưng là hạn chế về năng lực và khả năng SXKD sẽ ít gặp những rủi ro trong sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả, mang lại lợi ích cho chính họ và đảm bảo hoàn trả vốn cho Ngân hàng.

- Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước: Do tín dụng ưu đãi với hộ nghèo là hình thức tín dụng chính sách xã hội, chính vì vậy những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng tác động mạnh tới hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo. Khi Đảng và Nhà nước có những quyết định và chủ trương đúng đắn, phù hợp giúp đỡ hộ nghèo thì vốn hoạt động của Ngân hàng sẽ được hỗ trợ tích cực, Ngân hàng có điều kiện thuận lợi để mở rộng cho vay, sẽ có nhiều người nghèo được tiếp nhận vốn tín dụng ưu đãi, họ sẽ có nhiều cơ hội thoát nghèo hơn.

- Môi trường pháp lý: Là nền tảng để cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện là điều kiện đảm bảo cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung. Đặc biệt là hoạt động cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, đối tượng khách hàng có nhận thức chung về pháp luật còn hạn chế nên việc tạo ra một môi trường pháp lý gồm hệ thống pháp luật về hoạt động của Ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, khả năng

nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân cùng với chế tài phù hợp để răn đe là điều kiện thuận lợi để hoạt động cho vay ưu đãi với các hộ nghèo được thực hiện hiệu quả.

1.3.2.2. Nhân tố chủ quan

a. Nhân tố thuộc về phía Ngân hàng

- Mô hình tổ chức của Ngân hàng: Đối tượng hộ nghèo tập chung chủ yếu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, phân bố rải rác trên một địa bàn rộng lớn, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của Ngân hàng cũng phải thích ứng với điều kiện này. Có như vậy, việc đưa vốn tín dụng ưu đãi đến với người nghèo mới đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra là hỗ trợ tích cực hộ nghèo từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Nếu Ngân hàng không có một mô hình tổ chức hợp lý, việc chuyển giao vốn từ Ngân hàng đến với người nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn, người nghèo có thể không tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, chính sách tín dụng ưu đãi sẽ không phát huy được tác dụng. Mặt khác, nếu Ngân hàng không giám sát được việc sử dụng vốn, vốn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí gây mất vốn, thất thoát NSNN.

- Chiến lược hoạt động của Ngân hàng: đây là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến cho vay ưu đãi đối với người nghèo của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng hoạt động không có định hướng cụ thể và có chiến lược phù hợp với từng thời kỳ phù hợp với đối tượng phục vụ là hộ nghèo thì chất lượng hoạt động của Ngân hàng không được nâng cao; đồng nghĩa với khả năng đáp ứng nhu cầu tín dụng không được nâng cao, không đảm bảo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN.

- Chính sách tín dụng của Ngân hàng: Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với một hộ nghèo, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại hình cho vay được thực hiện, sự đảm bảo và khả năng thanh

toán nợ của khách hàng, ... Chính sách tín dụng có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay nói chung và cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nói riêng đều phải tuân theo chính sách tín dụng đã đề ra. Chính sách tín dụng hợp lý sẽ tác động tốt tới chất lượng tín dụng. Tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua vốn NSNN, nhưng khách hàng là các hộ nghèo lại khá đa dạng, nguồn gốc nghèo khó của họ không giống nhau. Vì vậy, chính sách tín dụng hợp lý phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu về sự hỗ trợ và đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi.

- Cơ sở vật chất của Ngân hàng: Cơ sở vật chất cho hoạt động của Ngân hàng được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho Ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của Ngân hàng thiếu thốn thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ưu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực tài chính có rất nhiều lọai hình dịch vụ hỗ trợ nhau; việc thực hiện đồng thời các loại dịch vụ này sẽ cho phép Ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín với khách hàng.

- Phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng: Cho vay đối với hộ nghèo là loại hình cho vay chứa đựng rủi ro rất cao do phần đa hộ nghèo là những người thiếu kinh nghiệm SXKD, trình độ nhận thức nhìn chung bị hạn chế. Do đó, hoạt động tín dụng với đối tượng nghèo đòi hỏi cán bộ có trình độ cũng như năng lực chuyên môn cao mới có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng. Mặt khác, tâm lý người nghèo thường mặc cảm; vì vậy cần tạo sự gần gũi với khách hàng, coi Ngân hàng thật sự gần gũi và họ muốn giữ chữ tín với Ngân hàng.

b. Các nhân tố thuộc về phía khách hàng

- Trình độ nhận thức của khách hàng: Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay là nhân tố rất quan trọng trong hoạt động cho vay ưu đãi với người nghèo. Nếu người nghèo nhận thức sai về

các khoản vay ưu đãi, coi đây như hình thức trợ cấp của Chính phủ, nhận thức sai dẫn đến họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có nguy cơ cao bị sử dụng sai mục đích, thất thoát không đem lại hiệu quả cao, không thực hiện được đúng chức năng của mình.

- Năng lực SXKD của khách hàng: Là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu năng lực SXKD của người nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả SXKD, không có hiệu quả thì người nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng; họ không những không thoát khỏi tình trạng đói nghèo mà lại nghèo thêm do tích tụ thêm khoản nợ Ngân hàng. Về phía Ngân hàng: khi hộ nghèo SXKD không hiệu quả, Ngân hàng không thể thu hồi vốn, gây thiệt hại cho Ngân hàng và cho NSNN.

1.4. KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 44 - 48)