3.2.7.1. Đối với các tổ chức nhận ủy thác các cấp
Tăng cường công tác kiểm tra của của Ngân hàng đối với hoạt động cho vay ủy thác của các tổ chức Hội, của Hội cấp trên đối với cấp dưới; kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV. Tổ chức Hội cấp tỉnh tổ chức kiểm tra hộ vay sử dụng vốn định kỳ 1 lần/năm. Tổ chức Hội cấp huyện, thành phố kiểm tra 100% Hội cấp xã, phường, thị trấn và ít nhất 30 - 35% Tổ TK&VV hàng năm. Các tổ chức Hội cần phối hợp với NHCSXH, các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp thu hồi nợ quá hạn, nợ lãi tồn đọng, nợ do chiếm dụng. Thực hiện đối chiếu dư nợ theo quy định để kịp thời ngăn chặn, không để phát sinh nợ mới. Các nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào công tác phối hợp của tổ chức Hội cấp huyện và cơ sở, Tổ TK&VV trong việc quản lý, giám sát nguồn vốn ủy thác NHCSXH gồm:
- Kiểm tra việc phổ biến các chủ trương, chính sách tín dụng đến các hộ nghèo tại địa phương.
dư tiền vay, tiền gửi tiết kiệm của hộ vay, công tác đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, nợ đến hạn, việc lưu trữ và ghi chép hồ sơ quản lý vốn vay của tổ.
- Kiểm tra tình hình trả nợ, trả lãi, gửi tiền tiết kiệm của các thành viên trong tổ.
Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ủy thác cho vay thì việc phối hợp với chính quyền các cấp trong việc kiểm tra giám sát là rất quan trọng và cần thiết. Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác phối hợp với các cấp chính quyền địa phương trong kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay ủy thác trên địa bàn tỉnh; thường xuyên giữ mối liên hệ với UBND các cấp, đặc biệt là UBND cấp xã, đưa việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước vào các chương trình nghị sự liên quan ở địa phương, ra Nghị quyết và gắn với thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
Đồng thời, thông qua kênh đường dây nóng, các hòm thư góp ý được đặt tại các điểm giao dịch của NHCSXH trên địa bàn các xã, phường, thị trấn để lắng nghe ý kiến đóng góp, nguyện vọng của các đối tượng chính sách. Đảm bảo phát huy quyền dân chủ, tính công khai minh bạch trong thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Phối hợp chặt chẽ với UBND các cấp, Ban chỉ đạo thu hồi nợ tồn đọng các cấp tích cực chỉ đạo xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bị xâm tiêu chiếm dụng. Đối với địa bàn có tỷ lệ nợ quá hạn cao cần thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay, đối tượng vay. Tổ chức điều tra và quản lý chặt chẽ danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Chủ động, điều chỉnh bổ sung kịp thời danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng chính sách khác để có căn cứ xét duyệt đối tượng vay vốn Ngân hàng, liên đới trách nhiệm trong việc cho vay các đối tượng chính sách
trên địa bàn, bảo đảm vốn vay đến đúng đối tượng, phát huy hiệu quả và trả được nợ Ngân hàng. Nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các Tổ TK&VV, kiên quyết xử lý các Tổ TK&VV hoạt động quản lý kém hiệu quả, sử dụng vốn không đúng mục đích.
3.2.7.2. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp tại tỉnh Hưng Yên a. Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh
- Ngay từ đầu năm, NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên đề ra kế hoạch kiểm tra; trong đó, chia theo quý. Đồng thời, có văn bản chỉ đạo Ngân hàng cấp huyện lập kế hoạch kiểm tra.
- Hàng tháng, phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ tham mưu cho Giám đốc NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên thành lập các đoàn kiểm tra. Về nội dung: kiểm tra chỉ đạo điều hành của ban lãnh đạo NHCSXH cấp huyện, thực hiện kế hoạch tín dụng, kế toán; kiểm tra đối chiếu tại tổ và hộ vay vốn. Hàng tháng, quý căn cứ vào báo cáo tài chính của Ngân hàng cấp huyện gửi lên Ngân hàng tỉnh (bảng cân đối, báo cáo thu nhập chi phí, báo cáo kiểm tra, ...) Ngân hàng tỉnh kiểm tra giám sát từ xa về hoạt động của Ngân hàng huyện.
- Định kỳ quý hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH tỉnh mời các thành viên Ban đại diện HĐQT tỉnh đi kiểm tra theo kế hoạch đã phân công từ đầu năm.
b. Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện:
- Thực hiện kiểm tra đối chiếu danh sách đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) với danh sách thành viên Tổ TK&VV (mẫu số 10/TD). Kiểm tra tính pháp lý của bộ hồ sơ xin vay theo quy định.
- Định kỳ hoặc đột xuất, lãnh đạo NHCSXH cấp huyện mời các thành viên trong Ban đại diện HĐQT NHCSXH cấp huyện thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát hoạt động của Tổ TK&VV, của người vay và tổ chức hội cấp xã trong việc chấp hành chính sách tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay.
- Chủ động tổ chức giao ban định kỳ tại các điểm giao dịch tại xã, để trao đổi về kết quả uỷ thác, tồn tại, vướng mắc; bàn giải pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có).
3.2.7.3. Đối với người dân kiểm tra hoạt động Ngân hàng