KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CH

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 53 - 88)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHINHÁNH TỈNH HƯNG YÊN NHÁNH TỈNH HƯNG YÊN

2.1.1. Lịch sử hình th à nh và phát triển

NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số 21/QĐ-HĐQT ngày 14/01/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH, là đại diện pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ, quy chế về tổ chức và hoạt động của NHCSXH.

2.1.1.1. Chức năng của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và tầng lớp dân cư bao gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo.

- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong nước và nước ngoài.

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

- NHCSXH có hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống liên Ngân hàng trong nước.

- NHCSXH được thực hiện các dịch vụ Ngân hàng về thanh toán ngân quỹ.

2.1.1.2. Nhiệm vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước.

- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt, không bằng tiền mặt.

- Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho SXKD, tạo việc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội.

- Nhận làm dịch vụ uỷ thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá nhân trong nước, ngoài nước theo hợp đồng uỷ thác.

- Phối hợp với chính quyền các cấp, các tổ chức Hội nhận ủy thác, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong việc triển khai thành lập, đào tạo bồi dưỡng, giám sát các hoạt động của Tổ TK&VV; phối hợp với các ngành chức năng lồng gộp các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư với chương trình vay vốn trên địa bàn.

- Tổ chức và thực hiện báo cáo thống kê, kế toán và báo cáo nghiệp vụ, quản lý nghiệp vụ theo quy định của NHCSXH.

- Báo cáo theo yêu cầu của UBND cấp tỉnh, NHCSXH cấp trên và các tổ chức có vốn ủy thác.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do HĐQT cho phép.

2.1.1.3. Quyền hạn của Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

- Đại diện NHCSXH theo ủy quyền trong quan hệ với các cơ quan quản

lý, cơ quan pháp luật trên địa bàn về các việc có liên quan đến hoạt động của NHCSXH.

khách hàng, các tổ chức nhận ủy thác cho vay về những vấn đề có liên quan đến hoạt động của NHCSXH.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động của đơn vị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do NHCSXH cấp trên và HĐQT giao.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức mạng lưới của Ngân h àng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Bộ máy tổ chức hoạt động của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên gồm:

- Bộ máy Quản trị của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên gồm: Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, 09 Ban đại diện HĐQT cấp huyện. Ban đại diện HĐQT hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp làm Trưởng ban. Thành viên là đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc các bộ ngành được quy định trong HĐQT ở cấp Trung ương. Riêng Ban đại diện HĐQT cấp huyện có thêm thành phần là Chủ tịch UBND cấp xã.

- Bộ máy điều hành tác nghiệp của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên gồm: Hội sở tỉnh và 09 Phòng giao dịch trực thuộc với tổng số 114 cán bộ (tính đến 31/12/2016).

Qua 15 năm hình thành và phát triển, NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên từ chỗ chỉ có 01 trụ sở giao dịch chính tại tỉnh Hưng Yên nay đã thành lập thêm 09 Phòng giao dịch tại 09 huyện và các điểm giao dịch phủ kín các xã. Đồng

thời, từ 16 cán bộ nhân sự ban đầu tới năm 2016 toàn NHCSXH - Chi nhánh tỉnh

Hưng Yên đã có 114 lao động, trong đó có 28 lao động tại trụ sở Chi Nhánh và 86

lao động tại 09 Phòng giao dịch. Cơ cấu tổ chức NHCSXH Chi nhánh tỉnh Hưng

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên

a. Tại Hội sở tỉnh

- Ban lãnh đạo Chi nhánh gồm: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc

- Các phòng chuyên môn nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Hành chính - Tổ chức, phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ và Phòng Tin học, mỗi phòng có từ 03 đến 07 cán bộ nghiệp vụ.

b. Tại Phòng giao dịch cấp huyện

NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên có 09 Phòng giao dịch trực thuộc bố trí tại 09 huyện trong toàn tỉnh là: Khoái Châu, Văn Giang, Tiên Lữ, Phù Cừ, Kim Động, Ân Thi, Yên Mỹ, Mỹ Hào và Văn Lâm. Các Phòng giao dịch có cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động giống nhau. Mỗi Phòng giao dịch được bố trí từ 09 đến 11 cán bộ; trong đó: ngoài Giám đốc làm công tác điều hành chung kiêm cán bộ kiểm soát còn có 01 Phó giám đốc phụ trách tín dụng, 01 Trưởng Kế toán, 01 tổ trưởng tổ Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng, 01

cán bộ thủ quỹ kiêm thủ kho, do yêu cầu công việc riêng của từng phòng sẽ có từ 02 đến 03 cán bộ kế toán và từ 03 đến 05 cán bộ tín dụng.

2.1.3. Chương trình tín dụng chính sách đối với hộ nghèo tại NHCSXH

Hiện nay, theo quy định hộ nghèo còn có thể được vay các chương trình tín dụng chính sách sau: cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, cho vay giải quyết việc làm, cho vay thương nhân vùng khó khăn, cho vay mua nhà trả chậm Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở giai đoạn 1, cho vay hộ nghèo làm nhà ở giai đoạn 2, cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đồng bào khó khăn, cho vay đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn giai đoạn 2, cho vay trồng rừng, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay một số dự án bằng vốn nước ngoài, cho vay làm nhà ở tránh lũ, cho vay hỗ trợ đất sản xuất chuyển đổi ngành nghề, cho vay hỗ trợ trồng rừng phát triển chăn nuôi, cho vay hộ gia đình có người HIV, sau cai nghiện, cho vay khác.

2.1.4. Các chương trình tín dụng được triển khai tại địa bàn tỉnh Hưng Yên

Tại NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đang thực hiện cho vay 09 chương trình tín dụng của NHCSXH, bao gồm: cho vay hộ nghèo, cho vay hộ cận nghèo, cho vay hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), cho vay học sinh sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay hộ nghèo về nhà ở và cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó 08 chương trình là ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội, chương trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ do NHCSXH trực tiếp cho vay. Cụ thể:

2.1.4.1. Chương trình cho vay hộ nghèo

NHCSXH thực hiện cho vay hộ nghèo nhằm góp phần vào mục tiêu quốc gia về XĐGN và ổn định xã hội. Đối tượng vay là những hộ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Chính phủ trong từng thời kỳ. Hộ vay được Tổ TK&VV bình xét và UBND cấp xã xác nhận vào danh sách đề nghị vay vốn. Mức vay tối đa không quá 50 triệu đồng/hộ. Lãi suất cho vay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ, hiện nay đang áp dụng là 0,55%/tháng. Mục đích sử dụng vốn vay là phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và một phần nhu cầu thiết yếu của trong sinh hoạt về sửa chữa nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và chi phí học tập cho con em hộ nghèo ở các cấp học phổ thông.

2.1.4.2. Chương trình cho vay hộ cận nghèo

Chương trình cho vay hộ cận nghèo theo Quyết định số 15/2013/QĐ- TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được vay vốn là: hộ cận nghèo có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương, có tên trong danh sách hộ cận nghèo của UBND cấp xã xác nhận theo chuẩn hộ cận nghèo được Thủ tướng Chính phủ quy định từng thời kỳ, là thành viên của Tổ TK&VV. Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh. Mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng với lãi suất cho vay là 0,66%/tháng.

2.1.4.3. Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo

Chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng áp dụng là hộ mới thoát nghèo theo quy định tại Quyết định này là hộ gia đình đã từng là hộ nghèo, hộ cận nghèo qua điều tra, rà soát hằng năm có thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn cận nghèo theo quy định của pháp luật hiện hành, được UBND cấp xã xác nhận và thời gian kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo tối đa là 3 năm. Mức vay tối đa là 50

triệu đồng/hộ với lãi suất cho vay là 0,6875%/tháng.

2.1.4.4. Chương trình cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Thực hiện theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về “Tín dụng đối với học sinh sinh viên”. Theo Quyết định này, đối tượng được vay là HSSV có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Điều kiện vay vốn là HSSV có hộ khẩu cư trú hợp pháp tại địa phương. Đối với HSSV năm thứ nhất phải có giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của nhà trường. Đối với HSSV năm thứ hai trở đi phải có xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường và không bị xử phạt hành chính trở lên về các hành vi: cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, buôn lậu. Mục đích sử dụng vốn vay dùng để trang trải chi phí học tập cho HSSV. Phương thức cho vay thông qua hộ gia đình, áp dụng phương thức cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội, đoàn thể. Mức cho vay, lãi suất cho vay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ (hiện nay là 1.500.000 đồng/tháng; lãi suất 0,55%/tháng).

2.1.4.5. Chương trình cho vay giải quyết việc làm

Đây là chương trình cho vay nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Đối tượng được vay bao gồm: cơ sở SXKD (gồm: hộ kinh doanh cá thể; tổ hợp sản xuất, hợp tác xã hoạt động theo Luật hợp tác xã; cơ sở SXKD của người tàn tật; doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động theo Luật doanh nghiệp; chủ trang trại; Trung tâm Giáo dục Lao động - Xã hội) và người lao động. Mục đích sử dụng vốn vay để đầu tư SXKD, dịch vụ. Mức cho vay tối đa là 50 triệu đồng/lao động, đối với cơ sở SXKD là 1 tỷ đồng/dự án nhưng không quá 50 triệu đồng. Lãi suất cho vay là 0,55%/tháng.

2.1.4.6. Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Chương trình cho vay NS&VSMTNT theo Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ: Đối tượng được vay vốn là các hộ gia đình sinh sống ở khu vực nông thôn (kể cả hộ nghèo và hộ không nghèo). Điều kiện được vay vốn là phải cư trú hợp pháp tại khu vực nông thôn, chưa có công trình NS&VSMTNT hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn quốc gia về nước sạch và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường được UBND xã xác nhận. Mục đích sử dụng vốn vay dùng mua nguyên vật liệu, trả công xây dựng và các chi phí cần thiết khác cho xây mới, cải tạo, nâng cấp công trình NS&VSMTNT. Mức cho vay tối đa: 6 triệu đồng/công trình và mỗi hộ được vay tối đa 12 triệu đồng để làm 2 công trình (công trình nước sạch và công trình vệ sinh). Lãi suất cho vay theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ (hiện nay là 0,75%/tháng).

2.1.4.7. Chương trình cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

Đối tượng được vay vốn: Vợ (chồng), con của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động 21% trở lên (gọi chung là thương binh); vợ (chồng), con thương binh; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động; con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân huy chương kháng chiến, con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945; người lao động thuộc hộ nghèo, người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp. Điều kiện vay vốn là có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương, được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Mục đích sử dụng vốn vay: chi trả các chi phí, lệ phí hợp pháp cần thiết để đi lao động có thời hạn ở nước ngoài theo Hợp đồng lao động đã ký. Mức cho vay tối đa:

Căn cứ theo mức trần chi phí do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định tại văn bản số 3990/LĐTBXH-QLLĐNN và không vượt quá 30 triệu đồng/01 lao động đi xuất khẩu theo quy định hiện hành. Lãi suất cho vay: Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ từng thời kỳ (hiện nay là 0,55%/tháng).

2.1.4.8. Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở

Chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ (Đã hết hiệu lực thực hiện, tiếp tục theo dõi, quản lý số dư nợ của chương trình): Hiện nay cho vay theo quyết định số 33/2015/QĐ- TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng vay vốn: là hộ nghèo theo chuẩn nghèo quy định; hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở. Điều kiện vay vốn: cư trú tại khu vực không phải là đô thị trên phạm vi cả nước hoặc đang cư trú tại thôn, làng, buôn, bản, ấp, sóc, phum trực thuộc phường, thị trấn hoặc xã trực thuộc thị xã, thành phố thuộc tỉnh nhưng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, lâm, ngư nghiệp; đang cư trú hợp pháp tại địa phương; là thành viên Tổ TK&VV. Mục đích sử dụng vốn vay: làm mới, sửa chữa nhà ở. Mức cho vay: tối đa không quá 25 triệu đồng/hộ. Lãi suất cho vay theo quy định của Thủ

Một phần của tài liệu 0425 giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại NH chính sách xã hội chi nhánh tỉnh hưng yên luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 53 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w