nhập kinh tế
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và thị trường tài chính
quốc tế nói riêng, cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của NHTM có một số
đặc trưng khác biệt cơ bản so với cạnh tranh truyền thống. Cụ thể là:
- Chủ thể cạnh tranh đa dạng hơn: Trong điều kiện hội nhập, ngày càng có nhiều chủ thể tham gia canh tranh trong lĩnh vực ngân hàng bao gồm các định chế tài chính trong nước và các định chế tài chính khác trên thế giới. Hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng đồng nghĩa với việc từng bước thực hiện tự do hóa và mở rộng thị trường ngân hàng theo các cam kết quốc tế. Theo đó thị trường trong nước không còn mức bảo hộ cao như trước, các rào cản kỹ thuật trong việc gia nhập thị trường dần bị xóa bỏ, định chế tài chính nước ngoài có thể dễ dàng tham gia vào thị trường nội địa hơn. Điều này dẫn đến việc ngân hàng sẽ phải cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu và cạnh tranh ngay tại sân nhà.
- Thị trường cạnh tranh mang tính toàn cầu:Việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngoài việc cho phép các NHTM trong và ngoài nước được hoạt động kinh doanh, cạnh tranh và lớn mạnh trong một sân chơi công bằng và bình đẳng hơn còn tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong nước thâm nhập thị trường quốc tế và mở rộng hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng
có cơ hội mở rộng thị trường ra nước ngoài, tăng thêm cơ hội thu hút khách hàng và gia tăng lợi nhuận thông qua việc cung cấp dịch vụ trong khuôn khổ cam kết, đặc biệt là hiện diện thương mại và cung cấp qua biên giới. Cùng với đó các ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế qua đó điểu chỉnh hành vi cạnh tranh của các ngân hàng.
- Sức ép đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm ngày càng lớn: Việc mở
cửa hội nhập, một mặt giúp các NHTM có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng
các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng để cạnh tranh
tốt hơn. Mặt khác, hội nhập kinh tế kéo theo một lượng lớn các ngân hàng nước
ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, đa dạng về sản phẩm dịch vụ và trình độ quản lý tốt tham gia vào thị trường tài chính nội địa. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập mang đến cho ngân hàng cơ hội tiếp cận với lượng khách hàng lớn với rất nhiều nhu cầu khác nhau đòi hỏi NHTM luôn đổi mới, nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Cạnh tranh trong điều kiện tự do hóa tài chính ngày càng cao: Hội nhập
sâu rộng sẽ tiến tới tự do hóa tài chính làm cho các NHTM được tham gia vào một sân chơi kinh doanh bình đẳng và mang tính chuyên nghiệp cao khi khuôn khổ pháp lý và các chuẩn mực an toàn, lành mạnh, minh bạch thông tin của hệ thống các TCTD được cải thiện, tiến gần hơn các thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế. Theo đó, mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng sẽ ngày càng cao và lệ thuộc hơn vào thị trường tài chính quốc tế thay vì bị chi phối,
kiểm soát từ nhà nước. Mỗi biến động bất thường của nền kinh tế quốc tế cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM.
Như vậy, có thể thấy trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trở nên khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra ở nước ngoài mà còn diễn ra ngay tại thị trường trong nước, nơi mà NHTM Việt Nam vẫn có
nhiều ưu thế nếu biết tận dụng những ưu thế đó. Để có thể nắm vững ưu thế, tận
dụng cơ hội và tăng khả năng cạnh tranh, các NHTM Việt Nam cần phải biết vị
trí của mình, phải đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình, từ đó có những biện pháp cải thiện năng lực nội tại để nâng cao khả năng cạnh tranh.